Hôm nay,  

Thị Phi! Thị Phi!

03/05/201400:00:00(Xem: 4880)
- Hôm nay chị em chúng ta bàn về chuyện Thị Phi nhé các bạn?! Tâm lên tiếng khi bạn hữu gặp nhau.

- Xuân đồng ý đề tài của Tâm mới nêu ra vì Xuân cũng hay bị người ta chỉa mũi dùi vào đời sống riêng tư của mình…

- Vậy trước khi chúng mình bàn về vấn đề này, Tâm xin kể một mẫu chuyện xưa đã đọc từ lâu và chắc các bạn ai cũng một lần đã đọc hay nghe kể lại…

…Thưở xưa có 2 cha con nhà nọ mua được 1 con ngựa rất đẹp, một hôm hai cha con quyết định cùng cỡi con ngựa để đi dạo. Khi hai cha con đi được một đoạn thì người cha nghe người ta nói: ''hai cha con nhà này thật ác độc, bắt con ngựa chở hai cha người đi ngao du, thật là tội nghiệp con ngựa''. Người cha nghe vậy liền xuống ngựa đi bộ để cho người con cỡi, nhưng đi được một chặng người con lại nghe người ta nói thế này: ''Thằng con thật bất hiếu dám ngồi trên lưng ngựa cỡi để người cha phải đi bộ''. Người con nghe vậy liền xuống ngựa và kêu cha mình lên ngựa ngồi để người con đi theo sau. Đi được một đoạn người ta lại bàn tán: ''Ô hay ông này quá độc ác, sao lại ngồi trên ngựa mà bắt con mình chạy theo sau''. Người cha thấy thế liền bàn với người con: ''Thôi hai cha con ta xuống ngựa đi bộ đi con để người ta khỏi nói gì nữa ''. Đi được một đoạn đường thì thiên hạ lại cười hai cha con và nói rằng: ''Hai cha con này ngu thật có tiền mua ngựa về không cỡi mà lại đi bộ''. Hai cha con không nói gì mà người cha đi vào một quán ven đường xin một tờ giấy và dán vào mông con ngựa, người ta thấy chuyện lạ nên bu lạy hỏi người cha liền trả lời: ''tôi đang dán miệng đời''…

- Kim cũng đã nghe câu chuyện này rồi trong buổi thuyết pháp ở chùa, Kim

đã được rất nhiều chư tôn đức lấy đề tài này nói về Thị Phi và Khẩu Nghiệp.

Qua câu chuyện này Kim biết về tu khẩu. Trong Kinh Pháp Hoa có câu: ''Trên Lưỡi Sen Hồng Phóng Hào Quang ''... Chúng ta sống ở đời học theo Phật thì nên nói ra những lời làm người khác an lạc, đừng nên theo suy nghĩ của mình mà làm người khác đau khổ buồn phiền.Thì đó cũng là một cái tội vì do mình mà người khác đau khổ. Cũng từng có người vì những lời thị phi mà phải tìm đến cái chết, vậy cái chết đó do ai đem lại?

- Theo Hoa biết đó chính là người tạo ra thị phị. Chữ Thị là đúng. Chữ Phi là sai. Vậy chúng ta sống ở đời mà cứ tranh luận thị phi…. Lúc nào cũng cho mình là đúng thì bao giờ tìm được cái sai của mình? Vì sao con người chúng ta lại có hai lỗ tai mà chỉ có 1 cái miệng, là vì tạo hóa đã nhắc nhở chúng ta rằng: ''Nên nghe nhiều hơn nói ''. Nhưng hễ nói ra lời nào thì phải nói những câu êm dịu không làm cho người nghe bị đau khổ, bị xúc phạm mà là những lời hay ý đẹp, có ý xây dựng, không phải xoi bói chỉ trích hay nói để thỏa mản lòng tị hiềm, ganh tị.

- Vậy Kim xin im lặng khi ai đó chỉ trích mình với ý đồ xấu. Từ bài học này Kim hiểu rằng sống là một chuyện, người bên cạnh có hiểu mình hay không lại là sự thực xa vời. Hãy sống là chính bản thân mình thôi, hãy để tâm những người quan trọng với mình hơn là thị phi mà xã hội mang lại tai hại... Thay vì thị phi tranh luận chúng ta niệm Phật, đọc kinh Chúa cầu an lành trong cuộc sống tốt hơn hay là thị phi để đem lại đau khổ cho người khác là tốt. Tóm lại chọn cách im lặng là vàng.


