Hôm nay,  

Đức Giáo Hoàng Phanxicô Vấn Nạn Người Nghèo Và Chính Trị

03/04/201400:00:00(Xem: 3885)

Người nghèo và chính trị là nội dung của những bài thuyết giảng và thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được phổ biến rộng rãi từ ngày Ngài nhậm chức

Bất cứ nơi nào dù trước bất cứ cử toạ nào, dưới bất cứ đề tài nào Ngài cũng không quên đề cập đến “chính trị”, và giúp “người nghèo” và Ngài luôn kêu gọi và khuyến khích giáo dân cũng như hàng giáo phẩm đặt trọng tâm vào tình thương yêu. Thuyết giảng trong đêm Giáng Sinh 2013 Ngài cho rằng: “ Giáng Sinh thường là một ngày lễ quá ồn ào. Tốt hơn chúng ta nên giữ im lặng một chút để lắng nghe tiếng nói của tình yêu thương”

Từ ngày nhậm chức tháng 3 năm 2013, ĐGH Phanxicô đã đưa ra nhiều chương trình và dự án cải tiến giáo hội tại Toà Thánh Vatican. Những tư tưởng cấp tiến của Ngài đã gây rất nhiều tranh cải trong giáo hội và đặc biệt với những hàng giáo phẩm thủ cựu bảo thủ.

Ngài quan niệm rằng giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã ngày nay không còn đóng cửa mà phải mở rộng vòng tay nhân ái đến mọi tầng lớp dân chúng từ những con chiên cho đến những người ngoại đạo nhất là phải giúp đở “người nghèo” và những tín đồ lâu nay vì những lý do gì đó đã rời bỏ giáo hội, xa lánh nơi thờ phương Chúa mà lâu nay giáo hội lãng quên. Giáo hội Thiên Chúa Giáo còn phải kết thân với những tôn giáo khác. Ngài còn muốn có sự hoà đồng và thông cảm của những tín đồ theo đạo Hồi Giáo.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Đức Giáo Hoàng đầu tiên được bầu vào Tòa Thánh Vatican không phải là người Ý hay người u Châu. Ngài đến từ một nước Nam Mỹ La Tinh chưa được phát triển đó là xứ Á Căn Đình. Có lẽ xuất thân là Hồng Y từ thành phố Buenos Aires-Á Căn Đình sống bên cạnh những cộng đồng người nghèo cho nên ngài rất thông cảm được người nghèo. Ngài có một cuộc sống rất giản dị và bình dân.

Ngài thường dùng xe bus hay xe lửa khi di chuyển trong thành phố và thường tiếp cận với mọi tầng lớp dân chúng trong đó Ngài quan tâm nhất đến người nghèo.

Ngài có những tư tưởng và hành động rất cấp tiến trong sứ mạng truyền giáo của một giáo phẩm. Ngài đã rữa chân cho những phạm nhân trong đó một phạm nhân là người Hồi Giáo, hoặc đi thăm những người bịnh khuyết tật. Trong ngày sinh nhựt 77 tuổi Ngài đã đã ăn sáng với 4 người vô gia cư ở khu vực Vatican. Ngài kêu gọi những chính quyền và các hội thiện nguyện trên thế giới nổ lực giải quyết vấn đề vô gia cư. Khi nhậm chức Giáo Hoàng Ngài cho biết ý định của Ngài là phải cải tổ Giáo Hội tại Vatican. Ngài thành lập Task Force cải tiến hành chánh Vatican, vấn đề ngân hàng Vatican và vấn đề tình dục thiếu nhi v…v. Vấn đề tình dục thiếu nhi là một vấn đề gây nhức đầu cho Giáo Hoàng và những cấp lãnh đạo của giáo hội đã tích tụ từ lâu ảnh hưởng đến uy tín của giáo hội trên thế giới để rồi giáo hội phải công khai phổ biến tài liệu hàng ngàn trang về tình dục thiếu nhi và đã bị Hội Đồng Bảo Vệ Quyền Thiếu Nhi của Liên Hiệp Quốc lên án. Để giải quyết cụ thể và xoa dịu dư luận cũng như nạn nhân thiếu nhi bị sách nhiễu tình dục, đồng thời cũng cho thế giới biết giáo hội Công Giáo La Mã muốn giải quyết vần đề tận gốc thì Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm một vài thành viên trong Task Force là nạn nhân thiếu nhi sách nhiểu tình dục là bà Marie Collins, là ngươì từng là nạn nhân từ thập niên 60’s

