Hôm nay,  

Vứt Rác Bừa Bãi

4/5/201400:00:00(View: 10811)

Mấy ngày lễ lớn, Nhàn cô bạn của Tâm ở tiểu bang lạnh nhân dịp nghĩ làm, đã lấy thêm vài ngày phép nữa để về Cali., thủ phủ tỵ nạn người Việt để tham dự đại hội Liên Trường Trung Học Việt Nam. Đại hội tổ chức thật rầm rộ trong mấy ngày liền, gồm tiền đại hội, chính thức đại hội, sau đó đi tham quan những danh lam thắng cảnh quanh vùng…

Sau 38 năm xa quê hương và bạn hữu thân thiết, Nhân về trước ngày họp mặt hai ngày để có dịp gặp bạn bè lâu hơn và thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương của ba miền Bắc Trung Nam. Nhóm tứ quí chúng tôi cũng là chỗ thân thiết với nhau cả nên đồng lòng đi đón Nhàn ở Phi Trường, sau đó ghé Phước Lộc Thọ cho Nhàn tham quan và nếm qua thức ăn mang hương vị quê hương được chế biến ngay khu phố Bolsa trước khi về tạm trú tại nhà Tâm. Xe vừa đậu trong khu parking sân sau Phước Lộc Thọ, một ấn tượng xấu đầu tiên "vứt rác bừa bãi" của đôi nam nữ đang nói cười trước khi lên xe để lại hai ly nước vừa uống xong và mấy tờ giấy lau tay trước xe khoảng sân trước xe rồi an nhiên lái xe đi một cánh tỉnh bơ…

- Sống tại thủ phủ người tị nạn sao họ không biểu hiện nếp sống văn minh, tìm thùng rác bỏ những thứ cần vất vào. Một con sâu làm rầu nồi canh! Hành động như thế làm dân bản xứ chê cười người Việt Nam chúng mình ở dơ các chị ơi?! Nhàn ngạc nhiên lên tiếng trước.

- Bàn tay cũng có ngón ngắn ngón dài, có thể họ gấp chuyện gì đó mà vội vã đi, chứ sống ở đây 38 năm không nhiều thì ít cũng học được tính trách nhiệm giữ vệ sinh chung chứ!? Kim nhoẻn cười biện hộ thay cho họ…

- Qua đây, Tâm nhớ lại một truyện tự thuật đã đọc đâu đó lâu rồi… Người đàn ông Việt Nam qua Nhật du lịch, trên đường bách bộ ông ấy bóc một viên kẹo ra ăn, xong vất giấy bọc kẹo xuống đường. Đi sát ông là chú học sinh nhỏ mang túi xách đi học, chú ấy cúi xuống lượm bọc giấy kẹo lên. Người đàn ông thầm nghĩ " chắc tờ giấy bọc kẹo xinh đẹp nên chú bé thích cất giữ chơi…" Nhưng đi tới một đoạn đường chú bé mở thùng rác bên lề đường vất tờ giấy vào… Cử chỉ ấy làm ông ta tự thẹn và ngộ ra " xứ Nhật quá sạch sẽ, trên đường không một cọng rác vì lối giáo dục của họ dạy, huấn luyện cho con trẻ ý thức & trách nhiệm khi còn nhỏ…Từ đó người đàn ông tự dặn lòng phải giữ vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi để thể hiện nếp sống văn minh…

- Xuân nhớ lại hồi sau 75 chúng mình thuyên chuyển về dạy trường Thánh Mẫu Gia Định, sau đổi là trường cấp 1,2,3 Lam Sơn. Hàng ngày đi dạy trên đường Bùi Hữu Nghĩa cũng ngang qua chợ Bà Chiểu. Cuối chợ, gần trường là một đống rác to tổ bố chứa bao nhiêu là rau cải, trái cây hư thối, vật dụng hư hao bốc mùi xú uế và ruồi nhặng bu đầy làm người đi ngang phải bịt mũi hay nín thở…

