Hôm nay,  

Chế Độ Phản Dân Tộc Hay LM Lý Phản Phé?

4/1/201400:00:00(View: 6258)

Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn vừa đi Canada hôm 12/3/2014, rồi sau đó đi Houston, Bắc và Nam California. Khi ghé Nam Cali, ông đã trả lời phỏng vấn Phố Bolsa tivi mạng.

Qua cuộc phỏng vấn, có những điểm đáng để ý sau đây:

Ông Sơn luôn nhắc là ông đi để thể hiện chính sách HOÀ HỢP HOÀ GIẢI. Chúng tôi biết là hoà hợp hoà giải (HHHG) hoàn toàn khác với hoà giải hoà hợp (HGHH). Khác ở chổ thứ tự trước sau, nếu CS phía ông Sơn và Việt Kiều (VK) là hai đối tượng thì HHHG đòi hỏi VK phải HỢP với CS trước, tức là chấp nhận chế độ CS, hợp tác với chế độ rồi mới GIẢI, tức là đối thoại - hợp tác trước, đối thoại sau. Trong khi HGHH đòi hỏi đối thoại ngang hàng trước, rồi mới xem là có nên hợp tác hay không nên hợp tác. Chủ điểm của ông Sơn là hải ngoại phải theo phía ông, ủng hộ phía ông để có thể được về nước thoải mái.

Ông rất kiêu căng luôn coi phía ông ở thế trên trước, thế ban phát khi ông luôn nói "vị thế vững vàng, uy tín rất tốt", ông hàm ý có thể phía ông không cần đến chúng tôi, nhưng vì không muốn chúng tôi trách là tại sao phía ông không nhớ đến chúng tôi - ông rất sấc.

Kiều hối cũng vậy, ông hàm ý là người Việt tỵ nạn chỉ là một trong rất nhiều nguồn kiều hối mà trong đó có xuất khẩu lao động và người thân cộng v.v.. và nó vận hành đều đặn để phục vụ chế độ ông, không bị ảnh hưởng bởi những người yêu dân chủ.

Ông cho rằng chuyến đi của ông rất thành công, Nghị Quyết 36 mà ông đang thực hiện rất thành công, những người ông gặp gỡ đều chấp nhận quan điểm của ông, từ ông nghị sĩ Ngô Thanh Hải ở đến những người nổi tiếng trong cộng đồng ở Canada, họ đều nhất trí đồng thuận với ông. Nhưng ngoài NS Hải, ông không cho biết họ là ai.

Ông cho rằng những nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước đều là những tội phạm hình sự, Linh Mục Lý là người phản phé, và NS Hải nhất trí với ông về những đánh giá này của ông đối với những nhà tranh đấu trong nước. NS Hải hoàn toàn không có đề cập gì với ông về vấn đề đa nguyên đa đảng. Ông gặp NS Hải 2 lần, một lần chung với phía chính quyền Canada mà chính yếu là Bộ Ngoại Giao Canada, trên cơ sở đồng ngành/đồng cấp, và một lần gặp riêng và được hiểu là kín với tư cách chính quyền CSVN gặp gỡ cộng đồng VN và được NS Hải đồng thuận trong hầu hết các vấn đề, rất vui vẽ chấp nhận là hợp tình hợp lý và có cơ sở trong việc hình sự hoá các tù nhân lương tâm. Ông còn nói là có bàn nhiều vấn đề riêng tư - ông thâm thật!

Ông tuyên truyền về việc tổ chức đi thăm Trường Sa có Việt Kiều tham dự để cho thấy rằng chính quyền không có để mất biển đảo. Chúng tôi thấy rằng việc tổ chức du ngoạn thì dễ quá, việc dám lên tiếng, dám đẩy lùi sự gặm nhấm của TQ, hay kiện TQ ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò như Phi Luật Tân mới là điều đáng nói.

Ông lấy thế đang nắm chính quyền, đang khống chế đất nước để nhắc chúng tôi rằng nếu còn nhớ nhà, còn tình tự quê hương, còn muốn về VN thì nên quy hàng để được về nước. Ông vừa khai thác lòng yêu nước vừa hàm ý là yêu nước thì phải yêu chế độ của ông. Đối với Hoa Kỳ ông bắt dân VN làm con tin (tù nhân lương tâm) để mua bán. Đối với Việt Kiều ông sử dụng tình yêu quê hương làm con tin để áp đặt và khuất phục họ.