Ngài không ngũ trong lâu đài lâu nay dành cho Giáo Hoàng mà Ngài chỉ muốn được ngũ trong một phòng của nhà khách của Toà Thánh. Ngài không sử dụng xe sang trọng mà dùng chiếc xe Renauls 4 củ kỷ để di chuyển. Từ ngày nhậm chức, Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất năng động đi khắp mọi nơi gặp đủ mọi loại người và những lãnh tụ các nước trên thế giới nói về mọi vấn đề quan trọng của nhân loại. Ngài muốn giáo hội Công Giáo ngày nay không còn được khép kín trong tháp ngà như trước đây mà phải là một giáo hội xông pha bụi bậm khi xuống đường truyền đạo cũng như cứu rỗi chúng sinh với những tình thương yêu trước những vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng làm chia rẽ giáo hội và thế giới như đồng tình luyến ái, ngừa thai và phá thai v…v

Chính những năng động và cấp tiến của Ngài đã gây sự chú ý và ảnh hưởng toàn thế giới để báo Time đã phải bình chọn Ngài là “Người của Năm 2013” “Person of Year 2013”.

Truyền thống lâu nay của báo Time khi chọn một người là “Person of the Year” thì người đó hoặc tổ chức nào đó phải có ảnh hưởng đối với nhân loại trên toàn thế giới.

Bà Nancy Gibbs, chủ bút báo Time cho biết sở dĩ báo Time chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “Người của năm 2013 vì: “ Dựa vào sự việc Ngài đã đưa chức Giáo Hoàng ra khỏi chốn cung điện và đi vào các đường phố đã quyết tâm đưa một giáo hội lớn nhứt thế giới đối diện với những nhu cầu đòi hỏi sâu xa nhất của nhân loại giữa sự phán xét với lòng thương xót”.

Phát ngôn viên của Vatican, cha Federico Lombardi cho biết sự bình chọn Giáo Hoàng Phanxicô là một yếu tố làm cho người ta thêm hi vọng: “ Thật là một dấu hiệu tích cực khi mà một trong những cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế trao danh dự cho một người rao giảng các giá trị tinh thần, tôn giáo và đạo đức và đã lên tiếng một cách hiệu quả cho hoà bình và công lý.”

Đây là lần thứ ba báo Time đã bình chọn một vị Giáo Hoàng là nhân vật của năm. Hai vị trước là Giáo Hoàng John XXIII (năm 1963) và Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II (năm 1994).

Ngài luôn cho rằng giáo hội phải coi mình như một bịnh viện dã chiến sau cuộc giao tranh là cố gắng chữa lành và xoa dịu những thương tích lớn hơn của xã hội thay vì chỉ tập trung vào những luật lệ nhỏ do đầu óc hẹp hòi áp đặt”. Nếu chúng ta yêu thương Thượng Đế, yêu Chúa GiêSu và những anh em chúng ta thì chúng ta đang bước vào những vùng ánh sáng, còn nếu chúng ta khép kín trái tim của chúng ta thì chúng ta đang bước vào vùng bóng tối”

Quan niệm chính trị có những tác động và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của con người trong đời sống hằng ngày dù trong đạo hay ngoài đời cho nên Ngài rất tận tình cổ vũ người dân nhất là những tín đồ Công Giáo phải tham gia chính trị. Ngài cho rằng một người công giáo tốt là một người biết tham gia vào chính trị, tham gia đóng góp ý kiến và trên hết là cầu nguyện. Ngài cho rằng hãy cầu nguyện cho những chính quyền để họ biết thương dân, khiêm nhường và lắng nghe. “Hãy cầu nguyện cho họ có thể hối cải”.

