Hôm nay,  

Dứt Hồi Kiu Y

31/10/201400:00:00(Xem: 5053)

Kinh Tế Hoa Kỳ Trở Lại Bình Thường Trong Một Thế Giới Bất Thường

Như mọi người chờ đợi, hôm Thứ Tư 29 Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Board of Reserve, gọi tắt là Fed) thông báo chấm dứt biện pháp tiền tệ cực kỳ bất thường gọi là "tăng mức lưu hoạt có định lượng" từ chữ "quantitative easing", cứ được gọi tắt là QE, hay... Kiu Y!

Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi Thống đốc thời đó là Ben Bernanke chính thức nói tới việc sẽ "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ cho tinh vi hơn (tapering), giới đầu tư đã bắt đầu hốt hoảng. Sau sáu năm được bơm tiền cấp cứu qua ba đợt QE, "cơ thể kinh tế" của nước Mỹ đã như bệnh nhân quen dần với thuốc bổ nên sợ rằng liều thuốc bổ hết còn là 85 tỷ đô la mỗi tháng. Từ đó, số tiền bơm ra cứ giảm dần sau mỗi kỳ họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ FOMC, sáu tuần lại họp một lần. Tuần này thì lượng tiền bơm ra sẽ dứt.

Như đã báo trước, Ngân hàng Trung ương Mỹ khóa lại ống thuốc bổ. Nhưng hơn một năm sau thì thị trường chờ đợi cái ngày ấy - và hết bị chấn động như năm ngoái.

Chúng ta nên rà lại chuyện này.

* * *

Khi vụ khủng hoảng tài chánh bùng nổ tại Hoa Kỳ vào Tháng Chín năm 2008, ngay giữa một vụ suy trầm kinh tế (kéo dài từ Tháng Giêng 2008 tới Tháng Bảy 2009), các Chính quyền George W. Bush rồi Barack Obama đã lập tức có kế hoạch tăng chi và giảm thuế để kích thích kinh tế nhưng không thấy công hiệu mà chỉ gây thêm bội chi ngân sách cùng gánh nặng công trái. Và nạn suy trầm từ Mỹ đã lan Suy trầm Toàn cầu, Global Recession, trong hai năm liền.

Khi ấy Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã liên tục cắt lãi suất tới sàn để nâng mức thanh khoản của các ngân hàng hầu chặn đứng nguy cơ ách tắc tín dụng để kích thích đầu tư và sản xuất.

Biện pháp tín dụng ấy cũng không có kết quả, nên Tháng 11 năm 2008, định chế tiền tệ Hoa Kỳ phải tung ra một biện pháp cực kỳ hy hữu, xưa nay mới chỉ có Nhật Bản áp dụng. Đó là mua vào 600 tỷ đô la trái phiếu, tức là bơm ra hay in ra 600 tỷ bạc cho các ngân hàng có thể tài trợ thân chủ cần tiền tiêu thụ hoặc đầu tư. Vì là nâng thanh khoản trong giới hạn định trước là 600 tỷ Mỹ kim, thay vì cầu âu giảm lãi suất mà khó đếm được tác dụng, cho nên biện pháp này mới được gọi là "có định lượng", quantitative.

Nhưng biện pháp bất thường ấy cũng vô hiệu: kinh tế Mỹ đã ra khỏi suy trầm mà vẫn chưa hồi phục và thất nghiệp cứ tăng.

Vì vậy, Tháng 11 năm 2010, Ngân hàng Trung ương Mỹ tung ra đợt QE thứ hai (QE2): hẹn trước sẽ lại mua vào 600 tỷ trái phiếu, tức là bơm ra một số tiền tương đương, trong khoảng thời gian chừng một năm để chờ xem kết quả. Chẳng thấy kết quả nên Tháng Chín năm 2012, Ngân hàng Fed bèn báo trước rằng mỗi tháng sẽ bơm thêm 40 tỷ trong đợt QE thứ ba, rồi chỉ ba tháng sau là quyết định bơm thêm mỗi tháng 45 tỷ (vị chi là 85 tỷ một tháng) cho tới khi nào tỷ lệ thất nghiệp giảm tới mức 6% hay lạm phát vượt quá 2% thì mới thôi.

Biện pháp QE3 đó vừa kết thúc.

* * *

Vì là một biện pháp bất thường và hơi chuyên môn nên bài này xin giải thích thêm một chút.

Trong bảng kết toán tài sản, nôm na là sổ sách kế toán, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ thường giữ một lượng trái phiếu trị giá khoảng bảy tám trăm tỷ đô la. Khi Ủy ban Tiền tệ FOMC giao hẹn "mua vào 600 tỷ đô la trái phiếu nữa" thì điều ấy có nghĩa là trả ra 600 tỷ cho ngân hàng nào muốn mua. Có số tiền đó rồi, các ngân hàng có thể cho vay ra trong hạn định 600 tỷ này.

Quy ước kế toán ấy thường được ví von là "in bạc" cho dễ hiểu - mà thật ra không dễ.

Nhưng biện pháp QE còn rắc rối hơn vậy và nếu quý độc giả không hiểu thì xin đừng tuyệt vọng!

Ngoài tính chất định lượng, là tăng ngạch số của bảng kết toán tài sản (thực tế là bơm tiền ra) thêm hơn ba ngàn tỷ đô la trong sáu năm qua, biện pháp kích thích này lại còn tinh vi hơn ở hai khía cạnh khác.

