Hôm nay,  

Cây Cầu Trong Mơ

3/29/201400:00:00(View: 4781)
Bảo Ngọc
(Lời tác giả: Bài viết này đã được đăng 8 năm trước. Nay, tin tức về cảnh cô giáo trẻ và các em nhỏ cấp tiểu học, tại xã Nà Hỷ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, hàng ngày đến trường bằng phương tiện “tầu ngầm hiện đại” là chui vào túi nylong, rồi được thanh niên bản thượng cột chặt, đẩy qua sông, đang gây bàng hoàng cho những ai còn chút lương tâm, không thể không bi phẫn! 8 năm, hay 80 năm nữa, nếu vẫn là guồng máy lãnh đạo này thì có thay đổi được gì không?)

*

Khi đọc được tin tức về tai nạn chìm đò tại xã Lãnh Khê, tỉnh Nghệ An, ngày 7 tháng 10 năm 2006 vừa qua, làm thiệt mạng 19 trẻ thơ trên đường đến trường học, thì trên bàn tôi vẫn còn phong thơ vừa nhận được từ một người trẻ. Cậu vừa hoàn tất chương trình Trung Học với số điểm cao. Phần thưởng là được theo cha mẹ về thăm quê hương trước khi bắt đầu chương trình Đại Học.

Chuyến đi của gia đình cậu, chủ yếu là theo dọc quốc lộ, từ Nam ra Trung, dọ dẫm vào những làng mạc, thôn xóm xa xôi để thăm viếng và tặng chút quà mọn tới tận tay đồng bào nghèo khổ. Tiền để về địa phương mua quà đã được cậu cùng nhóm bạn thiện nguyện gom góp trong nhiều lần rửa xe quanh khu Little Saigon.

Khi trở lại Nam Cali, cậu gửi tặng tôi xấp ảnh. Một, trong những địa điểm gia đình cậu ghé thăm là xã Nông Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi hơn ba năm trước, một thảm cảnh đã xảy ra ngày 19 tháng 5 năm 2003 tại bến đò Cà Tang.

Trong hình, cậu tuần tự thắp nhang trên từng ngôi mộ trong nghĩa trang gồm 18 ngôi mộ nằm thẳng hàng bên nhau. Không biết khi thắp nhang, cậu đã nói gì với những người bạn cùng trang lứa nhưng không may mắn có cùng hoàn cảnh để sống, cùng không khí để thở! Còn người trực tiếp chịu trách nhiệm về tai nạn thì cả nước đều được nghe ông cụ nói gì. Ông lái đò trên 80 tuổi, chở đám học trò nhỏ qua sông, gặp cơn gió lớn, sức yếu không ghìm nổi mái chèo, con đò mong manh chao đảo rồi lật úp! Nước sông Thu Bồn vô tình đã cuốn trôi 18 trẻ thơ vô tội. Ông lái đò sống sót, đã can đảm nhận hết trách nhiệm trước tòa và thổn thức nói rằng “Đáng lẽ tôi cũng phải chết, nhưng tôi còn sống đây là để đền tội”

Tội gì???

Tội nghèo.

Vì quá nghèo nên 80 tuổi vẫn còn phải chèo đò kiếm sống.

Tội gì nữa???

Tội không am hiểu luật pháp. Luật nhà nước chỉ định tới số tuổi nào đó thì phải ngưng làm việc, ngồi nhà cho con cháu nó phụng dưỡng.

Thế nhưng, ông lão cả đời chưa từng ra khỏi thôn xóm heo hút này, làm sao mà biết luật của nhà nước, cho gì và cấm gì! Dẫu có biết thì cảnh nghèo phải bương trải kiếm ăn, miễn không trộm cắp thì thôi!

Dân trong xã hiểu nhau, thương nhau, không ai thưa kiện gì mà chỉ cam lòng coi đây là tai nạn, cùng chịu chung. Ấy thế mà, theo “Luật pháp công minh của nhà nước” thì có tội phải đền tội.

Ông lão lái đò nghèo khổ còn đang nằm trong tù thì ba năm sau, ngày 7 tháng 10 năm 2006, lại một tai nạn chìm đò thảm thiết làm thiệt mạng 19 trẻ thơ, cũng trên đường phải xuống đò qua sông để đi học, nay mới vớt được 13 xác!

Chiều chiều, trên bờ sông Cả, những người mẹ đau khổ vẫn lặng lẽ cùng nhau đứng chờ con trong mưa lạnh và trong tận cùng nhẫn nhục của kiếp người!

Lần này, những đứa trẻ xấu số thuộc dân bản Chôm Lôm, xã Lãnh Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.


Đáng lẽ con thuyền chở chúng đi học đã được một dự án mang tên Luxembourg tài trợ, để có phương tiện đủ an toàn chở được 30 người (http://www.tuoitre.com.vn). Nhưng những người có thẩm quyền đã không thực hiện vì... tốn dầu! Và thay vào là dùng những con đò nhỏ, với sức người chèo, chỉ tốn… mồ hôi.

Mồ hôi của dân nghèo thì rẻ mạt, ai quan tâm làm chi!

