Hôm nay,  

Thương Người Như Thương Ta...

14/10/201400:00:00(Xem: 4387)
Từ Tào-Khê tịnh thất lên ngôi chùa hoang vắng nằm sâu trong rừng thông miền đông bắc Hoa Kỳ, hành trang tôi đã nhẹ. Rồi từ ngôi chùa hoang vắng đó về lại tịnh thất, hành trang lại càng nhẹ tênh! Cái giầu có nhất trong gia tài tôi, chỉ là kinh và sách, nhưng sau chuyến “lên rừng độc cư”, nay từ ba kệ lớn, chỉ còn một kệ nhỏ, khi thực hiện lời phát nguyện “Tặng hết những gì có, tới những ai ngỏ lời xin” (trừ những cuốn có chữ ký và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ)

Kệ sách nhỏ đứng khiêm nhường trong một góc tịnh thất, còn đầy đủ những cuốn thầy gửi cho. Thủ bút của thầy, trên trang đầu mỗi cuốn sách là những lời khích lệ, nhắc nhở phải luôn tinh tấn, cầu tiến mà học hỏi. Dù viết bằng Việt-ngữ hay Hán-ngữ, lời thầy nhắc trò, luôn ẩn chứa sự răn dạy nghiêm túc. Chúng tôi, một nhóm đệ tử phương xa của thầy từng chia sẻ với nhau và cùng cảm nhận như thế. Biển tuệ mênh mông mà thời gian trôi nhanh, không chờ đợi kẻ lười biếng. Thế nên, dù chậm lụt như rùa, mỗi tối, tôi vẫn dành thời gian dọ dẫm từng trang. Đoạn nào không hiểu lại ghi vào một cuốn sổ để có dịp sẽ xin thầy giảng dạy.

Lúc này, tôi đang học cuốn Du-Già Bồ-Tát Giới.

Ngay những trang đầu của phần “Duyên khởi”, ánh sáng đã soi rọi con đường Bồ Tát, từ bồ-đề-nguyện đến bồ-đề-hành qua một hoạt cảnh ngắn:

“… Chiến tranh kết thúc. Trên các ngả đường dẫn về quê, nhiều nhóm người nhếch nhác, thiểu não, kế tiếp nhau tìm về nhà cũ, làm lại sự sống. Khi trời sẩm tối, họ tìm một nơi nào đó để có cái gì ăn, và một chỗ trống, đủ để nằm.

Thiếu phụ ngồi trước hàng hiên, mơ hồ nhìn ra con đường vắng. Dáng người chinh phụ đang mỏi mòn trông ngóng. Anh đang ở đâu? Sống hay chết? Nếu còn sống, thì trong đám tàn quân chiến bại kia, trong đoàn người thất thểu kia, hy vọng sẽ tìm thấy bóng dáng thân thương.

Chợt một bóng người xuất hiện trước cổng. Mắt cô chợt sáng lên, rồi tắt ngúm. Cô quay mặt nhìn sang hướng khác. Người đàn ông im lặng đứng trước cổng, dợm nán lại, dợm bỏ đi, vẻ ngần ngại chờ đợi một sự đáp ứng nào đó.

Cô hầu gái đến bên thiếu phụ, nói nhỏ:

- Thưa cô, trong lúc này, có thể cậu nhà đang ghé vào nhà ai đó, mong có chỗ nghỉ qua đêm. Nếu chẳng may chủ nhà làm ngơ, vì không phải là người thân thích thì không biết rồi đêm nay cậu sẽ ngủ ở đâu!

Thiếu phụ chợt tỉnh ngộ, như hiểu ra một lẽ gì đó, bước vội ra cổng, mời khách vào nhà …..”(*)

Hoạt cảnh này khiến tôi cực kỳ rúng động, vì như cánh cửa chợt mở rộng một cách tự nhiên, đơn thuần và nhẹ nhàng cho ánh sáng soi tỏ những chân lý khô cằn, mà từ lý đến sự, thường là khoảng cách vô cảm của sa mạc mênh mông nắng cháy.

Những dòng sau đó nói rõ hơn về điều này:

“ … Giúp người cũng chính là giúp mình. Chân lý hiển nhiên là như vậy. Nhưng thấy được chân lý đó bằng chính hạnh phúc và đau khổ của mình thì không phải dễ. Lòng nhân được định nghĩa rất đơn giản. Hãy làm cho người khác, điều mà ta muốn người khác làm cho mình. Thấy điều ta muốn, tương đối dễ, nhưng làm sao để thấy được điều người khác muốn? Các tôn giáo xưa nay đều dạy đức nhân, nhưng khi giết con vật để lấy máu tế thần, không cảm thấy con vật sợ hãi muốn sống.

