Hôm nay,  

Giới Giáo Sư Đại Học Hoa Kỳ Kêu Gọi Các Trường Đại Học Đánh Giá Lại Các Học Viện Khổng Tử

13/01/201500:00:00(Xem: 4131)

Trần Văn Minh
(Nguồn: New York Times 17/6/2014; Tác giả: Amy Qin)

(LGT: Viện Khổng Tử đầu tiên tại Việt Nam được khai trương ngày 27/12/2014 ở Đại học Hà Nội nhân chuyến công du của ông Du Chính Thanh, ủy viên Bộ chính trị ĐCS Trung Cộng. Tuy viện Khổng Tử đến VN khá chậm so với những nơi khác trên thế giới (với khoảng 400 viện), nhưng đây là điều nguy hiểm vì, cũng giống như các bước xâm lược mềm trước kia về vấn đề kinh tế, nó mở đầu cho tiến trình xâm lăng văn hóa và chủ thuyết. Như các giáo sư đại học Mỹ chỉ ra, viện Khổng Tử không phải là một cơ chế học thuật mà mục đích chính của nó là tuyên truyền, nhất là có cơ hội tuyên truyền cho các sinh viên đại học. Chính vì thế mà viện Khổng Tử là tối nguy hiểm. Nó là "con ngựa gỗ thành Troy". Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

http://chongtaudvietcong.com/2015/01/13/gioi-giao-su-dai-hoc-hoa-ky-keu-goi-cac-truong-dai-hoc-danh-gia-lai-cac-hoc-vien-khong-tu/#more-540)

* * *

​Wu Qidi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc, phát biểu tại lễ khai mạc của Học viện Khổng Tử tại phân khoa Edwards của Đại học Kansas năm 2006 với Kathleen Sebelius, thống đốc tiểu bang Kansas thời đó, đứng ở phía sau. Ảnh do John Sleezer / Associated Press, qua nhật báo The Kansas City Star.

Hiệp hội giáo sư Đại học Mỹ đang kêu gọi các trường đại học giữ vững nguyên tắc tự do học thuật bằng cách chấm dứt hay tái đàm phán các thỏa thuận đã đưa gần 100 chương trình văn hóa và ngôn ngữ do chính phủ Trung Quốc tài trợ, được gọi là Học viện Khổng Tử, đến các khuôn viên trường đại học trên khắp Hoa Kỳ và Canada.

Trong một tuyên bố chuẩn bị trong tháng này (tháng 6, 2014) do Ủy ban A của Hiệp hội Giáo sư về tự do học thuật và quyền giảng dạy, Hiệp hội Giáo sư Đại học (A.A.U.P.) lập luận rằng các trường đại học tại Hoa Kỳ đã hy sinh sự độc lập và tự chủ của các phân khoa và nhân viên của mình bằng cách cho phép chính phủ Trung Quốc thiết lập các điều lệ cho việc tuyển dụng và giám sát đội ngũ giảng viên, sự hoạch định chương trình giảng dạy và ranh giới tranh luận trong các Học viện Khổng Tử.

Tuyên bố nói: “Học viện Khổng Tử có chức năng như một cánh tay của nhà nước Trung Quốc và được phép bất chấp tự do học thuật".

"Hầu hết các thỏa thuận thành lập Học viện Khổng Tử bao gồm các điều khoản bí mật và các nhượng bộ không thể chấp nhận được trước các mục đích và phương cách hành xử chính trị của chính phủ Trung Quốc," tuyên bố nói thêm.

Được công nhận rộng rãi như là một trong những nỗ lực ngoại giao văn hóa tham vọng bậc nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, chương trình viện Khổng Tử đã được các trường đại học trên toàn thế giới đón nhận như là một phương cách tiết kiệm để dạy tiếng Hoa và văn hóa cho học sinh. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ kể từ khi các học viện đầu tiên được thành lập tại Seoul, Nam Hàn, tháng 11 năm 2004, chương trình, được chính phủ Trung Quốc trợ cấp mạnh mẽ, đã phát triển tới mức bao gồm hơn 400 viện Khổng Tử tại hơn 100 quốc gia và khu vực, Xu Lin, người đứng đầu Trung tâm Khổng Tử tại Bắc Kinh dẫn lời nói, theo cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã.

