Hôm nay,  

Dân Chủ Tư Sản và Dân Chủ Cộng Sản

2/8/201400:00:00(View: 12384)
Lời Tác Giả: Thế giới hiện đại không tồn tại cái được gọi là dân chủ cộng sản hay dân chủ tư sản mà chỉ hiện hữu chính thể độc tài đảng trị với chính thể dân chủ đa nguyên. Để tiện theo dõi, quan sát khách quan lịch sử hình thành và thực tiễn cai trị của hai thể chế này, xin tạm sử dụng lại dân chủ tư sản và dân chủ cộng sản cho bài viết này.

* * *

Hơn hai trăm năm trước, khi cuộc cách mạng kỹ nghệ khởi đầu từ Anh quốc lan ra toàn cõi Âu Châu làm thay đổi những giá trị cổ học, từ kinh tế, văn hoá, xã hội đến chính trị. Chính trong thời gian của cuộc cách mạng này, giúp loài người thay đổi nhận thức, mở rộng tầm nhìn về tự do tư tưởng, tín ngưỡng, chính trị trong đó có khoa học kỹ thuật giúp phát minh máy móc, điện năng làm thay đổi năng suất trong nông, công nghiệp nhất là xây dựng được những đội thương thuyền, chiến thuyền xuyên lục địa cùng những vũ khí hiện đại gây nhiều cuộc chiến biên giới lẫn bành trướng thuộc địa của các cường quốc Âu Châu trải rộng khắp nơi trên thế giới. Song song với những tiến bộ vượt bậc của nhân loại, là nẩy sinh các vấn đề chính trị, xã hội lạc hậu cần đổi mới, cần thẩm định và tái cấu trúc lại hệ thống tổ chức cai trị, liên quan đến mọi mặt của đời sống cộng đồng, xã hội loài người:

a) Thứ nhất là thân phận nông nô đã tồn tại qua nhiều thế hệ sống trong lãnh địa của các lãnh chúa, quân chủ phong kiến Châu Âu. Họ không được tự do rời lãnh địa nếu không được phép, họ không được tiếp cận tư tưởng nào khác, ngoài những điều được truyền đạt, chỉ dạy của chúa đất và thân phận họ chỉ là nô lệ cho các lãnh chúa phong kiến.

b) Thứ hai là cách mạng kỹ nghệ sản sinh ra, làm rõ nét hơn hai thành phần mới của xã hội là chủ nhân nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh được gọi là tư bản, với số đông công nhân, làm công ăn lương trong các cơ xưởng được gọi là vô sản. Trong phát triển kinh tế, xã hội hai thành phần chủ-thợ tức chủ nhân và công nhân luôn xung đột quyền lợi, mâu thuẩn lợi ích.

c) Thứ ba là các nước bị đế quốc thực dân xâm chiếm, liên tục đấu tranh không ngừng nghỉ hầu giành lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc. Từ đó phát sinh hai con đường, hai phương thức đấu tranh: một là sử dụng đàm phán, thương thuyết để đòi chủ quyền; hai là đấu tranh bạo động, vũ trang đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.

d) Thứ tư là bên trong cách mạng kỹ nghệ phát sinh nhiều mặt gây bất ổn, ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển xã hội và mô hình cai trị của quân chủ phong kiến âu Châu đã lỗi thời ruỗng nát, đầy dẫy bất công không còn thích hợp cho nhu cầu phát triển ổn định của xã hội loài người.

Nói tóm lại, do nhu cầu bức bách của mô hình cai trị quân chủ phong kiến đã lỗi thời với một xã hội tiền kỹ nghệ đầy dẫy bất công phân cực giàu nghèo của đàn áp bóc lột, của phân biệt đối xử đối với các thành viên sống chung trong cộng đồng xã hội và nhất là các thành viên trong xã hội không được đối xử như một con người trọn vẹn, ngay trong lục địa Âu Châu cũng như trong các nước bị thực dân đế quốc chiếm đóng đô hộ.

Trước bối cảnh hỗn độn đó, nhiều tư tưởng tiến bộ, chủ đạo được khai sinh nhằm tháo gỡ bế tắc trong chính trị, giải quyết xung đột, mâu thuẩn trong kinh tế và hạ giảm áp lực của tầng lớp thống trị lên giai cấp bị trị. Bên cạnh những tư tưởng, tư duy mới làm thay đổi, chuyển đổi, từ bên trong mô hình tổ chức cai trị của quân chủ phong kiến Âu Châu, có nhóm Hegel “trẻ”, trong đó có Karl marx cho ra đời chủ thuyết và tuyên ngôn Cộng Sản vào năm 1848, đã thu hút làm mê say,ngơ ngẩn nhiều thế hệ trí thức và ảnh hưởng sâu đậm trong lòng tầng lớp vô sản trên toàn thế giới.