- Ở Việt Nam nạn vứt rác bừa bãi bành trướng khá mạnh & trở thành thói quen xấu mà chúng ta không nhiều thì ít cũng bị ảnh hưởng và mang theo cho tới xứ người… Chúng ta quên đi ô nhiễm môi trường là huỷ diệt cuộc sống con người, mà môi trường thiên nhiên gắn bó mật thiết với con người, vậy mà con người trực tiếp ra tay phá hoại "ngôi nhà thân thương" của mình một cách vô ý thức. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, vấn đề rác thải đang xuất hiện rất nhiều trong xã hội gây ô nhiễm môi trường và làm biết bao sinh vật chết vì rác. Trong đó vấn đề bức bách nhất là xả rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ở các nước chậm tiến vấn đề xả rác nơi công cộng đã và đang xuất hiện nhan nhản trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Ta có thể thấy rất rõ hiện tượng này mỗi khi đi trên những con phố lớn, người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố. Hay khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre thì họ lại thản nhiên vứt xuống nền nhà và tệ hại hơn là vứt qua cửa sổ dẫn đến việc rác thải mắc vào cành cây, dây điện gây mất mỹ quan thành phố, hay rơi xuống lòng đường gây khó chịu cho người đi lại. Vào một quán nước, những người hút thuốc hay ăn kẹo cao su đều có gạt tàn để bỏ vào, nhưng hình như không ai nhìn thấy nên gạt tàn thì vẫn sạch sẽ còn sàn nhà thì lại đầy những điếu thuốc cùng với những bã kẹo cao su. Không những thế, thật nguy hiểm khi vứt thuốc bừa bãi mà không chịu dập tắt thuốc lá trước khi vứt thì có thể gây cháy nhà hoặc tàn thuốc sẽ bay vào người khác… Tâm phân tích tệ nạn vứt rác bừa bãi một cách cụ thể hơn…

- Hoa đã chứng kiến cảnh người ngồi trong xe vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đường, thậm chí còn khạc nhổ xuống đường lộ vì thế ở xa lộ hay có những toán người mặc áo đỏ hay vàng lượm rác làm vệ sinh …

- Ở Việt Nam, các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt. Đi bộ ven hồ, dù là đẹp và nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, song ta vẫn có thể thấy những que kem đang ăn dở, những mẩu thuốc lá hay những vỏ kẹo được vứt vung vãi dưới lòng đường, tệ hơn là ở trên mặt hồ nước trong xanh…. thì có thể biết ý thức của nhân dân ta như thế nào. Những việc làm này do người dân vô ý thức không biết bảo vệ môi trường và thành phố, nơi mình sinh sống. Ở nước ta, chuyện vứt rác, xả nước bẩn làm ô nhiễm nơi công cộng, ném xác súc vật ra đường hay sông, hồ làm tắt nghẻn cống rảnh làm nước chảy chậm gây nên đường sá lụt lội đình trệ giao thông đi lại... thì khá phổ biến. Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa, kém văn minh. Nguyên nhân của những việc làm nói trên đều do người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường và nơi mình sinh sống, phần lớn đều là những thanh, thiếu niên nhưng cũng không ít những người lớn tuổi mắc phải. Khi một gia đình cùng đi chơi mà bố mẹ cứ xả rác bừa bãi, đã vô tình tạo thói quen không tốt cho con cái noi theo " gần mực thì đen, gần đèn thì sáng " dẫn thói quen xấu "đi đến đâu, xả rác đến đó". Các biển cấm "Không xả rác bừa bãi!" hay "Hãy bỏ rác vào thùng!" tại những nơi công cộng như bệnh viện, công viên, đường phố... đã trở thành "những điệp khúc" lặp đi lặp lại đối với tất cả chúng ta. Nhưng rồi mọi người không hỗ trợ tích cực làm theo… Nhìn vào bộ mặt của các đô thị, người ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của một quốc gia…. Kim mới về Việt Nam thăm mẹ đau yếu, nên biết rõ tệ nạn này vẫn không thay đổi mà xem ra gia tăng vì cuộc sống đông đúc xô bồ, nhất là các xóm lao động, vùng quê…

