Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Thị Dung

25/02/201400:00:00(Xem: 7126)
LINH TỪ QUỐC MẪU: TRẦN THỊ DUNG (? - ?)

Trần Thị Dung là con gái Trần Lý, em Trần Thừa, Khi Thái tử Sảm đến làng Tức Mặc, thấy có sắc đẹp, lấy làm vợ. Năm 121O, Trần Thị được lập làm Nguyên phi. Đàm thái hậu là mẹ Huệ Tông, thấy họ Trần nắm giữ quyền bính, nên lo ngại, hất hủi Trần Thị và mấy lần muốn hạ độc. Năm 1216, Trần Thị được sắc phong Hoàng hậu. Năm 1225, nhà Lý mất ngôi. Hoàng hậu Trần Thị Dung giáng xuống làm Thiên cực Công chúa, để gả cho Trần Thủ Độ (hai người là chị em họ). Những cung nhân nhà Lý, thì đem gả cho các tù trưởng các mường.

Tháng 8 năm Bính tuất (1226), tổ chức đám cưới Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, sau đó bà được phong làm Linh từ Quốc mẫu. Giặc Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258), bà đã trực tiếp chỉ huy giới hoàng tộc rút khỏi kinh thành. Sau đó bà chỉ huy thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn, ngày đêm rèn luyện vũ khí, cung cấp cho quân sĩ nhà Trần. Như vậy bà cũng có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên.


Bà Trần Thị Dung, Việt Sử Tiêu Án, (trang 69) viết: “Thái hậu là người đàn bà góa của nhà Lý đương triều, được xem như là mẹ của Thủ Độ, sao lại nỡ muối mặt, táng tâm đến thế, cái ngày thầy tăng chùa Chân Giáo lên cõi niết bàn, lại là ngày Hoàng hậu bị hạ giá, tuy đã đổi tên gọi là công chúa, nhưng ở trong họ còn là anh em gần; vì con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế, từ đời Kinh, Hấp đã có thế rồi...”.

*- Thiết nghĩ: Việt Sử Tiêu Án viết: “Con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì...”, e rằng quá khắt khe chăng?! Vì chỉ có Trần Thị Dung hợp sức với Thủ Độ, mới dựng lên được nhà Trần. Cũng nhờ nhà Trần vững mạnh, mới trừ được loạn lạc trong nước và đủ sức mạnh để diệt quân Nguyên xâm lược?!

Cảm khái: Linh từ Quốc mẫu

Nào ngờ dân dã, được vua yêu?!
Duyên nợ trăm năm, lủng củng nhiều!
Nguy biến nước nhà, cùng gánh vác
Chung lưng góp sức đỡ tường xiêu!!!


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.