Hôm nay,  

Mỹ Vẫn Lặng Lẽ Thực Hiện Cuộc Chiến Dân Chủ Hóa

28/08/201400:00:00(Xem: 6985)

Trong bình diện chính trị quốc tế, thật khó mà biết đến những bề sâu của một sự kiện, thời gian đi thật nhanh, một biến cố chỉ có một khoảng thời gian ngắn được lưu ý tới; được để ý đến nhiều hơn nếu vào thời điểm đó chỉ có biến cố đó mà thôi chứ không có thêm những việc gì khác xảy ra. Khi có nhiều biến cố thì các hãng truyền thông Mỹ phải chọn lựa cho khoảng thời gian phổ biến mỗi ngày, qua nhiều tiêu chuẩn mà điều quan trọng nhất là phải có ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ, yếu tố kích động sự để ý của khán, thính và độc giả; vì truyền thong báo chí in ấn, vô tuyến truyền thanh, vô truyền truyền hình) có ngân khoản hoạt động dựa vào quảng cáo, và giá cả quảng cáo được trả cao thấp tuỳ thuộc vào số lượng khán thính độc giả theo dõi mỗi ngày, hay mỗi tuần, mỗi tháng; càng đông thì càng thu vào nhiều tiền.

Nói về Á Châu thì vài chục năm trước đây khi quân đội (tác chiến) Hoa Kỳ hiện diện đông đảo (bắt đầu từ 1965 sau cuộc đổ bộ của tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên tại bãi biển Đà Nẵng) tại miền Nam Việt Nam, ngày nào trên bản tin của các hãng thông tấn, trên truyền thanh, truyền hình cũng có tin liên quan đến Việt Nam. Sau khi hiệp định Ba Lê ký kết vào tháng 1 năm 1973 và sự triệt thoái của quân đội (tác chiến) Mỹ, thì tỷ lệ tin liên quan đến Việt Nam giảm đi rõ rệt.

Hiện nay dư luận chú ý về Miến Điện (thường được gọi là Burma và Myanmar), có một vị trí địa dư chiến lược rất quan trọng, phía nam thì có một khoảng biển dài với vịnh Bengal (Bay of Bengal) có các quốc gia Ấn Độ, Bangladesh (trước kia là Đông Hồi, phần phía đông của Hồi Quốc (Pakistan), Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Mã Lai (Malaysia), Nam Dương (Indonesia) ảnh hưởng đến đường thủy từ Ấn Độ Dương đi qua eo biển Tân Gia Ba (Singapore) trước khi vào Đông Hải (Nam Hải) thuộc Thái Bình Dương (trước kia gọi là South China Sea bây giờ là East Sea) có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (Spratly Islands, Paracel Islands) đang là mối tranh chấp của các quốc gia trong vùng; phần đất lục địa thì giáp giới Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan, Ai Lao, có dân số 55 triệu và diện tích gần bằng tiểu bang Texas; ngoài ra đây là một trong 5 quốc gia mà Cửu Long Giang sau khi phát xuất từ Tây Tạng (Himalaya: Hy Mã Lạp Sơn) đi qua: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Việt Nam rồi ra Thái Bình Dương.

Từ một thập niên (không chính thức song đã âm thầm), ủy ban liên bộ (Quốc Phòng - Ngoại Giao) bắt đầu một chương trình có tên là (LMI: Lower Mekong Initiative) Chương Trình Tiên Khởi Hạ Lưu Cửu Long Giang. LMI được chính thức thành lập vào July 23, 2009 sau phiên họp của ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton với bộ trưởng ngoại giao các quốc gia địa phương: Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, Việt Nam tại thành phố Phuket, Thái Lan. Mục đích đưa ra trong hiến chương: hợp tác để thiết lập, canh tân, phát triển hạ tầng cơ sở trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục trong quyền lợi chung của các nước tham dự. (Miến Điện gia nhập vào tháng 7 năm 2012) trong đó dùng phương pháp thu phục nhân tâm (minds and hearts) thay vì quyền lực áp đặt như trong các thập niên 50, 60, 70. Có sự phụ giúp gián tiếp của ngân sách an ninh và các định chế kỹ thuật nên đã tiến triển và có tác dụng mạnh mẽ:

- Miến Điện bỏ Trung Hoa vào năm 2011, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton viếng Miến Điện (sau 50 năm mới có nhân vật cao cấp Mỹ đến), bà đã thăm cả tổng thống Thein Sein và nhân vật đối lập bà Aung San Suu Kyi. Vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì (2013-2017) tổng thống Barack Obama cũng ghé thăm Miến Điện vào tháng 11 năm 2012 để nhấn mạnh chính sách quay về Á Châu của Hoa Kỳ (ông cũng tiếp tổng thống Thein Sein (2013) và bà Aung San Suu Kyi trước đó tại Hoa Thịnh Đốn).

- mạng lưới bản đồ vùng dọc theo Cửu Long Giang có thêm nhiều chi tiết do sự nghiên cứu địa hình tại chỗ, xác định các dữ kiện mà các vệ tinh chụp từ không gian: cấu tạo địa chất, canh nông, chăn nuôi, thay đổi khí hậu. Đây là một điều vô cùng quan yếu trong vấn để nghiên cứu địa dư, thiết yếu cho an ninh và quốc phòng.


