Hôm nay,  

Nhà Văn Ngô Viết Trọng Ấn Hành 2 Tác Phẩm Mới

17/04/201400:00:00(Xem: 6836)

Nhà văn Ngô Viết Trọng -- một tác giả nổi tiếng về nhiều thể loại thơ, văn, hồi ức và tiểu luận -- vừa xuất bản 2 tác phẩm mới:

-- "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," viết theo thể loại tiểu thuyết lịch sử.

-- "Xưa và Nay," một tuyển tập nhiều bài viết, các thể loại truyện ngắn, hồi ký và tiểu luận.

Sinh năm 1944, nhà văn Ngô Viết Trọng đã ở vào "tuổi xưa nay hiếm," ngòi bút của ông lại đến trễ với văn đàn, chỉ sau khi đã trải qua nhiều năm tù cải tạo và sang Mỹ định cư, nhưng mang đầy tâm tư của một người đang nhìn lại những thăng trầm của đất nước và bản thân.

Đó là những ngậm ngùi khi trong lòng đâỳ ắp nhũng tiếng nói và hình ảnh cần diễn tả: Ngô Viết Trọng trong khoảng 15 năm sáng tác đã xuất bản khoảng 12 tác phẩm đủ thể loại, từ tuyển tập truyện ngắn cho tới tiểu thuyết lịch sử, từ hồi ức cho tới tiểu luận. Tính ra, gần như mỗi năm in một tác phẩm -- sức viết đã mạnh, và hy sinh in sách cũng là nhiệt tâm lớn.

Hãy nhìn xem những quan tâm của ông: thí dụ, tiểu thuyết "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," nội dung kể lại chuyện Bà Triệu, một nữ anh hùng khởi nghĩa chống quân Tàu... nhưng rồi bị các sử gia Phương Bắc bôi bác và bịa đặt như một phụ nữ "kinh dị với vú dài ba thước," một hình ảnh không hề có ở đời thực dù ở Tây, Tàu, Mỹ, Nhựt... vậy mà cứ ghi mãi trong sử Tàu và cả sử Việt. Ngô Viết Trọng như thế đã viết bằng trọn tâm tình của người đời sau, của một người yêu nước nhìn lại sử Việt.

Trong "Lời Tựa" của Võ Hương An in nơi đầu sách "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," nhà văn họ Võ đã trân trọng giới thiệu người cầm bút họ Ngô như sau, trích:

"Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng là tác phẩm thứ 12 của nhà văn Ngô Viết Trọng, là tiểu thuyết lịch sử thứ 6, sau Lý Trần Tình Hận (2002), Công Nữ Ngọc Vạn (2004), Dương Vân Nga: Non Cao & Vực Thẳm (2005), Trần Khắc Chung (2009), Chế Bồng Nga, Anh hùng Chiêm quốc (2011), trong đó, Lý Trần Tình Hận đã được tái bản vào năm 2005. Điều này chứng tỏ tiểu thuyết lịch sử của tác giả họ Ngô đã được độc giả hải ngoại tìm đọc với hảo cảm.

Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng là truyện dài viết về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248, chống lại sự thống trị bóc lột, hà khắc của nhà Đông Ngô thời Tam Quốc.

Sau khi chào độc giả bằng tác phẩm đầu tay Vết Hằn Mùa Xuân, một tuyển tập truyện ngắn dễ thương, dành được nhiều cảm tình của người đọc, Ngô Viết Trọng bỗng rẽ sang một nẻo đường mới – mà rất ít người cầm bút muốn dấn thân, nhất là giới cầm bút hải ngoại – là tiểu thuyết lịch sử.

Nhớ lại thời niên thiếu đã có lần mê mẩn đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng, Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, rồi Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc, v.v, chưa kể những Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa…, nên tôi không thể bỏ qua tác phẩm đầu tay về tiểu thuyết lịch sử của anh và nhận ra rằng đây là một sự chuyển hướng hợp tình lý, có thể tạo cho tác giả một chiếu riêng trong sinh hoạt văn học hải ngoại... (...)