Nhưng với tuyên bố của mình về các viện Khổng Tử, Hiệp hội A.A.U.P. thực sự tham gia vào một phong trào lớn hơn của các trường đại học và các viện nghiên cứu mà trong những năm gần đây bắt đầu đẩy lùi chương trình (viện Khổng Tử). Tháng mười hai vừa qua (2013), Hiệp hội các Giảng viên Đại học Canada đưa ra một tuyên bố tương tự kêu gọi các trường đại học cắt đứt liên hệ với các viện Khổng Tử, dẫn chứng hai trường hợp trong đó các trường đại học tại Canada, đã hoặc bác bỏ hoặc chấm dứt thỏa thuận đón nhận các viện Khổng Tử do lo ngại về mối đe dọa của chương trình này đối với tự do học thuật.

Một trong những trường hợp đó, Đại học McMaster ở Ontario đã quyết định đóng cửa viện Khổng Tử vào năm 2012 sau khi một trợ lý giảng viên tại viện Khổng Tử của trường đại học đã đệ đơn kiện trường đại học lên Tòa án Nhân quyền ở Ontario, cáo buộc viện phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng nhân viên. Trợ lý giảng viên, Sonia Zhao, cáo buộc rằng bằng cách yêu cầu cô che giấu lòng tin của cô đối với Pháp Luân Công, một phong trào tinh thần bị cấm ở Trung Quốc, trường đại học đã "cho phép việc hợp thức hóa vấn đề phân biệt đối xử."

Trong một thông báo mới nhất trên trang nhà của họ vào mùa hè vừa qua, trường đại học cho biết quá trình tuyển dụng của Viện "loại trừ một số thành phần các ứng viên, là điều không phù hợp với các giá trị của đại học về sự bình đẳng và không loại trừ, cũng như với chính sách chống phân biệt đối xử của đại học McMaster."

Tuyên bố của A.A.U.P. trích dẫn một bài tiểu luận về viện Khổng Tử do Marshall Sahlins, giáo sư danh dự về nhân chủng học tại Đại học Chicago viết, đã được công bố trên The Nation tháng Mười năm ngoái (2013). Ông Sahlins đã viết rằng các viện Khổng Tử "dường như đã gặp sự kháng cự nghiêm trọng ở Canada và các nơi khác hơn ở Hoa Kỳ."

Bắc Kinh dường như dễ dãi hơn trong các cuộc đàm phán với các trường đại học Mỹ, ông Sahlins viết, nhất là khi họ muốn tranh thủ một trường đại học danh tiếng như Đại học Stanford hoặc Đại học Chicago.

Mặc dù có những nhượng bộ lớn hơn, các trường đại học Mỹ vẫn thấy rằng các thỏa thuận với Bắc Kinh thường chứa các yêu cầu mâu thuẫn với khái niệm tự do học thuật. "Có cả một danh sách các đề tài bị cấm," June Teufel Dreyer, một giáo sư của chính phủ và ngoại giao Trung Quốc tại Đại học Miami, nói với The New York Times vào năm 2012. "Bạn được nhắc không được thảo luận về Đức Đạt Lai Lạt Ma - hay mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến trường. Tây Tạng, Đài Loan, sự củng cố quân sự của Trung Quốc, tranh chấp giữa các phe phái bên trong giới lãnh đạo Trung Quốc - đây là tất cả các đề tài ngoài giới hạn".

Tình cảm thể hiện trong các tuyên bố của các hiệp hội của Mỹ và Canada phản ánh kết luận của ông Sahlins:

"Các đại học ưu tú chấp chứa viện Khổng Tử cần phải đi đầu trong việc đảo ngược quá trình, nhấn mạnh rằng các vấn đề liên quan lớn hơn so với lợi ích riêng của họ", ông Sahlins viết. "Bằng việc chứa chấp viện Khổng Tử, họ bắt đầu tham gia vào các nỗ lực chính trị và tuyên truyền của một chính phủ nước ngoài trong một cách trái ngược với các giá trị của tự do tìm hiểu và phúc lợi con người mà họ đã từng cam kết."

Mặc dù tuyên bố của cả hai hiệp hội so sánh giữa các viện Khổng Tử và các chương trình văn hóa do chính phủ hậu thuẫn khác như Hội Đồng Anh (British Council) và Liên Hiệp Pháp (LAlliance Française), một sự khác biệt quan trọng, các hiệp hội lưu ý, đó là các viện Khổng Tử, không giống như những tổ chức khác, thực chất nằm bên trong các trường đại học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.