Cửu Long Giang bắt nguồn từ Hy Mã Lạp Sơn bên Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, ghé qua Miến Điện, là nồng cốt về canh nông và lưu thông đường thủy của các quốc gia phía nam: Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Việt Nam trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Miền Nam sản xuất nhiều nông phẩm nhất là lúa gạo và được coi là vựa lúa của Đông Nam Á, Biển Hồ (Tonle Sap Lake) tại Cao Miên, một kiến tạo của thiên nhiên để làm điều hoà mức nước luân lưu và lưu lượng trên Cửu Long Giang, đồng thời cũng là vựa cá và tiếp nước cho canh nông ở các vùng tiếp giáp.

Sau khi qua khỏi các biến loạn về chính trị như cải cách ruộng đất, bước tiến nhảy vọt, cách mạng văn hóa và sự từ trần của Mao Trạch Đông; Trung Hoa phát triển dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Bắt đầu thập niên 90, với sự phát triển công kỹ nghệ và nhu cầu giao thương, Trung Hoa cần nhiều năng lượng và muốn có phương tiện dễ dàng để xuất cảng sang các quốc gia Đông Nam Á, bắt đầu để ý đến Cửu Long Giang qua hai việc:

- xây dựng các đập thuỷ điện để sản xuất điện năng,

- vét rộng và làm sâu dòng sông ở phía nam để cho các tàu lớn có thể di chuyển từ Trung Hoa đến Thái Lan.

Trọng tâm và thuận tiện trong chính sách đối ngoại và phát triển tại vùng này của Trung Hoa là Miến Điện, có chế độ quân phiệt từ năm 1962, bế quan tỏa cảng, bị các biện pháp chế tài về kinh tế, sự cô lập ngoại giao của khối Âu Tây vì không có nhân quyền, đàn áp đối lập; do đó rất cần viện trợ kinh tế. Có một vị trí địa dư quan trọng và dễ dàng chấp nhận các điều kiện trong việc giao thương, do đó Trung Hoa đã đổ vào những ngân khoản rất lớn để tạo ảnh hưởng và khống chế kinh tế Miến Điện từ thập niên 90 khi kinh tế của Trung Hoa bắt đầu phát triển mạnh.

Các hoạt động âm thầm của Hoa Kỳ bắt đầu có những thành quả, giới lãnh đạo của quốc gia này cũng nhận ra sự cần thiết phải cải tổ thể chế chính trị để cùng sánh bước với cộng đồng quốc tế trong việc mưu cầu ấm no cho dân chúng; vì thế sau cuộc bầu cử 2010, một chính phủ dân sự được thành lập và giới quân nhân lãnh đạo bắt đầu một chính sách mở rộng vòng tay đoàn kết dân tộc, chấp nhận đối lập. Các biến chuyển sau đó vào năm 2011, 2012 làm hụt hẫng Trung Hoa điển hình như sự ngừng xây dựng đập thủy điện trên sông Cửu Long ở phần đất Miền Điên vì việc này chỉ giúp cho Trung Hoa chứ không phải để thỏa mãn nhu cầu điện nặng cho Miến Điện mà còn có những tác hại rất lớn lên môi trường sinh thái thiên nhiên tại địa phương.

Bà Aung San Suu Kyi sinh năm 1946, con gái của đại tướng Aung San, một anh hùng lập quốc của Miến Điện, ông bị ám sát lúc bà con bé. Vào năm 1988 bà tham gia vào cuộc tranh đấu của toàn dân với đa số là sinh viên học sinh, khi chính quyền quân phiệt đàn áp khốc liệt, thiết quân luật, ra các đạo luật khẩn trương tước bỏ mọi quyền công dân căn bản thì bà bị câu lưu rồi giam tại gia tổng công là 15 năm từ 1989 đến 2011. Năm 1990 trong cuộc tổng tuyển cử, đảng chính trị của bà thắng cử song không được giới lãnh đạo quân phiệt công nhận kết quả và họ cứ tiếp tục cầm quyền. Trong thời gian bị giam tại gia bà không dám rời khỏi quốc gia này vì biết chắc là sẽ không được phép hồi hương, trong hai dịp đành phải chịu đựng số phận khi gia đình có tang và lúc được giải Hoà Bình (Nobel Peace Prize 1991 in Sweden).

Được trả tự do hoàn toàn vào năm 2011, bà ứng cử và thắng cử vào Quốc Hội trong cuộc bầu cử bổ túc, hiện nay đang có phong trào vận động sửa đổi hiến pháp để bà có thể tranh cử chức vụ tổng thống vào cuộc bầu cử hiến định sắp tới, nếu đắc cử thì trong vùng Á Châu sẽ có hai vị nữ tổng thống, con gái của các vị xây dựng các quốc gia này trong các thập niên trước (thập niên 60 như đương kim nữ tổng thống Hàn Quốc là ái nữ của cố tổng thống Phác Chánh Hy).

Sự việc này cho ta thấy nên để ý đến các hoạt động âm thầm song hữu hiệu của Hoa Kỳ và sự kiên tâm trì chí tranh đấu của các nhà ái quốc tại các quốc gia liên hệ, với hy vọng một ngày nào đó ngay trên chính quê hương đúng với câu "kiên nhẫn sẽ thành công".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.