Lòng nhân ấy chỉ lan đến những gì phù hợp với điều ta muốn, ta nghĩ!”(*)

Khi bị chấn động bởi hình ảnh hoặc ý tưởng gì, tôi thường dừng lại ngay điểm đó. Dừng lại để quán chiếu tâm mình.

Thảng hoặc, tôi cũng làm đôi điều tốt cho người, nhưng đó có thực là lòng nhân, hay chỉ vì tình cờ phù hợp với điều tôi muốn, tôi nghĩ, mà làm? Tại sao tôi dễ vướng mắc vào hoàn cảnh những em bé nghèo không được đi học, hơn là những người đói rách lang thang? Khổ có muôn cảnh khổ, nhưng tựu trung cũng là khổ! Tuy vẫn tự nhủ là chợt gặp cảnh khổ, người khổ nào, ấy là do duyên ta với cảnh đó, người đó, nên cứ tùy khả năng mà giúp thôi. Tuy vẫn hành trì như thế, nhưng trong thẳm sâu tiềm thức, cảnh ngộ những em bé nghèo thất học vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi. Tặng bát cơm cho người đói no lòng, hay tặng hạt giống để trồng nên ruộng lúa, cũng là tặng phẩm, là phương tiện, nhưng khi đã chọn phương tiện là vô hình chung, đã rơi vào chấp-trước.

Muốn thực hành bố-thí-ba-la-mật, phải nương lời Phật dạy ngài Tu Bồ Đề, trong kinh Kim Cang, là “không còn chấp vào tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố thí”

Thật tình cờ, khi đang học Du-Già Bồ Tát Giới, trong lúc nghỉ ngơi, tôi lại gặp một tựa sách: “Daughters and Sons”, viết bởi Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro.

Tôi quen tật, tự dễ dãi, nhủ lòng, chỉ đọc lướt xem nội dung viết gì, rồi phải trở lại “lớp-học-giới”.


Nhìn tên tác giả, tôi chắc thầy là người Thái, nào ngờ thế danh thầy là Shaun Chiverton, sinh tại Anh Quốc năm 1958. Ngày nay, không hiếm gì người Tây Phương có sẵn hạt giống Phật pháp tự kiếp nào, nên kiếp này đã dễ dàng hòa nhập vào Pháp-lưu để có cơ hội hoằng truyền Chánh Pháp. Nhưng đọc thêm đôi chút, tôi không khỏi kinh ngạc lẫn cảm phục vì hành trình tìm về xứ Phật của thầy thật vô cùng bi tráng.

Thầy rời bỏ những tiện nghi vật chất ở Anh Quốc, mục đích là muốn tự tìm kinh nghiệm sống từ Âu Châu qua Á Châu, vì thầy tin rằng kinh nghiệm bản thân là chất liệu mang đến trí tuệ.

Không gặp được nhiều khó khăn trong thời gian lang thang ở Ấn Độ để thử thách, thầy đã chọn lộ trình từ Pakistan, dự trù về lại Anh Quốc. Khi đó, thầy không còn một đồng bạc nào! Cũng là điều thầy muốn trực diện những cam go, đo lường sức chịu đựng của một kẻ hoàn toàn vô sản nơi xứ lạ quê người.

Quả là một ý tưởng can đảm, kiên cường.

Khi đến được Tehran, thủ phủ của Iran, thầy quá đói, quá gầy gò, quá rách rưới. Thầy tưởng sẽ quỵ ngã nơi đây. Chính khi thầy lê lết những bước tàn hơi trên đường phố Ba Tư thì một phụ nữ tiến đến trước mặt thầy. Bà nhìn thầy không biểu lộ chút thiện cảm, nhưng lại ra dấu cho thầy đi theo.

Với kinh nghiệm trên chặng đường hành khất, thầy nghĩ, sẽ được bà bố thí, bèn đi theo. Bà hướng về khu chung cư, và cuối cùng, dừng trước một căn hộ, vừa mở cửa, vừa ngoái nhìn thầy. Đó là căn hộ của bà. Bà chỉ ghế cho thầy ngồi, rồi nhanh nhẹn vào bếp, bưng ra một khay, đủ loại thức ăn, và ra dấu bảo thầy ăn. Rồi bà đi vào phòng, đóng cửa lại.

