Hôm nay,  

Im Lặng & Lắng Nghe

5/31/201400:00:00(View: 4089)
Hôm nay Chủ Nhật đẹp trời, Tâm dậy sớm thu dọn nhà cửa xong xuôi lo vệ sinh cá nhân thì đã 9 giờ sáng. Sau khi ăn sáng qua loa, Tâm lái xe đến nhà con gái thăm hai đứa cháu ngoại ngoan hiền hôm nay được nghỉ học. Vừa bước chân vào cửa, Tâm đã nghe tiếng cãi nhau của hai vợ chồng Lan, con gái út của Tâm phát ra từ phòng ngủ. Cố lắng nghe, nhưng Tâm không nghe rõ chi cả vì tiếng bù lu, bù loa của con gái át tiếng nói của Đức… Đức là đứa con rễ của Tâm vốn tính trầm tĩnh ít nói lại hiểu biết sâu rộng… Tâm tự nhủ “quái, có gì trầm trọng mà vợ chồng nó to tiếng với nhau thế!?” Tâm vốn biết Đức rất nể nang mẹ vợ nên cao giọng khỏa lấp…

- Có chuyện gì mà vợ chồng bay cãi vả nhau khóc lóc um sùm làm các cháu ngoại mẹ ôm nhau ngơ ngác lo sợ ngồi một góc phòng khách thế kia?! Được một ngày nghỉ cuối tuần mà vợ chồng không vui vẻ hòa thuận nhau để cho con trẻ hưởng hạnh phúc mái ấm gia đình, mà lại tạo điều xấu cho con trẻ lo sợ thế kia?!

Nghe tiếng phiền trách của Tâm, Đức như có vị cứu tinh, vội vàng rời phòng ngủ ra phòng khách chào hỏi mẹ vợ và phân bua “Lan nghi ngờ con có cảm tình với cô bạn đồng nghiệp trong sở nên khóc lóc không chịu nghe con phân trần hơn thiệt đó mẹ!”

Vốn biết Lan là đứa con gái út ngoan hiền hay nghe lời mẹ khuyên bảo nên Tâm cao giọng gọi Lan “Lan, con ra đây nói đầu đuôi câu chuyện ra sao để mẹ làm quan tòa phân xử cho các con, nhưng một đứa nói, một đứa phải lắng nghe để biết phải trái đó nhé! Chứ hai con tranh nhau nói cùng một lượt thì Bao Công tái thế cũng đành chịu thua thôi!”

- Con nghe Mai bạn con làm chung sở với anh Đức cho biết là dạo này có cô Thủy trẻ đẹp mới vào làm chung phòng với Đức và anh ấy quan tâm săn sóc Thủy đặc biệt…Anh ấy lại cận kề chỉ bảo công việc quên đi giờ ăn trưa, xem ra họ có cảm tình đặc biệt lắm…Lan ủ dột mặt mày giọt ngắn giọt dài phân bua…

- Em sao nghe bạn em thêu dệt, không cho anh phân trần. Thủy là em họ của xếp, cô ấy mới ra trường trên nên xếp phân chia anh phải chỉ bảo cặn kẻ việc làm và kinh nghiệm cho cô ấy. Cũng vì vậy, anh phải nhiệt tình theo lệnh cấp trên chỉ bảo cho cô ta, chứ anh đâu có gian tình gì đâu mà em làm khó anh! Em không tìm hiểu nguyên nhân nghĩ quấy cho chồng ngoan của em tội nghiệp thế! Em cứ thế cằn nhằn làm cho không khí gia đình ngột ngạt, các con lo sợ mất đi ngày cuối tuần gia đình sum họp sau một tuần vợ chồng mình miệt mài làm việc…

- Lần sau có chuyện gì thì các con phải tôn trọng nhau truy xét cội nguồn hẳn hoi và nhất là im lặng lắng nghe lời phân bua của nhau nhé! Tâm phì cười nhẹ nhỏm vì tính hờn ghen của con gái. Tâm tiếp lời “ Tình yêu không chỉ đơn giản là tình cảm giữa hai người trai gái… Mà nó còn dạy cho ta rất nhiều điều: Biết kiên nhẫn ! Biết chờ đợi, im lặng & lắng nghe là những yếu tố quan trọng để xây dựng hạnh phúc. Xây dụng thì khó, đạp đổ rất dễ… TÌNH YÊU là sự bắt đầu từ những điều gì giản dị và thực lòng nhất...Đừng mải mê đi tìm kiếm những điều xa vời và viển vông.

