Hôm nay,  

Bóng Rổ, Kỳ Thị Và Tự Do

13/05/201400:00:00(Xem: 6359)

...hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi mở miệng. NSA theo dõi, bạn gái cũng rình rập...

Thời sự Mỹ mấy tuần qua bị khống chế gần bởi một câu chuyện lãng xẹc mà dân tỵ nạn chúng ta chỉ biết gãi đầu gãi tai.

Theo tin báo chí, đại gia Donald Sterling, năm nay 80 tuổi, đang bị ung thư tiền liệt tuyến, là sở hữu chủ đội bóng rổ của Los Angeles, tên là L.A. Clippers. Dân hâm mộ thể thao cũng như mê cá độ tại Los không lạ gì cái đội Clippers này. Một đội bóng rổ kình địch với đội Los Angeles Lakers, nhưng lại là đội chuyên môn thua, so với LA Lakers luôn luôn thắng. Nhưng năm nay cũng lọt vào nhóm một chục đội vào chung kết, tuy chẳng có bao hy vọng đoạt chức vô địch gì.

Ông Sterling này mới đây, đã có một cuộc cãi vã với một cô tên là V. Stiviano. Cuộc cãi vã được cô Stiviano thu băng. Cuộn băng sau đó lọt vào tay một nhà báo, không rõ bằng cách nào. Chỉ biết anh này mau mắn tung ngay lên mạng cho cả thế giới nghe chơi.

Cô Stiviano độc thân, 31 tuổi. Không có bố vì theo cô, cô là con sinh ra qua một cuộc hãm hiếp. Mẹ cô, người Mễ, bị một anh da đen hãm, mang bầu cô. Tên thật của cô là Maria Vanessa Perez. Gặp và thân thiết với ông Sterling từ hơn ba năm nay.

Đại khái, cô Stiviano chụp hình mình đang đi chơi với cựu cầu thủ bóng rổ da đen Magic Johnson. Anh này từng là một đại cầu thủ nổi tiếng, nhất là sau khi anh mắc HIV. HIV là bệnh AIDS nhưng chưa phát tác ra, vi khuẩn còn nằm ngủ, không ai biết khi nào thức tỉnh và bắt đầu tàn phá. Theo đúng phong trào “phải đạo chính trị” cấp tiến, anh Magic Johnson được tung hô ngay như là một đại thần tượng vì đã quả cảm chịu đựng bệnh nạn y này. Dĩ nhiên, không ai nhắc đến chuyện anh này chơi bời đến mức nào để mắc bệnh này.

Ông Sterling thấy hình này và hỏi đại khái (không phải nguyên văn) tại sao cô Stiviano lại phải tung hình đi chơi với dân da đen –black people- ra làm gì? Cô có thể ngủ với hắn hay làm gì khác, kệ cô, nhưng đừng chụp hình chung với hắn, đừng mang hắn đến các trận đấu của đội của tôi.

Cuốn băng như là bom nguyên tử, nổ tung ra trên truyền thông và cả nước Mỹ xôn xao. Tất cả truyền thông như bị điện giật, quá mừng vì có chuyện mới để nói sau khi thiên hạ đã ù tai vì những thiên phóng sự đặc biệt kéo dài cả hai tháng nay về vụ máy bay Mã Lai mất tích.

Hầu hết các cầu thủ bóng rổ, các thể tháo gia, đen cũng như trắng, đều mau mắn lên tiếng kết án thậm tệ ông Sterling. Các đội bóng rổ, dù đang trong mùa chung kết cũng lớn tiếng đe dọa tẩy chay không chơi nữa, nhất là mấy đội ít hy vọng vô địch. Một số các đại công ty sợ mất khách vội vã rút tên ra khỏi danh sách mạnh thường quân yểm trợ tài chánh cho đội Clippers.

Trong cái không khí sôi sục đó, dĩ nhiên mấy ông chính khách không thể bỏ qua cơ hội. Đến cả TT Obama cũng không bỏ qua dịp may hiếm có, nhẩy vào cuộc, lên tiếng kết án.