Từ khi gặp ngoài phố cho tới phút này, bà không nói một câu, chỉ bình thản như đang làm những việc đáng làm. Thế thôi! Còn thầy, cảm thấy trong đời chưa bao giờ được ăn ngon như vậy, dù không nhận biết thức ăn này là những gì! Khi khay thức ăn được thanh toán gọn ghẽ là lúc bà từ phòng bước ra, với một thanh niên trẻ, mà thầy đoán là con trai bà. Cậu ôm theo một bộ quần áo sạch, chỉ phòng tắm cho thầy.

Trong khi tắm, thầy đã nghĩ về người phụ nữ tốt bụng này, rằng có lẽ, thấy hình hài tang thương tiều tụy của thầy trên hè phố, bà đã chạnh nghĩ, nếu con trai bà cũng gặp cảnh khốn cùng như vậy, ở một xứ sở xa lạ thì sao? Có ai sẽ mở lòng nhân từ mà cứu giúp không?

Ý nghĩ này hệt như hoạt cảnh đã khiến tôi khựng lại ở những trang đầu, cuốn Du-Già Bồ Tát Giới mà thầy Tuệ Sỹ gửi cho tôi như sách học giới.

Người phụ nữ Ba Tư có từng đọc những trang sách này không, có từng biết về bố-thí-ba-la-mật không, có từng một lần cảm nhận làn hương Đại Thừa Kim-Cang-kinh không, mà hành xử y như lời dạy.

Với tâm không chấp trước, dù không biểu lộ sự thân thiện bên ngoài, nhưng tình thương vô điều kiện phải luôn đầy ắp trong tâm mới khiến bà thể hiện từ bồ-đề-nguyện đến bồ-đề-hành một cách tự nhiên và trọn vẹn như vậy, giữa hai người hoàn toàn xa lạ.

Truyện kể tiếp, sau khi thầy được ăn uống no nê, tắm gội sạch sẽ và thay áo quần tươm tất, bà lại ra dấu cho thầy rời nhà. Ra tới đường phố, bà thản nhiên xuôi theo dòng người, đường ai nấy đi. Còn thầy, thầy đứng lặng, lòng thổn thức nhìn theo dáng bà khuất dần sau đám đông. Và phút giây ấy, thầy biết rằng, sẽ không bao giờ quên được người thiếu phụ Ba Tư giầu lòng nhân ái đó, dù bà chỉ là một, trong biết bao người đã cứu giúp thầy trên đường thiên lý độc hành.

Có lẽ ngọn lửa ấm tình người đã giúp thầy đi tiếp, để năm 1979, thầy đã thọ giới Sa-Di tại thiền viện Nong Pah Pong, Thái Lan, và ngay năm sau, cũng tại thiền viện này, lại đủ thiện duyên được thọ Đại Giới với Thiền Sư Ajahn Chah, vị Trưởng Lão Thiền Sư nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó, thầy chính thức mang pháp danh Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro, rải tâm từ hoằng pháp lợi sanh.

Những hình ảnh và ý tưởng từ những trang đầu mà Tỳ-kheo Ajahn Jayasaro tự thuật, đã tình cờ đồng hành cùng tôi, đi vào phần Tổng Luận, trong Du-Già-Bồ-Tát-Giới, nơi những Bồ Tát tại gia thời Đức Phật tại thế đã phát bồ đề tâm như thế nào, để có thể thực hành và đạt tới trọn vẹn ý Thánh Đế trên con đường Lục Độ Ba La Mật, Tứ Nhiếp Sự và Tứ Vô Lượng Tâm.

Điển hình, lời phát nguyện Mười Đại Thọ của Thắng Man phu nhân, trong phần Tổng Luận, thể hiện công năng thù thắng của giới luật, hài hòa với trí tuệ và bồ đề tâm, như ngọn đèn soi đường chỉ lối cho những ai còn dọ dẫm trong đêm dài tăm tối.

Từ đó, những trang sách, từng phần chỉ bày cặn kẽ giới luật, là từng bước chân thảnh thơi, an lạc, để mọi hành giả có thể tự hoàn chỉnh bản thân, và giúp người thăng hoa.

BE A BODHISATTVA!

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, đầu thu 2014)

(*) Du-Già Bồ-Tát Giới- Thầy Tuệ Sỹ biên soạn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.