Hãy quan tâm và trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh mình

Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, nếu ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, chúng sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy!

Khi gặp chuyện không may hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, chúng ta sẽ thấy vui hơn. Đôi khi chúng thấy cuộc đời này thật bất công!..Có khi cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu... Nhưng vấn đề thực ra rất đơn giản. Khi chúng ta cho đi là đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà chúng ta không chạm vào được. Có điều thắc mắc rằng tại sao khi người khác buồn thì có người khác luôn ở bên cạnh họ để xoa dịu vết thương lòng cho họ, rồi đến khi họ tìm lại bên ta…

- Thưa mẹ đúng vậy! Chắc chắn chúng ta phải biết rõ thời điểm nào nên im lặng và lắng nghe người khác nói. Nghệ thuật giao tiếp với mọi người trong công ty, mọi nơi là hết sức quan trọng đó mẹ! Con có đọc một bài dịch… “Khi Romanus Wolter, một chuyên gia giao tiếp kinh doanh nổi tiếng tại Mỹ và là tác giả của các cuốn sách như “Kick Start Your Success” và “Kick Start Your Dream Business”, quyết định tự mình khởi sự kinh doanh, cha của ông đã dạy ông một bài học quan trọng: Con đường hiệu quả nhất đưa kinh doanh phát triển cho là lắng nghe mọi người khác nói chuyện. Qua kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của mình, Wolter nhận ra rằng các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý hiếm khi nắm bắt được sự chú ý và các mối quan tâm của những người khác… Không phải lúc nào chúng ta cũng chờ những câu trả lời hoặc những lời khuyên. Đôi khi chỉ im lặng lắng nghe, thế là đủ,” Đức ôn tồn chia sẻ…

- Người ta rất dễ nhầm lẫn giữa: Tôi hiểu cảm giác của bạn vì tôi cũng từng trải qua điều đó với sự cảm thông thực sự. Không điều gì tự nhiên hơn việc cố gắng xoa dịu một người bạn đang trĩu nặng buồn lo bằng việc khẳng định chắc chắn rằng cô ấy không cô đơn. Khi ta cảm thấy buồn nản, bối rối hay hạnh phúc, điều ta mong muốn nhất chính là sự sẻ chia của một người bạn sẵn sàng lắng nghe chúng ta bất cứ lúc nào. Lắng nghe để đồng điệu với nỗi đau hay niềm vui của người khác mới là biểu hiện của sự cảm thông thực sự. Rất may, cảm thông là đức tính mà chúng ta có thể dễ dàng học được học cách lắng nghe và tôn trọng mạch cảm xúc của họ, quan tâm hơn tới ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện gương mặt, âm điệu giọng nói và những hàm ý chưa bộc lộ thành lời của họ. Không phải lúc nào chúng ta cũng chờ đợi những câu trả lời hoặc những lời khuyên nhủ. Đôi khi chỉ cần một ai đó im lặng lắng nghe, thế là đủ. Tâm ôn tồn nói… Sau một hồi suy nghĩ nàng nói tiếp…

- Im lặng là nghe, là thâu thập. Lắng nghe rồi phát xuất để nói-Văn dĩ tải đạo lời nói ra nhẹ nhàng xây dựng là có ý tốt. Thật vậy, người tốt thì lời văn thơ viết ra đức độ, xây dựng vì đọc văn là biết tính người đó tốt xấu thế nào?! (tải đạo, chứ không phải tải đao gươm, tải đạn súng). Im lặng lắng nghe để phân tích hơn thiệt, bộp chộp phát xuất khi nói trong khi mất tự chủ, nóng tính là cơ nguy tải đao, tải đạn đó! “Xét người cho tột, xét thân ta”. Người biết dằn tính, mềm mỏng khi người đối diện nổi cơn nóng, và rồi họ sẽ nói sai lầm, nói quấy có khi xúc phạm đến ta… là học được điều hay trong tâm linh! Tóm lại Lắng Nghe rất quan trọng trong cuộc sống, nó là kỷ năng đi sâu trong lòng người, và đó là kỷ thuật tốt đáng noi theo. Qua đây chúng ta tránh phán xét mọi sự việc trong đời sống tình cảm gia đình, xã hội, công việc có nhiều mặt mà đôi khi chúng ta chỉ xét một mặt mà thôi. Nó theo cảm nhận không chính xác nên có khi sai lầm, oan ức…Biết Lắng Nghe từ trái tim, chuyển ý từ trái tim. Qua đây mẹ kể câu chuyện Hello Kitty cho các cháu của bà nghe nhé…