Tổng Hội Bóng Rổ Mỹ NBA bắt buộc phải mạnh bạo kết án và có biện pháp trừng phạt. Trừng phạt thẳng tay chứ không nửa vời cho có lệ kiểu TT Obama trừng phạt Nga. Ông Sterling bị cấm chỉ không được có liên hệ gì với bóng rổ nữa, không được tham gia các hoạt động của LA Clippers, không được đi coi các trận đấu bóng rổ, bị phạt 2,5 triệu đô, và bị áp lực bán đội bóng rổ của ông. Về cái chuyện bán đội Clippers, ông Sterling khẳng định ông sẽ không bán mặc dù có nhiều người muốn mua. Ông mua đội Clippers năm 1981 với giá 12,5 triệu, bây giờ giá bán Clippers bỏ rẻ cũng phải khoảng 600 triệu. Có phải bán thì cũng lời chán.

Câu chuyện ông Sterling mang ra ánh sáng nhiều chuyện thật đáng bàn.

Trước hết là chuyện cuốn băng rất đáng thắc mắc. Cuốn băng do cô Stiviano thu. Câu hỏi là tại sao lại thu băng? Biết trước là sẽ có cãi nhau? Một cái bẫy do cô Stiviano sắp đặt, khiêu khích rồi thu băng phản ứng của ông để bắt chẹt tống tiền? Đó là lập luận của bà vợ ông Sterling.

Ông Sterling, sau một thời gian im lặng, đã nói đại khái “ước gì tôi đã trả tiền cho cô ta”, có nghiã là ông đã bị tống tiền bắt địa gì đó, và đã không đáp ứng nên bị cô Stiviano tung băng ra trả thù. Không biết tống tiền chuyện gì. Nếu quả đây là sự thật thì cô Stiviano có phạm tội gì không? Giản dị hơn nữa, cô Stiviano là bạn thân hay bồ nhí gì đó, tại sao lại thu băng cuộc nói chuyện với ông Sterling? Với ý đồ gì? Cho dù là bạn hay đào nhí, sao lại thu băng nhau? Không ai hỏi cô Stiviano gì hết. Cô cải chính cô không phải là người gửi cuốn băng cho anh nhà báo, nhưng thật khó tin khi cô là người thu băng, sở hữu cuốn băng, và có lẽ là người duy nhất biết là có cuốn băng.

Thêm vào đó, vấn đề cần đặt ra là thu băng có hợp pháp hay không?

Luật lệ Mỹ thay đổi tùy tiểu bang. Có tiểu bang chấp nhận mọi thu băng, lén lút hay không lén lút. Theo luật Cali, vì là tiểu bang cấp tiến tôn trọng tự do cá nhân hơn, tất cả mọi cuộc thu băng đối thoại phải có sự đồng ý của cả hai bên, bên thu và bên bị thu, và của cả hai bên đối thoại. Nếu cuốn băng do cô Stiviano thu tại tiểu bang Cali (chưa rõ băng thu ở đâu) và ông Sterling không biết là mình đang bị thu băng thì cuộc thu băng này hoàn toàn bất hợp pháp, và cuốn băng không được sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. NBA khi quyết định trừng phạt ông Sterling qua một cuốn băng bất hợp pháp, đã vi phạm luật, và mọi quyết định của NBA sẽ bất hợp pháp.

Cô Stiviano nhìn nhận là cô đã thu băng. Về phiá ông Sterling thì ông thừa nhận tiếng nói trong băng là tiếng nói của ông, nhưng ông không cho biết ông có biết trước và đồng ý cho thu băng hay không. Có thể đó là vũ khí bí mật ông để dành ra tòa thưa lại NBA?

