Hôm nay,  

Thời Điểm Quyết Định Để ‘Lột Xác’

27/08/201400:00:00(Xem: 2375)

Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang Đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010.

Cơ hội nghìn năm một thuở đã đến. Đúng vào lúc người láng giềng phương Bắc trở mặt cạn tàu ráo máng với Việt Nam do lòng tham không giới hạn của họ thì Hoa Kỳ chìa bàn tay bạn bè mời mọc ta kết thân toàn diện, với điều kiện rõ ràng, để ngăn chặn sự trỗi dậy hung hãn của Giấc Mơ Hoa nguy hiểm chung cho loài người.

Đồng thời cũng có một thời cơ to lớn khác: Đó là Khối mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12 nước, 800 triệu dân, sẽ họp phiên quan trọng từ ngày 1 đến ngày 10/9/2014 tại Hà Nội với hơn 400 chuyên gia, viên chức cấp cao của Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam để bàn bạc nhằm đạt những thỏa thuận chung kết. Quá trình thương lượng đã kéo dài gần 5 năm sắp đến hồi kết thúc.

Được xem là kém phát triển trong 12 nước nói trên, Việt Nam hy vọng không ít ở cuộc hội nhập ngoạn mục này vì có thể hưởng lợi ở sự hợp tác tương trợ trong một khối chiếm đến 40% giá trị sản lượng chung, với hơn 30% giá trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới có gần 200 nước.

Nhưng phải rất tỉnh táo để thấy rằng đang có nhiều khó khăn trước mắt, vì trong số 12 nước kết bạn quốc tế này VN là nước duy nhất do Đảng Cộng sản cầm quyền, có chế độ độc đảng toàn trị không giống ai, với một nền pháp trị sơ khai tụt hậu và một hệ thống kinh tế quốc doanh kém hiệu quả phục vụ như một thứ sân sau của các nhóm lợi ích cầm quyền. Thêm vào đó, việc cải tạo các tập đoàn quốc doanh vẫn còn quá ỳ ạch, mặc dù Hà Nội đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ công tác này; luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo; ngành tư pháp vẫn xét xử về chính trị hay về kinh tế theo ý của lãnh đạo đảng chứ không theo luật; việc đầu tư quốc tế vào VN vẫn bị lắm phiền hà, nhũng nhiễu; công tác bảo vệ môi trường còn xa mới đạt mức yêu cầu chung của thế giới, nhất là ở 2 địa bàn chiến lược Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Cái khó nhất cho VN kỳ này là mâu thuẫn khó điều hòa giữa một nền kinh tế-thương mại tự do được vận hành bởi các quy luật của thị trường tự do, cạnh tranh theo luật, với một nền kinh tế-thương mại có sự can thiệp thường xuyên và sâu rộng bởi quyền lực cai trị của phe đảng, làm cho tình hình luôn bị trắc trở, tắc nghẽn, méo mó, với một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiền tệ đang hiện ra rõ nét và một cuộc khủng hoảng về nợ công đang đến gần.

Đoàn đại biểu Việt Nam dự cuộc họp TPP này dù có đông đến hơn 50 người, thuộc các Bộ Công thương, Tài chánh, Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp, Tư pháp, Ủy ban vật cả, các Tổng cục Thống kê, Hải quan… sẽ chỉ là những người thừa hành bị động không quyền lực, vì mọi thứ đều phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, một cơ quan lãnh đạo 16 người điều hành qua biểu quyết theo đa số, đang trị vì như một ông vua tập thể.

Sẽ là điều cực tốt nếu như trong Bộ Chính trị lúc này nảy ra một nhóm người được lương tri thức tỉnh, yêu cầu một cuộc họp đặc biệt, cân nhắc theo gợi ý của những chuyên gia cố vấn có trí tuệ và tâm huyết, đề xuất cho Bộ Chính trị, cho Ban Chấp hành Trung ương, cho chính phủ, cho Quốc hội, cho toàn đảng CS, cho toàn dân một cuộc «xoay trục» ngoạn mục, đó là từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị và bắt tay vào việc thực hiện chế độ dân chủ đa đảng theo hiến pháp và pháp luật, trở về với nhân dân và dân tộc, trở lại với danh hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng tiến bộ, dân chủ, có nền pháp quyền hơn hẳn thời xưa, với đảng Lao động và một số tổ chức chính trị mới để cùng tranh đua phục vụ đất nước.