...ta có thể hiểu rằng trước thời kỳ tự chủ (939), để chép sử nước ta, các nhà làm sử đều phải mượn sử liệu từ những ghi chép của Trung Hoa. Với mặc cảm tự tôn “thiên triều” của kẻ đi đô hộ, dĩ nhiên những ghi chép của họ sơ sài và đầy thiên kiến.

Nói đến Bà Triệu, họ gọi là Triệu Ẩu và thêm chi tiết là người cao lớn, thô tháp, hung dữ (giết chị dâu). Những bộ sử đầu tiên của Việt Nam cũng lặp lại những điều này. Ẩu,nghĩa là bà già. Bà Triệu qua đời lúc mới 23 tuổi, chưa chồng, sao gọi là bà già? Như vậy, chỉ có thể hiểu người Hoa muốn gọi xách mé Bà Triệu là con mụ họ Triệu. Có lẽ vì cảm nhận được điều này nên trong kỳ tái bản bộ Việt Nam Sử Lược tại Pháp (Nxb Institut de l’Asie du Sud-Est, 1987), thấy sử gia Trần Trọng Kim đã thay cái tên Triệu Ẩu bằng BÀ TRIỆU (TRIỆU THỊ CHINH) với chú thích ”Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu, nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh” (Sđd, Quyển I, tr.44). Vua Tự Đức (1848-1883) khi đọc Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục do Quốc Sử Quán biên soạn, tới đoạn Bà Triệu vú dài 3 thước, đã châu phê “Nhưng nói là vú dài ba thước thì cũng quái gở, đáng cười“.

Tôi dẫn dài dòng như thế để chỉ nói lên một điều: để xây dựng nên Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng, Ngô Viết Trọng, ngoài việc dựa vào Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Thanh Hóa, mục Liệt Nữ Phụ, Tập Hạ, bản dịch của Trần Tuấn Khải, Nha Văn Hóa, Saigon, 1960) còn phải tham khảo nhiều sách sử khác, sàng lọc các chi tiết, rồi mới dám cấu tứ và xuống bút làm thành tác phẩm. Chỉ với sử liệu dài hơn một trang sách, bằng óc sáng tạo, nhà văn họ Ngô đã có thể cống hiến cho độc giả 200 trang sách đầy cuốn hút với một văn phong giản dị như chính con người của anh. Nếu viết một truyện dài tình cảm trong đời thường, có lẽ người cầm bút không phải khổ công như thế. Sự khổ công đó, ngoài lòng tự trọng và sự tôn trọng độc giả, không muốn muốn cung cấp cho người đọc một món hàng mạo hóa, mà còn được thúc đẩy bởi một động cơ tình cảm khác, âm thầm và mãnh liệt hơn.


Trước cảnh Biển Đông dậy sóng với đủ trò diễu võ dương oai của Tàu cộng, nào xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, tuyên bố lãnh hải lưỡi bò, bức hiếp ngư dân Việt Nam, v.v. mà nhà cầm quyền CSVN vẫn chịu lép một bề, người dân đã đứng lên, đã lên tiếng, và đã bị đàn áp tù đày nhưng vẫn hiên ngang đối mặt,trong đó không thiếu những anh thư của thời đại mới, như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, v.v. khiến ngòi bút của Ngô Viết Trọng không thể nằm yên..."(hết trích)

Thật vậy, chúng ta hãy hình dung, vì sao nữ tướng họ Triệu ở lứa tuổi 20 của Việt Nam được đồng bào phong tặng danh hiệu Nhụy Kiều Tướng Quân (Vị nữ tướng yêu kiều, xinh đẹp như nhụy hoa) vậy mà dưới ngòi bút sử gia Phương Bắc lại trở thành một "bà già vú dài, hung ác"...

Thế mới biết, các chế độ độc ác luôn luôn có nhà văn độc ác hỗ trợ (hình ảnh quen quen? Có phải ở VN, Bắc Hàn... hiện nay cũng có hiện tượng bóp méo ngòi bút như thế?). Do vậy, một ngòi bút như Ngô Viết Trọng cực kỳ cần thiết, và ông đã đóng vai trò này trong một thể hiện rất là văn chương.

blank
Bìa 2 tác phẩm.