Khi Giáo Hoàng PhanxiCô kêu gọi giáo dân tham gia chính trị thì có nhiều phản ứng không thuận lợi. Những người chống đối thì cho rằng Công Giáo là tôn giáo không nên dính vào chính trị và cho chính trị là dơ bẩn, bần tiện, mưu mô, tranh giành quyền lợi thiếu đạo đức v…v. Nhận định điều này đúng một phần nếu nhìn chính trị là những hoạt động âm mưu tranh giành chức tuớc và chiếm đoạt quyền lợi vì lợi ích cá nhân hay phe đảng của những chính trị gia hoạt đầu, cơ hội hoặc những chính khách salon.v..v. Giáo Hoàng PhanxiCô coi chính trị như là một trách nhiệm của người công dân trong đó có người công giáo. Theo học thuyết Xã Hội của Công Giáo thì chính trị là một hình thức cao nhứt của bác ái vì nó phục vụ quyền lợi chung. Ngài nói: “Tất cả chúng ta hãy chung tay đóng góp một cái gì đó”. Tổng thống Obama xác nhận ông ta chịu ảnh hưởng của học thuyết Xã Hội của Thiên Chúa giáo đã thúc dục ông tham gia là nhà hoạt động cộng đồng (community activist) và học thuyết này cũng đã ảnh hưởng nhiều trong thông điệp nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ hai của ông ta.

Nelson Mandela nhà lãnh tụ Nam Phi vừa qua đời đã từng nói với báo Time: “ Politics is a way can do better for the people”. Chính những hoạt động tích cực chính trị của ông Nelson Mandela đã giải phóng được người da đen Nam Phi xoá bỏ sự kỳ thị sắc tộc của chính phủ da trắng Nam Phi.

Chúng ta có biết rằng dù chúng ta có ngồi nhà chỉ cần lên tiếng có những ý kiến, những phê bình hoặc chống đối dưới bất cứ hình thức nào về những sai trái của chính quyền tức là chúng ta đang tham gia vào chính trị. Khi tập thể cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là những người Công Giáo lên tiếng phản đối chính quyền CSVN có những hành động đàn áp Công Giáo tại Thái Hà, Cồn Dầu và Mỹ Yên v….v tại Việt Nam là đang tham gia chính trị rồi đó. Cũng từ những đàn áp tôn giáo tại VN, ĐGH nhận định rằng nếu chúng ta im lặng không tham dự chính trị thì mức độ đàn áp sẽ tàn bạo hơn áp đặt lên những đồng đạo và giáo hội của chúng ta. Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã có một bài giảng dành riêng cho những Kitô Hữu bị đàn áp ở nước ngoài, trong đó Ngài ám chỉ Việt Nam và yêu cầu các giám mục phải hành động cho tự do tôn giáo quốc tế thành ưu tiên hàng đầu. Ngài hoan nghinh những tham gia chính trị tích cực của Toà Giám Mục Kontum đã can đảm mạnh dạn lên tiếng chỉ trích chống đối sự kỳ thị, đàn áp Công Giáo Mỹ Yên của chính quyền CSVN, hoặc như của cơ quan Boat People S.O.S liên tục bền bĩ đấu tranh cho giáo dân Cồn Dầu vận động chính quyền Hoa Kỳ áp lực lên CSVN chấm dứt những hành động đàn áp, bắt bớ tra tấn giáo dân Cồn Dầu. Gần đây nhứt Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp giáo phận Vinh nói: “ Cần có sự thay đổi triệt để vì vận mệnh đất nước ….Đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh dân tộc VN”. Đó là hành động trách nhiệm chính trị cao cả vì đai nghĩa tôn giáo và dân tộc

