Hôm nay,  

Nhìn Qua Ngó Lại Xã Hội Chủ Nghĩa

28/02/201400:00:00(Xem: 6971)
Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ông Đặng Tiểu Bình kẻ đương quyền nắm giữ quyền lực Trung Hoa cộng sản tuyên bố “mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là bắt được chuột” tiến hành cắt đứt mọi liên hệ với phe xã hội chủ nghĩa do Nga Sô lãnh đạo, mở ra hướng đi mới, thực hiện học thuyết “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” giúp Trung Cộng vượt qua cơn đói nghèo lạc hậu, đến ngày nay trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ nhì thế giới. Cũng chính từ sự thành công về kinh tế, tiền bạc rủng rỉnh Trung cộng đầu tư vào quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, dần dần lộ rõ bản chất, động thái côn đồ de dọa an ninh khu vực, thách thức hòa bình thế giới khiến quốc tế nghi ngại, dè chừng một quốc gia có năm ngàn năm lịch sử nhưng vẫn còn hành xử rất trẻ con trong thế giới văn minh thời hiện đại.

Nhìn lại hơn ba mươi năm xây dựng, phát triển “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.” Ông Đặng Tiểu Bình sau nhiều lần lên voi xuống chó trong sự nghiệp chính trị, đến khi quay lại chính trường ông Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đưa ra chương trình “Bốn Hiện Đại Hóa” và đến tháng 12/1978 Đặng Tiểu Bình công du Đông Nam Á tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ phải dạy cho Việt Nam một bài học.” Đầu năm 1979 viếng thăm Hoa Kỳ, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trở về nước Đặng Tiểu Bình xua hồng quân vượt biên giới dạy cho Việt Nam một bài học như lời Đặng tuyên bố nhằm tạo niềm tin từ các nước Tây Phương, Hoa Kỳ là Trung Cộng đã thật sự chuyển hướng để nhận được sự viện trợ nhân đạo về tài chánh, về công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhiều năm sau đó, đưa đất nước Trung Cộng thoát nghèo đói, lạc hậu vươn lên.

Thoát ra từ nền tảng kinh tế tập trung, kinh tế chỉ huy, nhà nước Trung Cộng cải cách theo hướng kinh tế thị trường được sự trợ giúp hào hiệp của Hoa Kỳ, của các nước Phương Tây và Trung Cộng tận dụng nhân công rẻ, sản phẩm làm ra có thế giới Tây Phương tiêu thụ nênTrung Cộng mở hết công suất chạy đua phát triển kinh tế bất chấp hậu quả ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường sống để bắt kịp các nước có nền kinh tế lớn, nhờ đó Trung Cộng một nước xã hội chủ nghĩa thiếu đói triền miên trở nên hùng mạnh về kinh tế lẫn quân sự.

Bên cạnh thành tựu về kinh tế kéo theo sức mạnh quân sự cả thế giới đều nhìn thấy, là hậu quả hơn ba mươi năm phát triển kinh tế, Trung Cộng giữ nguyên mô hình chính trị, độc tài toàn trị kiểu cộng sản nên những bất cặp, những bất công mâu thuẩn xung đột xã hội không điều chỉnh kịp thời đã trở thành những ngòi nổ tiềm ẩn trong lòng xã hội Trung Hoa. Nào là sông ngòi bị tàn phá, khói bụi kỹ nghệ phủ trùm khắp nước, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch mức sống ngày càng xa, tham quan lộng hành vô phương cứu chữa, mâu thuẩn chủng tộc có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào và các nhà giàu phất lên từ tham nhũng hay không tham nhũng đang tìm đường tháo chạy ra khỏi nước “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ngày càng nhiều...Từ đó chỉ ra Trung Cộng giàu nhưng không mạnh, có phát triển nhưng không bền vững, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột gây bất ổn xã hội bất cứ lúc nào.

Nếu phân tích sâu hơn vào thành quả của Trung Cộng sẽ thấy có sự góp phần của Hoa Kỳ, của các nước Tây phương không hề nhỏ bởi từ đầu nếu không được hổ trợ, viện trợ về tài chánh, công nghệ, khoa học kỹ thuật và sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ thì Trung Cộng sẽ không thể kích thích kinh tế phát triển, dù sản phẩm làm ra có giá cực “bèo” vẫn không tiêu thụ được trong hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em, vì các nước này đều nghèo lẫn thiếu đói như nhau, lấy chi để mua!