Rồi đến chuyện cuốn băng lọt vào tay anh nhà báo. Luật sư của cô Stiviano đã chính thức lên tiếng nói thân chủ của ông ta không hề đưa cuốn băng đó cho anh nhà báo. Ông không biết làm sao anh nhà báo có được cuốn băng này, chỉ khẳng định là cô Stiviano hoàn toàn bị bất ngờ và hiện nay đang cực kỳ đau khổ, vì cô tuyệt đối không có ý định hại ông Sterling, thu băng để tung ra cho công chúng. Tin hay không là quyền của mỗi người. Cái bí mật này khó ai sẽ biết được sự thật. Theo truyền thống trong làng báo Mỹ, anh nhà báo này sẽ không bao giờ tiết lộ làm sao anh có được cuốn băng cho dù có phải đi tù vì tội bất hợp tác với pháp luật.

Bây giờ ta bàn về con người ông Sterling. Quan hệ của ông với cô Stiviano quả là chuyện mù mờ.

Theo bà vợ của ông, cô này là phần tử ăn bám, đào mỏ, dùng tình dục –sex- cho ông Sterling vào mê hồn trận để đục khoét tiền. Bà Sterling đã thưa cô Stiviano ra tòa để đòi lại quà cáp mà ông chồng bà đã tặng cho cô này, trong đó có xe xịn, nhà cao cửa rộng, nữ trang, … trị giá ít nhất 2,5 triệu đô. Theo luật sư của cô Stiviano, hai người không có quan hệ tình ái gì hết, chỉ là bạn tâm giao. Theo bạn bè của cô Stiviano, cô là một trợ tá đắc lực, đóng góp rất nhiều cho đội bóng rổ qua hoạt động giao tế, đi kiếm mạnh thường quân yểm trợ tài chánh cho đội bóng. Theo ông Sterling, cô này chỉ là bạn thân và người phụ tá.

Ai muốn hiểu sao thì hiểu, chỉ biết hai người như hình với bóng mấy năm nay, và trong cuốn băng tung ra, người ta nghe thấy cô Stiviano nói với ông Sterling “I love you, honey”. Theo ngôn ngữ “hiện đại” của nước “đỉnh cao trí tuệ” thì câu này có thể được dịch ra là “Em yêu anh, mật ong ơi” (nguyên văn cách phiên dịch trong các phim có phụ đề tiếng Việt tại VN hiện nay).


Thôi thì ta tạm bỏ qua chuyện liên hệ cá nhân và các chuyện về pháp luật. Kẻ viết này mù tịt về luật lệ quá phức tạp của Mỹ. Ta nói về vấn đề nguyên tắc.

Câu nói của ông Sterling phản ánh một quan điểm mà truyền thông tố là kỳ thị màu da –racist-. Qua câu nói thì quả là khó chối cãi tính kỳ thị da đen thật. Nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều. Trước hết cô Stiviano là lai da đen. Ông Sterling, tỷ phú có thể có cả ngàn cô da trắng tóc vàng chạy theo, và vợ ông là da trắng tóc vàng thật, sao lại đi thích một cô lai da đen cũng chẳng lấy gì là thuộc loại chim sa cá lặn? Ngoài ra, ai cũng biết hầu hết các cầu thủ bóng rổ Mỹ đều là da đen, cái đội Clippers, 80% là da đen. Nếu kỳ thị, sao ông Sterling lại chui vào cái ngành bóng rổ, trả lương bạc chục triệu cho các anh da đen, suốt ngày đứng giữa mấy anh da đen, suốt cả cuộc đời ông ta? Ông thuê một ông bầu đa đen cho đội LA Clippers. Và ông cũng là bạn tâm giao rất thân thiết với Magic Johnson từ mấy chục năm nay.

