Hôm nay,  

Nghĩ Về Cho Và Nhận Trong Mùa Lễ Tạ Ơn

11/27/201400:00:00(View: 7292)
Trong đời sống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổi lẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng.

Vậy, cho để nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức?

Đó là một hành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người?

Ăn ké nhà người quen- Dinde farcie- Gà Tây dồn hầm bà lằng đút lò --Thanksgiving Canada (second Monday of October)13 Oct- 2014 USA (fourth Thursday of November) 27 Nov 2014 (Photo NTC 2014).

* * *

Một nguyên tắc tư bản: cho để nhận

“Anh hãy cho tôi những gì tôi cần và anh sẽ nhận được những gì anh cần”. Đó là nguyên tắc cho để nhận (Give and take hay Donnant - donnant) của xã hội tư bản.

Cho cũng có nghĩa là bán cho. Vô tiệm ăn mình thường gọi: cho tôi ly cà phê sữa đá. Tôi đưa anh 3$, tôi nhận ly cà phê. Tiền trao cháo múc.

Nghĩ rộng ra, nguyên tắc trên cũng có thể đem áp dụng vào cá nhân mỗi người.

Chúng ta cần phải ăn, cần phải uống và cần tập thể dục cho cơ thể được khỏe mạnh.

Người mẹ cho con bú để nó sống và lớn khôn nên người. Đó là món quà tình mẫu tử cho và nhận.Hạnh phúc của con chính là hạnh phúc của người mẹ (cycle du don).

Trong mối tương quan giữa con nguời với nhau, tiền bạc là biểu tượng để mọi người có thể trao đổi hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.

Cho, đổi chác và tặng

Cho để nhận là nguyên tắc của mọi sự đổi chác.

Trong xã hội ngày nay, muốn sống với người khác thì cần phải có sự đổi chác qua lại.

Đôi khi cho cũng có thể là một hành động bất vụ lợi xuất phát từ lòng bác ái,thương người.

Tặng đúng nghĩa ra là cho mà không đòi hỏi phải có sự đền đáp hay trả lại.

Cho để nhận, một nguyên tắc trong mối giao tiếp xã hội.

Theo phong tục Việt Nam thì bánh ích có đi thì bánh quy phải có lại mới toại lòng nhau. Đó là phép xử thế lịch sự trong xã hội để mọi người đều được vui vẻ với nhau.

Cho tiền cho bạc, cho của cải vật chất, cho công sức và sự ân cần, săn sóc cũng có thể với dụng ý lợi dụng, tạo cảm tình, để tìm ân huệ, hoặc chức vụ sau nầy. Có khi cho ít mà nhận được nhiều. Người đời thường nói đó là thả con tép để bắt con tôm.

Cũng có người cho hay bố thí có chủ đích, để mong cầu được phước báo, cho cha mẹ và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Cho mà không cầu được đền đáp lại có thể bị người ta lợi dụng chăng?

Con người rất phức tạp. Cho một món quà không mấy đáng giá đôi khi có thể bị hiểu lầm là khinh khi người ta.

Có người làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cần bố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời cũng để chứng tỏ là mình là người hào phóng. Có người bố thí hầu để được giảm thuế cuối năm.

Có người cho để lấy tiếng.

Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làm khó dễ, vì sợ người ta trách mình keo kiệt.

Tuy nhiên cũng có người cho vì lòng vị tha bác ái và thương người nghèo khó, khốn khổ. Họ không mong đợi được đền đáp nhưng chắc chắn là họ nhận được niềm vui tinh thần rất nhiều.

Theo nhà nhân chủng học Marcel Mauss, chúng ta bắt buộc phải trả lễ lại mỗi khi chúng ta nhận được một món quà hay một sự giúp đỡ từ một người nào đó.

Nghiên cứu về phong tục tập quán của các bộ lạc thiểu số bán khai ở quần đảo Nam Dương và Tân Tây Lan, qua tản văn Essai sur le don (1923) Gs Marcel Mass cho biết tập tục Potlatch (tập tục hệ thống quà biếu) được xem là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày hay trong những dịp lễ hội giữa các bộ lạc với nhau.

Mỗi khi một cá nhân hay một bộ lạc nhận được quà biếu thì họ bắt buộc phải trả lễ lại bằng một món quà khác có giá trị tương đương hay cao hơn món quà mà họ đã nhận được.

Món quà trả lễ có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: dụng cụ nhà bếp, bàn ghế, tiệc tùng ăn nhậu, nhảy múa, thậm chí có thể là phụ nữ và trẻ em, v.v...

Potlatch biểu tượng của sự hài hòa trong xã hội, cũng như quyền quy và sức mạnh của bộ lạc.