Sau mỗi tai nạn thảm khốc đến với người dân, giới lãnh đạo đều mau mắn ra chỉ thị cho cấp địa phương là phải quan tâm và điều chỉnh tình trạng để những bất hạnh không xảy ra nữa!

Nhưng quan tâm thế nào? Điều chỉnh ra sao?

Nói vu vơ như thế, nên những chỉ thị cũng “chìm xuồng” theo tai nạn “chìm đò”.

Lần này, đích danh thủ tướng, đại diện nhà nước gửi lời “chia buồn” đến gia đình các em học sinh thiệt mạng, khi quý vị đó đều biết rất rõ rằng, chia buồn không đủ.

Phải chia cơm dân mới đỡ đói.

Phải chia áo dân mới đỡ lạnh.

Phải chia sự quan tâm để lo lắng đến những nhu cầu cấp thiết, dân mới đỡ khổ.

Khốn nỗi, những thứ lặt vặt này, nhà nước không muốn bận tâm !!!

Ngày nay, chẳng có gì là bí mật về tài sản của các vị quan quyền trong triều đình này. Lẽ dĩ nhiên, về con số chính xác thì chỉ những ngân hàng các ông gửi là biết thôi. Lâu lâu, người dân lại bàng hoàng, cay đắng thấy xì ra một vụ. Chỉ chơi cá độ thôi mà một ông nhà nước loại làng nhàng cũng tung ra 2, 3 triệu đô-la như chơi. Chơi thôi, mà chơi bạc triệu nhẹ nhàng như bươm bướm thì những con số nghiêm túc (không phải chỉ chơi) người dân có thể ước đoán đến đâu!

Nhưng, một chiếc cầu bắc qua sông cho đời sống người dân đỡ cơ cực thì chỉ là chuyện trong mơ!

Ban ngày, dân ăn bánh vẽ.

Ban đêm, tự do nằm mơ những điều mình mơ ước, chẳng là hạnh phúc lắm sao!

Cõi ta-bà như thế. Tham sân si như thế.

Lòng tham, cao hơn núi. Tâm sân, hiểm hơn rừng.

Đời này tạo nghiệp cuốn hút đời sau. Đời sau tạo thêm, cột chặt đời sau nữa. Cứ thế, cộng nghiệp trùng trùng điệp điệp nên trẻ thơ chào đời là cất tiếng khóc vang, có em bé nào lọt lòng mẹ mà cười đâu!

Ấy thế mà có người bạn từng quá lo lắng; “Nếu mọi người trên thế gian đều nghe lời Phật dạy “cắt ái ly gia” thì một ngày nào nhân loại sẽ không còn nữa hay sao!?”

Tôi muốn thành khẩn nói với bạn rằng, bạn nên chuyển cái tâm lo lắng đó bằng tâm an ủi thì hơn. An ủi rằng: “Nếu không có lời Phật dạy thì nhân gian này còn tàn độc đến đâu!”.

Tôi chắc, bạn cũng đã thấy, thiện ác luôn trôi cùng, như trên một giòng sông. Giữa những kẻ hung hãn giết người vẫn không thiếu kẻ âm thầm cứu người; giữa những kẻ cướp giựt vẫn không thiếu kẻ lặng lẽ sớt chia; giữa tiếng đạn bom vẫn có lời kinh tụng; giữa hèn nhát nảy sanh ác độc vẫn có dũng mãnh thể hiện từ-bi.

Vậy những thiện nhân, thiện tâm đó là từ đâu???

Cho nên, sau 49 năm, thuyết pháp không ngừng nghỉ, trước phút nhập Niết Bàn, Đức Phật đã tuyên bố: “49 năm qua ta chưa từng nói lời nào.”

Như thế, nghĩa là gì?

Chúng ta cần phút giây thật tĩnh lặng.

Cả thân và tâm thật tĩnh lặng.

Chỉ còn duy nhất hơi thở.

Chỉ còn nhận biết có ta và hơi thở mà thôi.

Rồi ở sát na nào trong phút giây đó, chúng ta có thể hiểu lời Phật nói.

Để thương Phật.

Và thương ta.

Bảo Ngọc

Reader's Comment
3/29/201422:25:06
Guest
DOC BAI VIET NAY, AI CUNG PHAI DAU XOT CHO CAC CHAU HOC SINH. CAC CHAU LA RUNG COT VA TUONG LAI CUA DAN TOC.
VIET NAM SE MAI MAI KHONG TIEN BO VI THIEU SU DAU TU CHO THE HE MAI SAU.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài...
Đến hôm nay thứ sáu 2 tháng 12 giải túc cầu thế giới năm 2022 đã đi được nửa đoạn đường. Cũng như bất kỳ một cuộc tranh đua thể thao nào phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng thì vui mừng hớn hở vì đã đem lại vinh quang cho xứ sở và dân tộc mình. Kẻ thua thì viện lý do nầy hay lý do khác vì mình đã bị xử ép để tránh sự chỉ trích của những người hâm mộ. Nhưng đó là những sự kiện thường tình lúc nào cũng xẩy ra.
Bài này sẽ phân tích về một số ý chỉ trong hai hội đầu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, chữ xưa gọi là 10 hội, chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm.
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.