Hội NAACP, là hội của dân da đen được thành lập với mục đích tranh đấu cho quyền lợi cho dân da đen, một tuần trước khi câu chuyện này đổ bể, đã tặng ông Sterling bằng tưởng lục mãn đời –lifetime award- về những thành tích giúp sự phát triển của dân đa đen. Đây là lần thứ hai ông Sterling được tặng cái phần thưởng này. Tuy gọi là “lifetime” nhưng không hiểu tại sao ông Sterling lại được tặng lại lần nữa. Không biết ông Sterling có bao nhiêu đời? Hay đã làm gì để NAACP đặc biệt ghi công trạng, trao tới hai lần, một chuyện hy hữu.

Hiển nhiên ta thấy qua câu chuyện rùm beng này là chỉ cần một câu nói không “phải đạo chính trị” trong một lúc nóng giận cãi nhau là cả thành tích của cuộc đời 80 năm cũng thành công cốc. Làm sao chỉ một câu nói như vậy có thể tẩy xóa hết dấu tích tất cả những việc làm cụ thể trong 80 năm được. Thật là khó hiểu.

Bây giờ ta bàn đến chuyện quyền riêng tư cá nhân. Nước Mỹ tự mãn và hãnh diện vỗ ngực tự cho là nước tự do nhất nhân loại. Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, muốn nói gì thì nói. Kể cả sỉ vả đương kim tổng thống, hay bất cứ ông quan chức nào. Như vậy tại sao ông Sterling khi nói lên ý nghĩ của mình, lại bị đánh hội đồng và trừng phát nặng nề như vậy?

Đặc biệt, đây là một câu nói, không phải công khai trước công chúng, mà là trong băng có thể là thu lén lại một cuộc cãi nhau tay đôi giữa hai cá nhân. Tại sao trong cái xứ của tự do ngôn luận này, ông Sterling lại bị trừng phạt vì một câu nói phát ra trong một cuộc cãi nhau tay đôi? Một câu nói trong riêng tư thầm kín. Trong chúng ta có ai là người trong cái riêng tư thầm kín đó đã không tung ra một câu nói quá đáng nào?

Trong Hiến Pháp và luật lệ Mỹ, có điều gì ghi là chúng ta, bất cứ ai, đều có thể bị trừng phạt vì bất cứ một câu nói không “phải đạo” nào, trong bất cứ trường hợp nào, cho dù là trong trường hợp cãi nhau tay đôi giữa hai người, không có ai khác trong cuộc, chẳng ai chết cũng không ai bị thương?

Nên ghi nhận, cô Stiviano không hề thưa kiện ông Sterling. Cả Magic Johnson cũng không. Không ai thưa kiện gì, nhưng ông Sterling vẫn bị NBA trừng phạt vì áp lực dư luận quần chúng. Quần chúng có quyền đó không? Giống như thời khai quốc, quần chúng tụ họp lại có quyền treo cổ -lynch- mấy anh da đen một cách hoàn toàn hợp pháp?

Thế thì luật lệ cái xứ Mỹ này như thế nào? Chắc ăn nhất là tịnh khẩu, diện bích đi tu luôn sao?

Dĩ nhiên, ta có thể nói ông Sterling có quyền tự do phát biểu tư tưởng của ông, và những người không đồng ý cũng có quyền tự do phát biểu tư tưởng bất đồng, thậm chí chống đối và sỉ vả ông. Nhưng không đồng ý và phản đối khác xa lấy biện pháp trừng trị ông.

Tổng hội NBA ra quyết định trừng phạt ông thật nặng nề. Theo ông Chủ Tịch NBA, đây là những biện pháp trừng trị nặng nhất mà NBA có thể lấy, không thể đi xa hơn. Cấm ông không được tham gia sinh hoạt bóng rổ. Nhưng làm sao cấm khi ông là sở hữu chủ một đội bóng rổ? NBA có cái quyền đó không? Cho dù có quyền đó và phải lấy quyết định đó để bảo vệ ngành bóng rổ, tránh bị tẩy chay và giữ nồi cơm cho các cầu thủ triệu phú và các ông chủ tỷ phú khác, thì biện pháp trừng phạt có quá đáng không khi cái tội là đã nói quá lời trong lúc nổi cơn khùng cãi nhau giữa hai người? Ông Sterling đã thưa ngược NBA ra tòa. Chúng ta chờ xem toà quyết định như thế nào.