- Mỗi chúng ta nên hạn chế nói chuyện ẩn ý, vì nó rất nhạy cảm với một lời nói bóng gió, dù không nói ta đi nữa! Nhưng với câu "Nhân bất thập toàn", trong sâu thẳm của tâm hồn, không nhiều thì ít chúng ta cũng dính chút chút…! Thế là ta cảm thấy "nhột" vì linh cảm: " Người ta có vẻ đang nói tới mình"…. Có khi chúng ta cảm thấy không được vui vì một ai đó viết một dòng bóng gió, và rồi sẽ bắt đầu ái ngại và suy nghĩ: "Liệu mình có làm gì phật ý bạn ấy không nhỉ". Nếu họ nói bóng gió quá nhiều, người khác cũng sẽ xì xầm sau lưng mình nhiều. Tâm suy tư nói lên ý nghĩ của mình…

- Vậy chúng ta không nên bình luận về bất kì ai! Hoa góp ý.

- Đúng đó các bạn, chúng ta luôn giữ quy tắc: "Không ai có thể tin tưởng tuyệt đối". Nếu ghét một ai đó là chuyện cá nhân, nhưng chuyện bé sẽ thành to, nếu như người khác nghe thấy và "mách lẻo" với tình địch. Câu chuyện sẽ thêm bớt ít nhiều và một mối quan hệ có thể tan vỡ nhanh chóng. Chúng mình có thể nghe chuyện của người khác, nhưng hãy hạn chế bình luận, cũng không nên "tam sao thất bản" bất kỳ điều gì. Khi cần, chỉ việc nói: "Tôi không biết" là ổn. Thủy im lặng lắng nghe, nay mới lên tiếng góp ý…

- Thật vậy cá tính không phải lúc nào cũng tốt! Nếu nổi loạn, thú vị.. không thích theo khuôn mẫu… đó là việc của chính mình. Nếu thật sự cá tính, không nhất thiết phải cố thể hiện hết sức. Người khác sẽ dần thấy điều đó qua thời gian. Sự nổi loạn hoặc thẳng thừng quá mức đôi khi khiến người khác phật lòng! Khi có người ghét mình, thị phi sẽ bắt đầu. Chúng ta sẽ không kiểm soát được mọi người đang nghĩ gì về mình, khi đó chúng ta luôn cố tách biệt khỏi đám đông. Hoa lại góp ý…

- Chúng ta phải biết lúc nào cần nhạt nhòa. Sẽ là chuyện lớn, nếu như chúng mặc shorts cực ngắn để đi lên giảng đường,nhà thờ, chùa hay nhuộm tóc màu xanh, đỏ cùng bộ móng tay lòe loẹt để đi dự một buổi hội thảo. Ăn mặc không phù hợp với nơi chốn mình đến cũng là đề tài cho mọi người xầm xì gây nên thị phi. Có thể trong phim ảnh, truyện, việc ăn mặc cá tính, táo bạo là điều rất bình thường, nhưng áp dụng ngoài đời thật rất khó. Một quy tắc cơ bản là: khi đi học hoặc làm việc, hãy cố gắng chú ý trang phục của mọi người và ăn mặc phù hợp giống như vậy. Cá tính không đúng lúc, bạn sẽ tự hại mình. Chúng ta thường ghét một ai đó có khi chỉ vì… trang phục mà cô ấy đang mặc trên người… Kim nhận xét.

- Tâm thấy chúng ta phải cẩn thận về mọi thông tin cá nhân. Đừng public quá nhiều về trường lớp bạn học, địa chỉ nơi ở, họ tên, số điện thoại… Có thể bạn nghĩ rằng mình chưa đủ nổi tiếng để được nhiều người quan tâm. Nhưng rất có thể người khác sẽ dùng thông tin cá nhân của bạn để hại bạn, nếu họ "bỗng dưng ghét bạn". Cẩn thận luôn là trên hết. Với facebook, nên gởi cho bạn hữu, người thân khi dùng và cẩn thận với những nick lạ trên Yahoo!Messenger.

Ninh Thuận Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.