Trong khi đó, trên Trang Nhà Gia Đình CSQG, tuyển tập "Xưa Và Nay" của Ngô Viết Trọng được nhà văn Lưu Trần Nguyễn giới thiệu bằng ngôn ngữ cực kỳ trân trọng, trích như sau:

"...XƯA VÀ NAY chính là những đặc thù của ông, hay nói đúng hơn chính là những mảnh vụn tâm tư, chứa đầy tình người, tình yêu quê hương, mà tác giả đã gom lại thành một chúc thư khiêm tốn, ít nhất là dành cho bằng hữu. Ngay trong lời mở đầu, nơi phần kết, tác giả đã tha thiết bày tỏ một cách thật lòng: “Rất mong tập sách nhỏ này ngoài việc giúp độc giả giải trí, nó có thể gợi được chút ý tưởng hữu ích nào cho những ai nuôi chí cứu nước giúp đời!”

...trong tự truyện Ông Nhà Văn - Thằng Bỏ Báo, ông mô tả cái biên giới giữa Ông và Thằng thật gần gũi. Tác giả dùng chính bản thân mình làm người mẫu, để đời vẽ lên một chân dung tương phản của Ông nhà văn Ngô viết Trọng, và Thằng bỏ báo Trọng Ngô. Tác giả tự nhìn hình ảnh mình cùng bằng hữu nhếch môi cười. Nụ cười của đời thường, xem ra chua xót, nhưng lại là những tiếng thở dài của chính tác giả và những người thấu hiểu ông.

“Tôi vẫn nhớ mãi những hình ảnh trái nghịch ngộ nghĩnh trong những lần ra mắt sách của chính mình. Buổi khuya tôi là một anh bỏ báo lôi thôi lếch thếch, lượm từng cái lon hoặc ngửa tay nhận vài đồng tiền tip, buổi chiều tôi lại thành một nhà văn mặc veston, trịnh trọng đóng vai chính trong một buổi sinh hoạt văn nghệ này! Cũng truyền thông báo chí phỏng vấn, cũng văn nghệ ca nhạc rềnh ràng như ai! Cảnh đó lâu lâu lại tái diễn một lần. Vì vậy các đồng nghiệp của tôi vẫn hay gọi đùa tôi là; “ông nhà văn – thằng bỏ báo”…”(Trang 45)

Như người viết đã từng nói, với cái nhân dáng giản dị gần như quá hiền hậu bên ngoài, Ngô viết Trọng thường bị chìm lỉm trong đám văn nghệ môi son má phấn, khăn đóng áo thụng. Nhưng nếu đi sâu vào những tác phẩm của ông, và gần nhất Xưa Và Nay thì thấy ông đã vượt ra khỏi cái tầm thường bề ngoài của mình bằng cái chân dung thật chững chạc của một kẻ sĩ có nhiệt tâm với cộng đồng và đất nước...

...Xưa và Nay, tập truyện dày 240 trang bìa Ngọc Danh, nội dung gồm 17 đoản thiên, chia làm 2 phần như tựa đề cuốn sách. Mỗi một đoản thiên của tác giả đều hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc, nó không đơn thuần mang tính cách giải trí, mà là một tài liệu để người đọc rút ra được rất nhiều bài học giá trị về cuộc sống và con người. Cuốn sách như một giòng sông, hướng dẫn người đọc phiêu du qua khắp bến bờ, mỗi phong cảnh phù hợp với một cá nhân..."(hết trích)

Chúng ta có thể nói gì về nhà văn Ngô Viết Trọng? Thật khó để nói về ông một cách đơn giản, vì trong từng trang sách là những thác lũ Biển Đông, những gầm rú của tổ tiên Việt tộc đang cùng Bà Triệu phất cờ, lũ lượt đi cùng binh sĩ, voi, ngựa... ra trận chống Bắc quân -- và tất cả những hình ảnh đó đã được viết trong ngôn ngữ văn chương điềm đạm, của một ông già xa xứ, lo ngại nhìn về quê nhà...

Mỗi tác phẩm trên đều ghi giá 15 Mỹ Kim. Độc giả có thể tìm mua qua email: trong27767@yahoo.com hay (916) 549-7689.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.