Tổng thống Kenneky có một câu nói để đời và mọi người phải suy ngẫm: “Đừng hỏi tổ quốc phải làm gì cho bạn mà bạn phải tự hỏi bạn phải làm gì cho tổ quốc”. Đó có phải là những khuyến khích vận động người dân tham gia chính trị hay không? Để thực hiện và tạo môi trường và cơ hội cho người dân tham gia chính trị phục vụ cộng đồng, T.T Kennedy đã thành lập đoàn Peace Corp tung ra khắp thế giới phục vụ những nước nghèo chậm phát triển. Trong ba năm cầm quyền T.T Kennedy đã tích cực tranh đấu cho sự bình đẳng xã hội, cải thiện đời sống cho những thành phần khốn cùng thua thiệt trong xã hội. Đây cũng là những cảm hứng thúc dục tổng thống Johnson,người nối tiếp T.T Kennedy bị ám sát, cũng đã đưa ra một chương trình gọi là “Great Society” bảo hiểm y tế cho người già và người nghèo như Medicare và Medicaid cho đến ngày hôm nay

Đặt tên Phaxicô là vị thánh Assisi được gọi là vị “thánh nghèo” cho thấy rõ Giáo Hoàng Phanxicô có những quan tâm và muốn giúp người nghèo. Ngài nói:” Tôi muốn một giáo hội nghèo giữa những người nghèo”. Vì sống lâu và truyền đạo trong những xóm nghèo, giáo xứ nghèo nên Ngài có những gần gủi, chia sẽ những nổi đau và những thiếu thốn của họ”. Ngài cho rằng: “Giáo hội phải tiến bước với một trái tim nghèo, không phải của một quả tim của sự đầu tư hoặc của một doanh gia”. “Thánh Phêrô đã không có một tài khoản ngân hàng”

Ngài luôn rao giảng phải giúp người nghèo và những người thua thiệt trong xã hội. Ngài muốn có một sự công bằng và lấp bớt đi cái khoảng cách giàu nghèo trong xã hội loài người. Ngài đã gặp và thảo luận với ông Jim Kim Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới về những phương thức chống nghèo đói hiệu quả hơn. Chủ tịch Jim Kim còn cho rằng xoá bỏ nạn đói trong vòng 10 năm sắp tới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ngân Hàng Thế Giới. Ngài đã bán chiếc xe mô tô Harley-Davidson của Ngài ủng hộ tiền cho một tổ chức từ thiện cung cấp thức ăn và chổ ở cho những người vô gia cư và nghèo đói. Ngài nói rằng:“ Các vị hãy nghĩ tới những đứa trẻ đang chết dần vì đói khi các vị đang ngồi trong những chiếc xe lộng lẫy”.

Ngài luôn luôn chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội và bất bình đẳng kinh tế giữa người nghèo và người giàu. Ngài chỉ trích mạnh mẽ khi một người vô gia cư đang chết dần mòn dưới gầm cầu thì không được các cơ quan truyền thông loan tin trong khi đó thị trường chứng khoán chỉ thay đổi có 2% thôi thì họ đã la lên rùm beng cả thế giới.

Ngài cực lực phản đối việc quá coi trọng đồng tiền (idolatory money), nô lệ đồng tiến quá đáng và bất quân bình kinh tế sẽ đưa đến một sự chuyên chế mới (new tyranny). Ngài cho rằng bất bình đẳng kinh tế là những thử thách của nhân loại trong thế giới ngày nay. Cựu Giáo hoàng Bennedick cũng đã có lần thuyết giảng “ Charity in Truth” cho rằng “Kinh tế không phải chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà trọng tâm là con người”.

Thông điệp đầu năm (2014)“ Ngày Hoà Bình Thế Giới của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã” Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các nước giàu nên tìm cách thâu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo trong một xã hội có nhiều người nghèo phải đi lượm từng mẫu bánh mì vụn”.

Những tư tưởng chống đối tư bản mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng đã làm cho những giáo dân và giáo phẫm bảo thủ cũng những chính trị gia bảo thủ lo sợ Ngài đang đi quá đà thiên về cánh tả

Tổng thống Obama cũng nhận định cho rằng “bất bình đẳng kinh tế tại Hoa Kỳ ngày càng tăng và kéo dài trong nhiều thập niên đang gây thiệt hại cho tương lai nước Mỹ” ũng đã từng bị cáo buộc là thiên tả.