Điều đó có nghĩa là sẽ thực hiện một cuộc «lột xác» lịch sử, từ bỏ những sai lầm, lệch lạc, hư hỏng và tha hóa về chính trị và đạo đức, bẻ lái kiên quyết đưa đất nước vào đại lộ dân chủ và pháp quyền như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trong thông điệp đầu năm nhưng chưa hề mảy may thực hiện. Mới rồi, ông còn nói ngược lại, coi anh chị em dân chủ là bọn phản động! Thế mà có người phong cho ông là thuộc phe cấp tiến, phe cải cách, phe tiến bộ!

Với Trung Quốc sau khi họ đã ngang nhiên trở mặt hung hăng ta cần duy trì thái độ bình đẳng, giữ quan hệ láng giềng tốt, không can thiệp vào nội bộ của nhau, còn tỏ rõ hy vọng Trung Quốc cũng sớm «lột xác» từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị, trả lại cho nhân dân Trung Quốc quyền tự do dân chủ và nhân quyền như đông đảo nhân dân TQ mong muốn.

Với Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước dân chủ khác, cuộc «lột xác» của VN sẽ lập tức được hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt liệt, các mối quan hệ có điều kiện để nâng cao lên tầm chiến lược, việc này không nhằm chống lại nước nào, gây căng thẳng với nước nào.

Đất nước lúc này cần một tư duy lãnh đạo mang tính đột phá như thế. Đây không phải là ý kiến cá nhân một người. Đây là ý kiến sâu sắc của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của Trung tướng Đặng Vũ Bảo, của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và đặc biệt là của «Thư ngỏ của 61 đảng viên CS về chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS», đồng thời cũng là mong đợi của hàng vạn đảng viên CS, hàng triệu công dân yêu nước.

Đã đến lúc Bộ Chính trị không thể bỏ qua những góp ý đầy trách nhiệm và tâm huyết như thế. Đã đến lúc mỗi đảng viên CS phải thấy đau xót khi thấy đảng của mình trượt dài trên con đường tha hóa, chui vào cái cùm bành trướng từ sau cuộc họp bí mật ở Thành Đô tháng 9/2014, làm cho sự nghiệp phát triển trì trệ, bất công tràn lan, tham nhũng bất trị, Hãy biểu lộ ý chí chung là phải thay đổi, đảng CS phải tự «lột xác» để trưởng thành và hoàn lương. Không «lột xác» là bế tắc, có tội với dân với nước.

Nhận ra thời cơ để «lột xác», Bộ Chính trị sẽ cứu đảng CS khỏi tan rã, cứu nước khỏi khủng hoảng chồng chất, hội nhập hẳn với thế giói dân chủ, tạo tiền đề cho phát triển mạnh mẽ với thành quả chia chung cho toàn dân cùng thụ hưởng, tạo thế đối ngoại vững vàng, tạo đồng thuận dân tộc sâu sắc để giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. Đây là cách thoát hiểm tốt nhất, nhanh nhất, lại an toàn. Cái mất chỉ là quyền lợi phi pháp của phe nhóm đã đến lúc phải từ bỏ dứt khoát, để tránh khỏi một trận hồng thủy phẫn nộ tất yếu sẽ bùng nổ của nhân dân.

Làm được một cuộc «lột xác» như vậy sẽ là một cú hích đúng lúc góp vào thành công tốt đẹp của cuộc họp TPP sắp khai mạc, Việt Nam sẽ đàng hoàng gia nhập Khối kinh tế thương mại cực lớn với nhiều lợi thế mới, nâng mức quan hệ toàn diện với nhiều nước dân chủ giàu mạnh không có tham vọng gì với Việt Nam, đồng thời tạo đà cho việc chuẩn bị Đai hội Đảng lần thứ XII, với một Cương lĩnh và tên gọi mới, trong một cuộc cải cách và «xoay trục» sâu rộng, gắn liền với một cuộc hồi sinh lịch sử của đất nước VN.

Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng có một cuộc cách mạng hòa bình như thế. Thượng nghị sỹ McCain có một câu nói sâu sắc trong tuyên bố của ông ở Hà Nội ngày 8/8 vừa qua: «Tôi tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu do thời đại đặt ra, nêu gương về dân chủ, cai trị tốt theo luật pháp, phồn vinh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập của đất nước. Đây là gương sáng cho các nước trong vùng, kể cả cho người láng giềng phương Bắc, để họ tự hỏi rằng: Việt Nam làm được sao ta lại không làm được như Việt Nam?».

Bùi Tín

Blog / Bùi Tín / Voa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.