Thế cho nên Hoa Kỳ, Tây phương là thị trường lý tưởng cho Trung Cộng hòa nhập phất lên và thế giới Tây Phương trên lý thuyết theo sách vở khá chủ quan, cứ đinh ninh rằng mở rộng cửa đón Trung Cộng vào, một khi Trung Cộng giàu có, tiếp cận với thế giới tự do giàu đẹp, nhân bản sẽ chuyển đổi độc tài sang dân chủ. Thế nhưng tất cả đã lầm, Trung Cộng có lớn nhưng không trưởng thành, có già đi nhưng nếp nghĩ vẫn còn trẻ con, Trung Cộng có hòa nhập nhưng không hòa tan vào thế giới văn minh tiến bộ của loài người. Trung Cộng cố thủ trong hầm ngầm xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích danh vọng quyền lực cho phe nhóm, cho đảng cộng sản, cho tham vọng bành trướng chứ không vì quyền, lợi ích của nhân dân Trung Hoa, thậm chí chống lại giá trị tiến bộ chung của nhân loại.

Thành quả cải cách kinh tế, không cải cách chính trị của Trung Cộng chỉ là lớp hào nhoáng, là phồn vinh giả tạo chứ không có chiều sâu phát triển xã hội ổn định. Mặc dù vậy, mô hình phát triển của Trung Cộng cũng đã tạo được ảo tưởng cho cộng sản Việt nam nghĩ rằng Trung cộng là hình mẫu cho họ thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đi đến thành công, nghĩa là thay đổi kinh tế chứ kiên quyết không thay đổi đường hướng chính trị, mô hình cai trị và ráo riết tuyên truyền “nội bộ” tung cán bộ tuyên huấn rải rác, rời rạc đó đây, tuyên truyền không đầu không đuôi về cái gọi là không có nhu cầu đa đảng, thực thi dân chủ độc đảng, hiện đại hóa dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, rồi tự sướng với nhau rằng kinh tế xã hội chủ nghĩa, xa hơn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tốt hơn kinh tế thị trường, kinh tế tự do vì không lâm vào khủng hoảng và giải quyết được chu kỳ khủng hoảng của kinh tế tư bản chủ nghĩa!


Dù lập luận tuyên truyền khá ngớ ngẩn, bệnh hoạn cố nói lấy được vẫn có kẻ mù quáng tin theo, rằng thì là có thể thực hiện dân chủ với độc đảng, với một đảng duy nhất do đảng cộng sản lãnh đạo và rằng thì là sẽ trị được bá bệnh do chế độ độc tài gây ra nếu thực hiện chương trình hiện đại hóa, dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa cũng như làm kinh tế định hướng, kinh tế mang màu sắc Trung Hoa thì kinh tế sẽ không gặp khủng hoảng?

Thú thật nghe những câu chữ là đã thấy u mê, tăm tối bởi độc đảng làm gì có dân chủ mà hô hào dân chủ độc đảng hay chủ nghĩa xã hội không ai, kể cả những ông vào hạng bậc thầy của xã hội chủ nghĩa “học”còn không định được hình dáng xã hội chủ nghĩa tròn méo ra làm sao nữa thì lấy gì hiện đại hoá, dân chủ hóa rõ là ngớ ngẩn, bệnh hoạn hoặc lập luận tuyên huấn giàu tưởng tượng không thực tế với tư duy dưới tầm khi nghĩ rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc sẽ là giải pháp tối ưu để thoát khỏi khủng hoảng chu kỳ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, rõ là tối đến độ hết thuốc chữa. Bởi các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa thoát khỏi đói nghèo, ngay cả nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trung Hoa thành công nhất trong thế giới xã hội chủ nghĩa, vẫn phải dựa dẩm vào kinh tế tư bản để thoát nghèo chưa dư thừa, chưa thặng dư, chưa phát triển lên đến đỉnh điểm của phát triển kinh tế thì lấy gì khủng hoảng để bảo rằng kinh tế xã hội chủ nghĩa là giải pháp tối ưu thoát chu kỳ khủng hoảng?