Tổng thống Obama trong chuyến Châu u ngày 28 tháng 3 năm 2014 có gặp gỡ Đức Giáo Goàng tại Toà Thánh La Mã đã tuyên bố: “ Tôi rất vui sướng được hầu chuyện với Ngài Phan Xi Cô về trách nhiệm mà chúng tôi chia sẻ lo lắng trong đó có người nghèo”. Cũng trong cuộc gặp gỡ trên đã làm cho Tòa Bạch Ốc nhẹ đi lo lắng về những chống đối của giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ về một số điều trong chương trình Obamacare của chính phủ như ngừa thai và phá thai v…v

Đáp ứng lời kêu gọi tham gia chính trị của Giáo Hoàng thì giáo hội Công Giáo Việt Nam trước đây cũng như ngày hôm nay cũng đã tham dự chính trị tích cực dưới nhiều hình thức trong chức năng và trách nhiệm của một người công dân và một tín đồ Công Giáo: từ những sinh hoạt của trung tâm Phục Hưng và Thanh Sinh Công.v…v ở Việt Nam trước 1975 trong chế độ VNCH. Đây là những sinh hoạt năng động của giới trẻ Công giáo Việt Nam nói lên sự đóng góp cho xã hội và cộng đồng tốt đẹp hơn. Tại hải ngoại những hoạt động của người trẻ Công Giáo như nhóm thanh niên, sinh viên Công giáo ở California với những chương trình giúp những người vô gia cư hiện nay. Những hoạt động tích cực của các đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, những ca đoàn v…v tại các nhà thờ giáo xứ Việt Nam khắp nơi ở hải ngoại là những hoạt động tham gia chính trị đóng góp những gì cho giáo hội và cho cộng đồng. Nhiều nhà thờ Mỹ cũng như Việt khắp nơi Hoa Kỳ là mái ấm cho những người vô gia cư. Giáo Hoàng kêu gọi tham gia chính trị ở đây là muốn nhắc nhở và động viên tinh thần người tín đồ Công Giáo nhất là những tín đồ còn thờ ơ hoặc bi quan thời cuộc phải dấn thân tham gia tích cực để đem thêm nhiều kết quả tốt đẹp hơn cho xã hội và cho giáo hội mà thôi.

Thay Lời Kết

Với tư tưởng cấp tiến và những tấm lòng từ tâm, bác ái giúp đở những người thua thiệt trong xã hội và muốn cho giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã xứng đáng là một tôn lớn nhứt toàn cầu là một tôn giáo của đại chúng truyền đạt Phúc m đến mọi người, chữa lành những vết thương của xã hội, xoa dịu những cơn đau của người thất thế.v..v không phải là con đường thênh thang mà Giáo Hoàng mong muốn. Ngài đang gặp nhiều sự chống đối chỉ trích từ bên trong giáo hội cũng như từ phía ngoài xã hội qua những người bảo thủ. Họ đã gán cho Giáo Hoàng Phanxicô là một người Marxist. Người mạnh mẽ nhứt lên tiếng là nhà báo Rush Limbaugh. Ông này cho rằng Giáo Hoàng đã bị những người Marxist đứng đằng sau điều khiển và cho rằng những gì Giáo Hoàng nói ra là do những người Marxist này mớm ý hoặc ảnh hưởng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cực lực phản đối việc “chụp” cho Ngài là người Marxist dù trong qua khứ Ngài có những tiếp xúc với những người Marxist khi Ngài sống trong một đất nước đầy rẫy những người cộng sản chung quanh.

Đức Hồng Y người Đức Walter Kasper nhận định: “Một vị tân Giáo Hoàng có thể cải tổ giáo hội Công Giáo, nhưng Ngài không thể sản sinh ra một giáo hội Công Giáo mới.”.

Chicago những ngày đầu muà Xuân, 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.