…Có một cô bé sống ở Nhật. Lúc bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô bé muốn tâm sự nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Chẳng ai có thời gian để lắng nghe cô bé, bạn bè thì cuốn quýt với việc học, một số thì mải mê với trò chơi game hiện đại. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình trong vỏ óc. Nhưng cô bé cũng không được yên, vì cô quá bé nhỏ và nhút nhát, nên hay bị những học sinh lớp trên bắt nạt và trêu ghẹo, giật sách, nắm tóc, đôi lúc còn đánh cô bé. Vào buổi chiều nọ, khi bị nhóm lớp trên mang ra làm trò đùa, cô bé buồn bã đi đến công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và chỉ biết khóc. Khóc một hồi thì cô bé ngẩng lên thấy một ông lão ngồi cạnh mình. Ông lão nhìn cô bé và nhẹ nhàng hỏi: “cháu bé, đã tan học rồi sao không về nhà mà ngồi đây khóc?” Như có sự động viên vô hình, cô bé òa lên khóc: “ cháu không muốn về, về nhà buồn lắm, không ai hết, không ai nghe cháu nói”. Ông lão ôn tồn: “ vậy ông sẽ nghe cháu đây!” Cô bé vừa khóc vừa kể cho ông lão nghe những uất ức và nỗi niềm chất chứa bấy lâu. Ông lão im lặng và chỉ lắng nghe, không một lời phán xét hay nhận định, ông chỉ nghe.

Cuối cùng khi cô bé kể xong, ông khuyên cô bé đừng buồn nữa và hãy về nhà. Từ đó trở đi, sau khi tan học là cô bé ra công viên trải lòng với ông. Cô bé thay đổi hẳn, mạnh dạng và vui vẻ hơn, rồi nhận thấy cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa. Vào một ngày nọ, cô bé bị một bạn trong lớp bắt nạt. Vốn nhỏ bé không làm được gì, cô bé uất ức và nóng lòng chạy ra công viên để được chia sẻ với ông lão nỗi buồn tủi ấy. Cô bé vội vã vượt qua cả đèn đỏ để mong gặp ông lão kể cho ông nghe nỗi niềm ấy, thì tai nạn xảy ra ngay khi cô bé băng qua đường.

Ngày hay tin cô bé mất, vẫn trong công viên ấy, vẫn chiếc ghế đá cô bé hay ngồi, ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông định tặng cho cô bé vào ngày hôm ấy, nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo đáng yêu, trắng trẻo, với hai tai to, đôi mắt tròn xoe hiền lành, nhưng lại không có miệng. Ông lão muốn nó ở cạnh cô bé, luôn lắng nghe cô và không bao giờ phán xét. Từ đó trở đi, trên bàn mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng. Cô mèo hiện nay đã mang tên Hello Kitty, cô mèo được làm ra mục đích để lắng nghe tất cả mọi người….”

- Bà kể chuyện hay quá, hôm sau bà kể chuyện khác cho các cháu nghe nữa nhé! cháu đói bụng quá! Hai cháu ngoại sà vào lòng Tâm tranh nhau nủng nịu nói…

Như quên đi những bất đồng ý kiến vừa mới xảy ra và học được lời khuyên của mẹ qua câu chuyện “Im Lặng & Lắng Nghe” hai vợ chồng Lan lăn xăn bắt tay vào việc nấu nướng, Đức nhặt rau và hai cháu phụ giúp dọn chén bát muổng ly ra bàn một cách vui vẻ. Áng mây mù như tan đi, nắng ấm chan hòa bừng lên, Tâm nhìn hạnh phúc con cháu mà lòng cảm thấy rộn rã chi lạ…

Nguyễn Ninh Thuận

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.