Thứ nhất là khi vận trù một lượng trái phiếu đến mấy ngàn tỷ đô la, Ngân hàng Trung ương Mỹ còn thay đổi thành phần của bảng kết toán tài sản. Mục tiêu là làm giảm phân lời trái phiếu dài hạn so với phân lời trái phiếu ngắn hạn để kích thích đầu tư. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "vặn lãi suất". Tức là không chỉ can thiệp bằng "lượng" nhiều hay ít mà còn ảnh hưởng tới "phẩm" để khuyến khích đầu tư khi làm giảm lãi suất dài hạn. Chúng ta không quên rằng lãi suất căn bản thì đã được hạ tới sàn, nghĩa là gần bằng số không nếu tính thêm tỷ lệ lạm phát.

Khía cạnh thứ hai là Ngân hàng Trung ương còn báo trước tiêu chí về lãi suất. Thị trường biết trước là tình trạng lãi suất hạ như vậy còn được duy trì cho tới khi kinh tế đạt một số điều kiện như thất nghiệp giảm tới 6% hay lạm phát tăng đến 2%. Và từ Tháng Sáu năm ngoái thì biện pháp bơm tiền được giảm dần, với "hy vọng" là qua năm tới thì lãi suất sẽ bốc khỏi số không.

* * *

Người ta có thể tranh luận về sự công hiệu, hay thiếu công hiệu, của biện pháp can thiệp cực kỳ bất thường này.

Thất nghiệp chính thức có giảm tới mức 5,5% nhưng là giả tạo vì nhiều người thất vọng không còn muốn kiếm việc nữa. Sự thật thì lực lượng lao động giảm sút tới mức chưa từng thấy kể từ 40 năm nay. Các ngân hàng ngồi trên một núi tiền thì mua trái phiếu kiếm lời và các doanh nghiệp thì lời bộn và cổ phiếu tăng giá vù vù mà lợi tức trung bình của dân chúng không tăng, v.v.... Nhưng đấy là khi dân Mỹ tủi thân nhìn vào bên trong!

Chứ nhìn ra ngoài thì tình hình Hoa Kỳ vẫn là sáng sủa nhất trong khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật. Cho nên Ngân hàng Trung ương Mỹ là định chế đầu tiên đang lặng lẽ chấm dứt tình trạng bơm thuốc bổ QE cho con bệnh. Và Mỹ kim đang là ngoại tệ sáng giá nhất trong niềm tuyệt vọng của nhiều thị trường khác.

Nhìn trong đại trường kỳ - vài ba trăm năm – và trên toàn cầu, chưa khi nào chúng ta có một hiện tượng lạ như vậy. Từ 300 năm nay, trước khi nước Mỹ ra đời, chưa khi nào mà định chế tài chánh quan trọng nhất địa cầu là Ngân hàng Trung ương của Đế quốc Anh lại hạ lãi suất dưới mức 2%. Vậy mà sáu năm qua, ngần ấy cường quốc kinh tế đều giữ lãi suất ở số không để kích thích kinh tế - mà chưa ai thoát, trừ nước Mỹ!

Nhật Bản có thể lại trở về biện pháp QE nữa sau khi đã áp dụng kế hoạch cải cách táo bạo của Thủ tướng Shinzo Abe. Liên hiệp Âu châu và khổi Euro thì còn do dự đắn đo mà chưa biết là có thế cứu được đồng Euro hay chăng, trong khi các cường quốc kinh tế Liên Âu như Đức, Anh, Pháp, Ý vẫn tranh luận về việc kích thích tăng trưởng hay duy trì chánh sách khắc khổ để quân bình lại chi thu.

Nhìn ra ngoài khối Âu-Mỹ-Nhật, kinh tế thế giới đã mắc bệnh... ghiền thuốc bổ QE của Mỹ.

Trong sáu năm liền, tiền rẻ từ Mỹ đã chảy qua nơi khác thành "tư bản nóng" và thổi lên bong bóng. Nhiều quốc gia ỷ vào luồng tiền dư dôi này mà bị khiếm hụt cán cân chi phó. Từ năm ngoái, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo việc vuốt nhọn chánh sách tiền tệ tức là giảm dần lượng tiền bơm ra để rồi sẽ hết bơm tiền và có khi tăng lãi suất nếu lạm phát trở lại mức 2% thì năm cường quốc kinh tế mới nổi trở thành năm xứ bấp bênh. "The Fragile Five" đó là Brazil, Ấn Độ, Nam Dương Indonesia và Nam Phi, là các nền kinh tế đã quá lệ thuộc vào thuốc bổ QE của Mỹ và nay đang khắc khoải vì tiền Mỹ lên giá, sẽ đắt hơn khi họ phải trả nợ.

Bây giờ, Hoa Kỳ chính thức thông báo là hết bơm thuốc bổ, tức là con bệnh đã tạm lành - nay mai còn có thể tự túc - các thị trường trên thế giới đều mong là một Ngân hàng Trung ương khác sẽ nhảy vào thay thế.

Nhưng cường quốc nào lại có thể bơm ra mấy ngàn tỷ đô la cho thiên hạ xài?

* * *

Tổng kết lại, khi Hoa Kỳ hạ lãi suất và bơm tiền ào ạt, nhiều quốc gia đã chửi Mỹ là phá giá đồng bạc để xuất cảng cho rẻ nhưng rất hài lòng khi dư tiền trên thị trường quốc tế để tài trợ kinh tế của mình. Bây giờ, khi Hoa Kỳ ra khỏi giường bệnh và tiền Mỹ lên giá thì thiên hạ lại kêu trời.

Nói gì thì nói, thế giới vẫn ghiền Mỹ! Quả thật là nước Mỹ khó chịu mà dễ thương....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.