Người cho quyết định giá trị món quà mà họ đem biếu.

Phải chăng potlatch cũng là một nguyên tắc và là một nền tảng trong xã hội ngày nay của chúng ta?

Người ta chào mình, vì phép lịch sự bắt buộc mình phải chào lại họ.

Theo cách suy nghĩ của nhiều người thì của biếu là của lo, của cho là của nợ. Đó là potlatch.

Hôm nay người ta đi đám cưới con mình, sang năm thì mình có bổn phận phải đi dự đám cưới của con họ để trả lễ lại.

Các tôn giáo nghĩ gì?

blank
Tiệc mùa lễ Tạ Ơn.

*Theo Thiên Chúa Giáo

Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vật trên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.

Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợi không màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòng thương yêu không giới hạn.

Kinh Thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnh phúc hơn nhận.”

Act.20.35 Luc 14.12-14. «Il y a plus de bonheur à donner qu'à recevoir.»

Công Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡ người khốn khổ, kém may mắn.

«Giáo hội đã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém may mắn là một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thể của Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (I Jn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra, # 159) ». (Br. Huynhquảng. Công Giáo Việt Nam)

Nghiên cứu tâm lý xã hội học gần đây cũng chứng minh lời nói trên của Kinh thánh là cho mang đến nhiều hạnh phúc hơn nhận.

Người cho tiền của hay giúp đỡ người khác thường cảm thấy mình được sung sướng và hạnh phúc hơn những người nhận được tiền hay nhận được sự giúp đỡ.

Tuy vậy cũng có người còn nghi ngờ điều trên.

Theo họ, sự khác biệt giữa người hảo tâm và người không có lòng hảo tâm được xuất phát từ lòng tin và thái độ của họ.Có bốn động lực rõ rệt đã ảnh hưởng và nung đúc đến lòng hảo tâm của con người: đức tin vào tôn giáo, lòng bi quan không tin chánh phủ về đời sống mặt kinh tế, gia đình vững mạnh, và vào đầu óc kinh doanh làm ăn của họ.

“The difference between givers and nongivers is found in their beliefs and behaviors. Four distinct forces emerge from the evidence that appear primarily responsible for making people charitable. These forces are religion, skepticism about the government in economic life, strong families, and personal entrepreneurism.”( Arthur C.Brooks,Professor of public administration at Syracuse Universitys Maxwell School of Citizenship and Public Affairs.)

*Theo Phật Giáo

Cho hay bố thí là một hạnh trong Phật giáo.

Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát.

Sau đây tác giả xin tóm lược các điểm chánh trong bài Bố thí có mấy loại (Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật (Thích Trí Siêu).

Bố thí có 3 loại:

1)Tài thí: tức bố thí tiền

2)Pháp thí: bố thí pháp

3)Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hãi

Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.

*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố nầy rất quan trọng. Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.

Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhận thì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thì cũng không có sự bố thí.

*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây

- Người bố thí phải có tâm trong sạch.

- Vật được thí phải chân chính.

- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.

Kết luận

Cho để làm gì? Quả thật đây là một vấn đề rất phức tạp và khó giải nghĩa cho thỏa đáng được. Tùy theo nguời, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự hiểu biết và đức tinh tôn giáo mà có thể có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau./.

Người gõ xin mượn lời của thầy Thích Trí Siêu để nói lên sự phức tạp của ngôn ngữ Việt Nam:

“Tiếng Việt của ta rắc rối lắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gây phiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.

Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí... ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí”.

Thích Trí Siêu

Tham khảo:

- Trần Thu Miên: Thanksgiving – Mùa Tạ Ơn Đời Và Tạ Ơn Nhau
http://nguoivietboston.com/?p=26832

- Vi Anh-Ngày Lễ Tạ Ơn Việt Mỹ
http://vietbao.com/a230148/ngay-le-ta-on-viet-my

- Cao Đắc Vinh- Lá thư Thanksgiving của người bố già
http://maybien.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1766:ltt&catid=77:gtc&Itemid=57

Thích Trí Siêu- Bố Thí Ba La Mật
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-4410_5-50_6-1_17-87_14-1_15-1/

- Marcel Mauss (1923-1924). Essai sur le don. Forme et raison de léchange dans les sociétés archạques
http://www.congoforum.be/upldocs/essai_sur_le_don.pdf

- James Randerson. The path to happiness: it is better to give than receive
http://www.guardian.co.uk/science/2008/mar/21/medicalresearch.usa

- Thomas Fitzpatrick. It is better to give than to receice-No, really.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=4400

- Br Huynh Quảng-Công Giáo Việt Nam. Nạn nghèo đói và lòng từ thiện.
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=5768

Montreal, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.