Cá nhân kẻ viết này nhận thấy câu nói này sặc mùi kỳ thị thật, và ông Sterling này quả là cực ngu hay cực ngang tàng phách lối (như tất cả các đại gia đã thành công) khi phát ngôn bừa bãi như vậy. Ông thật đáng lên án và công luận lên tiếng sỉ vả ông là hoàn toàn đúng. Nhưng quyền ngu là quyền của ông ta, không ai có thể cấm ông ta ngu, hay trừng phạt ông ta vì cái tội ngu. Rồi ta cũng phải hiểu phần nào tâm trạng đang ghen và cãi nhau với cô bồ nhí của ông ta. Ông ta nhìn thấy anh Magic Johnson, rồi nhìn lại thân xác cằn cỗi tàn tạ 80 tuổi đang bị ung thư của mình tất nhiên phải có chút tủi thân và nổi cơn ghen. Có kết án ông ta thì cũng nên công bằng nhìn vào cuộc đời 80 năm của ông, nhìn vào hai cái bằng tưởng lục của NAACP.

Ngoài ra, cách hành xử của cô Stiviano có chấp nhận được không, sao không thấy ai bàn đến? Người tình hay bạn tri kỷ, cãi nhau, đi thu băng, rồi phổ biến cuốn băng? Tình ở đâu? Nghiã ở đâu? Nhân tình thế thái thời buổi này như vậy sao? Chuyện bình thường của xã hội Mỹ ngày nay sao? Sao không ai thắc mắc hay lên án?

Qua chuyện này, ta thấy quyền tự do ngôn luận ở Mỹ này phải xét lại xem thật sự có hay không. Hay là chỉ có nếu hợp với “đạo chính trị” đang thịnh hành. Một loại luật bất thành văn mà ta đã có dịp bàn qua trong bài viết về đồng tính mới đây.

Câu chuyện ông Sterling, cũng như câu chuyện ông chủ Mozilla Firefox mà ta bàn qua cách đây ít tuần, khiến cho ta không biết phải nghĩ thế nào về cái xứ gọi là tự do tuyệt đối này nữa.

Thử nhìn vào câu chuyện của bà cựu ngoại trưởng Condolizza Rice. Bà được mời đọc diễn văn tại đại học Rutgers nổi tiếng cấp tiến. Sinh viên và giáo sư, tự cho là thành phần cấp tiến, cởi mở, luôn hô hào tự do cá nhân, tự do ngôn luận, phản đối mạnh đến độ bà Rice đã phải từ chối không đi đọc diễn văn nữa. Đó là cách bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo quan điểm cấp tiến sao? Sao lại sợ bà Rice đến vậy? Giáo sư và sinh viên đại học mà đầu óc hẹp hòi vậy sao? Dân Mỹ còn tự do ngôn luận thật không?

Nhất là sau khi cái anh Snowden phản phúc đã xì ra cho chúng ta biết là cái cơ quan NSA họ đang lén theo dõi cả triệu triệu người, chẳng cần có liên hệ xa gần gì với khủng bố gì hết. Nghe lén điện thoại, theo dõi lén qua trang mạng, qua emails, đủ kiểu, đủ cách. Ngay cả quốc trưởng các nước đồng minh cũng bị nghe lén qua điện thoại riêng của họ.

Một bài học chung: trong cái xứ tuyệt đối tự do này, hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi mở miệng. NSA theo dõi, bạn gái cũng rình rập. Rất dễ nổi tiếng qua Facebook, Tweeter,... (11-05-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
14/05/201402:43:10
Khách
Bác Linh ơi cháu ở nước mẽo đã trên mười năm rồi , truyện hay ở mẽo thì ít mà truyện bẩn thỉu vô giáo dục thì nhiều ,
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.