Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Thị Dung

2/25/201400:00:00(View: 7125)
LINH TỪ QUỐC MẪU: TRẦN THỊ DUNG (? - ?)

Trần Thị Dung là con gái Trần Lý, em Trần Thừa, Khi Thái tử Sảm đến làng Tức Mặc, thấy có sắc đẹp, lấy làm vợ. Năm 121O, Trần Thị được lập làm Nguyên phi. Đàm thái hậu là mẹ Huệ Tông, thấy họ Trần nắm giữ quyền bính, nên lo ngại, hất hủi Trần Thị và mấy lần muốn hạ độc. Năm 1216, Trần Thị được sắc phong Hoàng hậu. Năm 1225, nhà Lý mất ngôi. Hoàng hậu Trần Thị Dung giáng xuống làm Thiên cực Công chúa, để gả cho Trần Thủ Độ (hai người là chị em họ). Những cung nhân nhà Lý, thì đem gả cho các tù trưởng các mường.

Tháng 8 năm Bính tuất (1226), tổ chức đám cưới Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, sau đó bà được phong làm Linh từ Quốc mẫu. Giặc Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258), bà đã trực tiếp chỉ huy giới hoàng tộc rút khỏi kinh thành. Sau đó bà chỉ huy thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn, ngày đêm rèn luyện vũ khí, cung cấp cho quân sĩ nhà Trần. Như vậy bà cũng có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên.


Bà Trần Thị Dung, Việt Sử Tiêu Án, (trang 69) viết: “Thái hậu là người đàn bà góa của nhà Lý đương triều, được xem như là mẹ của Thủ Độ, sao lại nỡ muối mặt, táng tâm đến thế, cái ngày thầy tăng chùa Chân Giáo lên cõi niết bàn, lại là ngày Hoàng hậu bị hạ giá, tuy đã đổi tên gọi là công chúa, nhưng ở trong họ còn là anh em gần; vì con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế, từ đời Kinh, Hấp đã có thế rồi...”.

*- Thiết nghĩ: Việt Sử Tiêu Án viết: “Con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì...”, e rằng quá khắt khe chăng?! Vì chỉ có Trần Thị Dung hợp sức với Thủ Độ, mới dựng lên được nhà Trần. Cũng nhờ nhà Trần vững mạnh, mới trừ được loạn lạc trong nước và đủ sức mạnh để diệt quân Nguyên xâm lược?!

Cảm khái: Linh từ Quốc mẫu

Nào ngờ dân dã, được vua yêu?!
Duyên nợ trăm năm, lủng củng nhiều!
Nguy biến nước nhà, cùng gánh vác
Chung lưng góp sức đỡ tường xiêu!!!


Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu.” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn. Con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Giáo hội xin tán thán tinh thần hộ đạo và tu đạo của quí Thiện nam Tín nữ trong hoàn cảnh tai ương đầy kinh hãi hiện nay. Tất cả năng lực và công đức lớn lao này của người đệ tử, chúng con xin dâng lên cúng dường đức Thế Tôn trong ngày Đản sinh. Hàng trăm ngàn trái tim, hàng vạn ngàn bàn tay siết chặt giữa những thương đau tràn ngập của nhân loại, chúng con nguyện quán chiếu thật sâu sự khổ nạn hiện nay để kiên nhẫn mà vượt qua.
Có lẽ cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ đều không mong muốn việc khơi mào cho một cuộc xung đột vũ trang, nhưng trước thái độ xác quyết của tổng thống Joe Biden, Trung Cộng hiểu rằng họ đang đối đầu với một đối thủ nguy hiểm gấp bội lần so với những năm qua.
Với chế độ độc đảng toàn trị hiện hành, với bộ máy tam trùng hiện tại, với văn hoá tham nhũng hiện nay, và với chủ trương cấm tự do báo chí cố hữu … thì chuyện sống được bằng lương mãi mãi chỉ là một kỳ vọng xa vời. Vô phương thực hiện!
Hội nghị Paris là một quá trình đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1968, sau ngày 25 tháng 1 năm 1969 có thêm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) tham gia. Ngoài 202 phiên họp chính thức của bốn bên, còn có thêm 24 cuộc mật đàm khác giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Cuối cùng, hội nghị kết thúc sau bốn năm chín tháng và bốn bên chính thức ký kết Hiệp định Paris để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.