Nhìn chung kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt nam và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc chỉ khác nhau tên gọi nghĩa là cả hai đều bám “đít”, sống nhờ vào hơi thở, vòng tay nhân ái của kinh tế tư bản nhưng lì lợm ôm độc quyền lãnh đạo chính trị và sẳn sàng chi phối, can thiệp thô bạo vào kinh tế nên bên cạnh thành quả phát triển kinh tế khiêm nhường là hậu quả xã hội suy đồi phát sinh. Và quan sát trên bình diện phát triển xã hội chủ nghĩa của hai nước thì Trung Cộng cứng rắn, kiên quyết hơn Việt nam, họ lạnh lùng loại trừ giặc tham nhũng, giặc nội xâm ra khỏi guồng máy nhà nước chứ không như Việt Nam cho tội phạm quốc gia, cho giặc nội xâm cơ hội nhận trách nhiệm, tự kiểm điểm hoặc diễn trò kỷ luật đảng. Mặc dù Trung Cộng có mạnh tay với các cán bộ, đảng viên hư hỏng vẫn không đẩy lùi được tham nhũng, không ngăn được giặc nội xâm, không chặn được một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống, nguyên nhân không tìm kiếm đâu xa đó chính là do độc quyền chính trị, độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.

Có lẽ trong giai đoạn hiện tại cộng sản Việt Nam vẫn còn mang ảo tưởng và chóa mắt trước mô hình xã hội chủ nghĩa mang màu sắc trung Quốc do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng hơn ba mươi năm trước. Giờ đây Trung Quốc tiến lên đứng hàng kinh tế thứ nhì thế giới với lực lượng quân sự hùng hậu, vũ khí tối tân hiện đại khiến cả thế giới phải e ngại, dè chừng cho tham vọng bành trướng không cần che dấu của Trung Cộng và cộng sản Việt Nam có biết, có cố tình không biết thành quả của Trung Cộng đạt được ngày hôm nay do lòng bao dung, nhân bản của các nước Tây phương giàu có, mở cửa thị trường tạo cơ hội cho Trung Cộng hội nhập kinh tế thế giới để thoát nghèo, với hy vọng Trung Cộng từ bỏ con đường bạo tàn, sắt máu hòa nhịp vào giòng sống tiến bộ văn minh của nhân loại.

Thế nhưng hôm nay, thế giới đã nhận ra bản chất của một Trung Cộng lớn mạnh nhiều tham vọng, là nguy cơ tiềm ẩn cho nhân loại. Do đó Trung Cộng không còn giở được chiêu trò “dùng mỡ nó ráng nó” như trước nữa và Trung Cộng phất lên nhờ xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ tràn ngập thị trường các nước giàu có phương tây. Thời gian gần đây trong các siêu thị các nước, hàng hóa tiêu dùng giá rẻ không chỉ mang nhãn mác made in China mà đã được made in khắp nơi trên thế giới từ Cambodia, Indonesia, India, Bangladesh, Zimbawe, Chile, Mexico... Từ đó, cho chúng ta thấy Trung cộng không còn độc quyền, không còn làm mưa làm gió hàng tiêu dùng giá rẻ như những năm trước và thế giới Tây phương tuy không ồn ào nhưng đã có biện pháp đối phó với Trung Cộng, và nội tình Trung Cộng phát sinh khó khăn ngày càng nhiều do học thuyết xã hội mang màu sắc Trung Quốc, với độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản đã là mầm móng có khả năng chôn vùi chế độ trong tương lai.

Nhìn qua Trung Hoa với xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc không có gì sáng sủa, có biểu hiện suy tàn, ngó lại Việt Nam với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tối tù mù, bế tắc trong tuyệt vọng. Thế mà vẫn có kẻ nhắm mắt tung hô con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa là sự chọn lựa đúng đắn, là đảng cộng sản Việt Nam sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với phương thức cải biên cắt dán tư tưởng tư bản hoang dã hoà quyện với cộng sản rừng rú là giải pháp tối ưu cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng chu kỳ từ chương trình hiện đại hóa, dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng dân chủ độc đảng đã kiên trì xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhằm dọn đường vội vã cho đổi mới xã hội chủ nghĩa lần hai, đoạn kết của cộng sản Việt nam?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.