- May mà chúng mình ở tại Mỹ và các nước tiên tiến như Singapore, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc... vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường sạch đẹp được quan tâm hàng đầu. Nhà nào cũng có thùng rác và sở vệ sinh hàng tuần đến chở đi. Nơi công cộng đều có thùng rác hẳn hoi. Tuy vậy cũng còn một số ít người vô ý thức đã xả rác bừa bài tùy nghi và đã trở thành thói quen rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng,... Liệu chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé bốn tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà? Tuy nhiên, thói quen này lại dần mất đi khi các em lớn lên. Hay do các em thấy người lớn "không tuân thủ" nên cũng bắt chước làm theo? Hơn nữa, vứt rác bừa bãi thì cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ rác vào thùng. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành… Như thế sẽ khiến cho thói quen này ngày càng tăng cao bởi nhiều người lấy cớ đó để xả rác mà không ai nói gì. Việc xả rác nơi công cộng cũng là do những người ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội. Tục ngữ có câu: "Cha chung không ai khóc". Nếu ở trong nhà mình, chắc mọi người đều không vứt rác bừa bãi mà đã cho vào túi đựng hoặc thùng rác. Còn ở ngoài đường, chả phải của ai nên cứ dùng xong là họ lại vứt ngay ra đường. Thử tưởng tượng một thành phố mà đi đến đâu cũng thấy đầy rẫy rác thải, khói bụi và mùi hôi thối cùng những con ruồi, bọ, chuột, muỗi, gián,... vây quanh; hay những dòng sông, mặt nước hồ đều chuyển từ màu trong xanh sang màu đen ngòm cùng với rác thải nổi lềnh bềnh,... thì mọi người sẽ nghĩ như thế nào? Thật đáng sợ! Nhiều nhất là chai nước suối, khăn giấy, vỏ bánh kẹo. Mỗi người đi đường "góp" một chút, chẳng mấy chốc đường sá, khu phó toàn rác. Nạn xã rác sẽ bị phạt tiền nên cũng ngăn chận một phần tệ nạn đó. Nhưng ăn thua là con người tập thói quen, ý thức tốt, chứ không phải sợ bị phạt tiền mới giữ mình khi có người theo dõi, không có ai thì len lén vứt rác bừa bãi tùy nghi vô tội vạ… Hạnh im lìm không lên tiếng, nay nói một mạch theo cảm xúc của nàng ta.

- Ngay trong khu thương mại Bolsa, cuối ngày nếu không có xe đi quét rác thì giấy bay như bươm bướm… Trong những buổi sinh hoạt đông đúc ngoài trời do các tổ chức trong cộng đồng VN hải ngoại đề xướng, hay sau một buổi ca nhạc gây quỹ giúp thiên tai bão lụt, biểu tình… BTC hay hô hào mọi người một tay giúp lượm rác, giấy, chai… quanh chỗ mình ngồi đã xả ra một cách vô tội vạ, hay xếp ghế lại để đở đần cho BTC. Nếu không dọn dẹp thu lượm chiến trường thì rác giấy ngập bay cả một khoảng đất rộng…Xả rác bừa bãi là thực trạng rất đáng phê phán vì nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và xã hội. Hãy cùng chung tay góp sức vì một đất nước xanh, sạch đẹp và văn minh theo khẩu hiệu: "Mình vì mọi người, mọi người vì mình"! Để làm được điều đó, mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình, cùng nhau bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung thân yêu của chúng từ trong nhà ra ngoài ngõ, ra tới cộng đồng xã hội… cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong. Tâm góp ý cho câu chuyện xả rác và nhắc nhở các bạn mau mau rảo bước giới thiệu những món ăn ngon cho Nhàn thưởng thức để cô nàng sớm về nhà Tâm tắm rửa nghỉ ngơi sau mấy giờ co ro bó gối trên máy bay…

Nguyễn Ninh Thuận

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.