Ông nhìn những người yêu dân chủ ở hải ngoại như một lũ người già sắp chết đến nơi, nếu không quy hàng theo chế độ CS của ông thì không có cơ hội về nước, ông coi thường các thế hệ trẻ đang tranh đấu ở hải ngoại, đánh đồng việc đòi thay đổi dân chủ là do những người già của chế độ VNCH cũ.

Nhưng ! các cuộc gặp gỡ của ông ở các nơi đông người Việt như Nam California, Bắc California, Houston... vẫn là kín đáo, nếu không nói là bí mật và với một số rất ít người, truyền thông báo chí chính dòng chẳng thấy tham dự hay loan tin, tại sao ? - Nghị Quyết 36 của ông thành công là như thế sao ?

Kết:

Những tinh hoa ở trong nước, cái khúc ruột KHÔNG ngàn dặm thì bị đánh đập, trù dập, ngồi trong lao tù, bị xem là tội phạm hình sự. Việt kiều chúng tôi là những người không hy sinh hay can đảm bằng họ và chỉ có khả năng đi theo họ, đứng phía sau họ, chúng tôi có nên tin lời ông Sơn không? Chúng tôi nhận thấy là ông Sơn chỉ muốn dùng chúng tôi để làm cho êm ả việc tiến lên cấp độ "quan hệ chiến lược" với Hoa Kỳ (hiện giờ chỉ là "quan hệ toàn diện") và các quốc gia tây phương khác, như ông đại sứ David Shear đã từng nói là CS muốn có quan hệ cao hơn với HK thì không thể bất cần cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Khi nào chế độ của ông Sơn (1) còn duy trì chủ nghĩa Mác-Lê, nghĩa là chuyên chính và không có chuyện đối lập hay đa nguyên đa đảng, và (2) còn đánh đập, bắt bớ, trù dập, giam cầm những nhân vật không khác gì chúng tôi nhưng chỉ vì họ đang ở trong nước, coi họ là những tội phạm hình sự, thì chúng tôi không thể "nghe những gì ông nói" mà chỉ muốn "nhìn những gì ông làm". Chuyện ông làm ở hải ngoại chỉ là bẫy rập để dụ dỗ chúng tôi nên "bó thân về dưới triều đình" của "hàng thần ngơ ngác".

Chính trị là tương quan quyền lực, tương quan sức mạnh, và sức mạnh của chúng tôi là dân chúng ở trong nước chứ không phải chính quyền HK, hay một vài cá nhân cộm cán, hay một vài hội đoàn nào đó, ông Sơn và chế độ của ông thừa biết điều này, nhưng ông cứ giả vờ và hứa hẹn. Một vài cá nhân hay một vài tổ chức có thể tin những lời hứa hão huyền của ông, muốn bắt tay với ông, hay nghĩ rằng mình đang thực hiện đường lối chính sách của đất nước thứ hai của mình. Chúng tôi muốn dân tộc Việt Nam được thoát ách độc tài, có khuôn chế độ dân chủ pháp trị, chúng tôi không phục vụ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hay muốn chia xẽ quyền lực trong chế độ mà ông đang tận lực duy trì và bảo vệ.

Ông và chế độ hãy thả Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, LM Lý và hàng trăm những tù nhân lương tâm khác, chính thức tuyên bố từ bỏ Mác-Lê trong Cương Lĩnh Đảng và Hiến Pháp của chế độ, trước khi nói chuyện yêu nước yêu dân tộc với chúng tôi.

http://phobolsatv.com/featured-video/httpyoutu-b::4ô6::tgoagr3ig/

Lê Minh Nguyên

30/3/2014

Reader's Comment
4/1/201421:01:19
Guest
Cac Ong cac Ba VK muon hop tac voi CSVN nen tim xem bo phim < 108 vi anh hung Luong Son Bac > roi hay quyet dinh co nen hop tac hay khong .
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.