Hôm nay,  

Bắc Kinh Khởi Động Chống Giáng Sinh

30/12/201400:00:00(Xem: 6646)

DienDanCTM

Trong thời đại ngày nay, mùa Giáng Sinh không còn là dịp lễ riêng cho người Thiên Chúa giáo nữa mà hầu như đã trở thành mùa vui mừng cuối năm cho cả nhân loại. Mỗi năm, ngày Chúa giáng sinh đánh động lại trong lòng mọi người thuộc mọi tôn giáo lòng nhân bản và hy vọng dù nhiều nơi trên thế giới vẫn còn bệnh dịch, chiến tranh, khủng bố. Đặc biệt vào thời Thế Chiến 1, vào ngày Giáng Sinh, quân đội 2 bên chiến hào tại Âu Châu bước ra bắt tay nhau và cùng "chơi bóng đá". Từ đó đến nay, rất nhiều cuộc xung đột đình chiến vài ngày để tìm lại những giờ phút an lành cho tâm hồn người lính ở ngoài tiền tuyến và dân chúng hậu phương tạm quên đi bom đạn trong ngày Giáng Sinh.

Chính vì thế mà một tin tức rất nhỏ lại tạo nhiều chú ý trong mấy ngày qua. Đó là một nhóm sinh viên chừng vài chục ngưòi ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc biểu tình hô hào tẩy chay lễ Giáng Sinh. Theo họ thì người Trung quốc không cần phải ăn mừng một ngày lễ của "ngoại bang". Ngày 24/12/2014, nhóm sinh viên này ăn bận quần áo cổ truyền của người Hán, đi tuần hành khắp các đường phố và đứng trước cửa hàng bán quà Noel để lớn tiếng phản đối. Nếu sự kiện chỉ dừng ở đó thì đã có nhiều người trên khắp thế giới, dù không đồng ý với nội dung biểu tình, vẫn có thể vui mừng về sự tiến bộ của quyền tự do ngôn luận qua sự việc này.

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ thì hóa ra nhóm sinh viên này chỉ làm theo chỉ thị của lãnh đạo đảng tại Hồ Nam. Thật vậy, trong không khí căng thẳng toàn quốc vì tỉnh nào cũng đang có chiến dịch "đập hổ diệt ruồi" theo lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình, dù chỉ 3 người tụ lại ngoài đường không xin phép là đã đủ lý cớ để công an bắt giữ. Do đó, không thể có loại "sinh viên tự phát" nào dám không chỉ tụ tập tới mấy chục người mà còn hò hét phản đối rồi kêu gọi dân chúng tẩy chay Giáng Sinh. Và không chỉ công an tỉnh Hồ Nam "làm ngơ" cho nhóm biểu tình mà cả làng báo đài công cụ trên toàn quốc đồng loạt loan tin "biểu tình" này mà không thêm những câu phê phán như thường làm với các bản tin về các cuộc biểu tình của Pháp Luân Công, Tây Tạng, hay Ngô Duy Nhĩ.

Một số nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục còn cho giới ký giả ngoại quốc biết cụ thể rằng nhóm sinh viên đòi bãi bỏ ngày lễ Giáng Sinh nêu trên thuộc ban lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng sản tỉnh Hồ Nam. Đây là thí điểm biểu tình đầu tiên trước khi các kêu gọi này được cho lan ra cả nước trước mùa Giáng Sinh 2015. Đây cũng là một trong nhiều loại nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm kích động tinh thần ái quốc, tinh thần dân tộc để dân chúng Trung Quốc tập trung sự ủng hộ vào ông và định hướng có tên Giấc Mộng Trung Quốc do ông đề xướng.


Để phụ hoạ với Hồ Nam, tờ Hoa Thương, báo phát hành ở tỉnh Xiểm Tây, loan tin trường Đại học Tây Bắc ở thị xã Tây An đã ra lịnh cấm sinh viên không được tổ chức tiệc mừng lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 năm nay. Thay vào đó, nhà trường tổ chức buổi chiếu phim liên quan đến truyền thống văn hóa Trung quốc và bắt tất cả sinh viên của trường phải đến xem như một nghĩa vụ. Sinh viên nào không đến sẽ bị phạt nặng.Trong khuôn viên trường đại học này còn cho giăng các biểu ngữ đấu tranh chống lại sự bành trướng của văn hóa Âu Mỹ.

Một sự kiện khác cũng được báo đài công cụ tường thuật: Ủy ban Giáo dục thị xã Ôn Châu thuộc tỉnh Triết Giang đã gởi chỉ thị đến các trường thuộc địa bàn thị xã với nội dung cấm không cho tổ chức mừng ngày Giáng Sinh dưới mọi hình thức.

Cùng lúc, công an trên cả nước năm nay được lịnh lùng bắt các thánh lễ được cử hành lén lút để mừng Chúa giáng sinh. Báo đài Trung quốc cho biết "năm nay số người tụ tập không xin phép bị bắt tăng gấp ba so với năm ngoái".

Một hiện tượng đáng quan tâm khác là sự cho phép phục hoạt của Nhà nước đối với một số thành phần trí thức thuộc nhóm Nghĩa Hòa Đoàn -- một tổ chức bài trừ văn hóa Ki-tô giáo ở thế kỷ 20 có trụ sở trung ương ở Bắc Kinh. Nhóm này đang kêu gọi bài trừ văn hóa nước ngoài và chỉ độc tôn văn hóa Trung Hoa. Văn hóa truyền thống của người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, … cũng không được kể là văn hóa Trung Hoa và phải bị xóa sạch.

Và để góp phần át ngày Giáng Sinh 25/12 thêm nữa, ông Tập Cận Bình bắt đầu cho tổ chức thật lớn ngày sinh nhật của ông Mao Trạch Đông vào 26/12. Đây là một sự chuyển hướng đáng kể vì từ thời Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào, nhà cầm quyền Trung Quốc cố gắng giảm bớt việc ca tụng ông Mao vì không còn có thể chối cãi con số gần 100 triệu người chết dưới tay ông. Chỉ riêng cuộc Cách mạng Văn hóa đã giết đến 30 triệu người và kế sách Bước Đại Nhảy Vọt giết đến 45 triệu người khác. Đó là chưa kể các chiến dịch cải cách ruộng đất, chống chủ nghĩa xét lại, v.v...

Các cảnh báo của giới phân tích tình hình Trung Quốc trên khắp thế giới và tại nội địa nước này đang nổi lên dồn dập: Trung Hoa đang từng bước trở lại những năm tháng hãi hùng dưới thời Mao Trạch Đông. Nhiều chỉ dấu cho thấy họ Tập đang ôm giấc mộng "Vĩ Đại Hơn Cả Mao Chủ Tịch".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.