Rồi hai tư tưởng, hai phương thức đấu tranh nhằm thay đổi mô thức cai trị của quân chủ phong kiến Âu Châu và nhà nước thực dân đế quốc: một bên có tư tưởng vận dụng tầng lớp bị trị theo cách ôn hoà, áp lực lên giai cấp thống trị để tự thay đổi, tự diễn biến bên trong guồng máy cai trị; bên kia có tư tưởng lãnh đạo tầng lớp bị trị, chủ yếu là tuyên truyền vận động quy tụ thành phần công, nông lao động nghèo làm cuộc cách mạng vũ trang lật đổ, thay đổi toàn diện bộ máy cai trị của nhà nước quân chủ phong kiến, thực dân cùng lúc xoá bỏ các tàn tích chế độ cũ triệt để không khoan nhượng.

Từ hai tư tưởng thay đổi mô hình tổ chức cai trị để điều hướng xã hội loài người phát triển đã sản sinh ra hai mô hình cai trị là dân chủ tư sản và dân chủ công sản. Trong giai đoạn này, giai đoạn của bình minh cách mạng, thuở cả hai tư sản với cộng sản đều có cùng một mục tiêu thay đổi, đánh đổ quân chủ phong kiến, phản kháng, chống đối chủ nghiã thực dân đế quốc để người dân Âu Châu và các dân tộc bị trị, bị đế quốc xâm lăng khắp nơi trên thế giới được làm chủ đất nước, làm chủ đời sống của chính mình. Với chủ trương, mục đích thành lập chính phủ của dân, do dân,vì dân... với đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý cùng với những ý tưởng có giá trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền và nhiều giá trị tư tưởng khác liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội loài người.

Đến hôm nay, qua thời gian dài thử thách cũng như thực hành của hai mô hình tổ chức cai trị dân chủ Cộng sản và dân chủ tư sản chúng ta thấy:

1) Dân chủ cộng sản, về hình thức đã phô trương bề nổi rất nhiều, nào là chính quyền nhân dân, tòa án nhân dân, công an nhân dân, quân đội nhân dân, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...mọi thứ đều đề cao nhân dân, ra vẽ trân quý nhân dân nhưng thực chất là phản bội nhân dân, bịp bợm nhân dân, cướp quyền làm chủ của nhân dân.


2) Dân chủ tư sản, không phô trương về hình thức từng bước điều chỉnh sai sót thực hiện đúng thực chất đúng nghĩa là chính quyền của dân, do dân, vì dân và thật sự hữu hiệu trong cai tri, hữu hiệu trong nhiệm vụ điều hướng xã hội loài người phát triển như một phần nhân loại đã được hưởng từ kết quả của mô hình tổ chức cai trị này.

Tại sao dân chủ tư sản và dân chủ cộng sản cùng chia sẻ những ý tưởng tiến bộ, những giá trị tốt đẹp nhằm giúp cho loài người hạnh phúc và xã hội phát triển văn minh, phồn thịnh.Thế thì tại sao dân chủ cộng sản lại bất lực không thực hiện được mà dân chủ tư sản lại làm tốt, thực hành rất tốt một số ý tưởng tiến bộ nền tảng như ý tưởng Marx trong chiều hướng phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội trong mô hình cai trị của nó?

Dưới đây là một số ý tưởng mà dân chủ tư sản làm hay hơn, hiệu quả hơn dân chủ công sản:

- Về ý tưởng “đảng lãnh đạo” của dân chủ tư sản, các đảng phái chính trị thay nhau cầm quyền qua các cuộc bầu cử tự do, do người dân lựa chọn. Chính cách đảng lãnh đạo nhiều hơn một đảng chính trị, thực sự hữu hiệu trong cai trị đã làm cho quốc gia hùng cường, thịnh vượng và toàn dân hạnh phúc ấm no. Kết quả thực tiển của mô hình cai trị này đã nói lên tất cả cái tốt đẹp của nó đem đến cho xã hội loài người, không cần phải bàn luận.

Riêng đảng lãnh đạo theo cách dân chủ cộng sản đã thất bại vì chỉ duy nhất một đảng lãnh đạo nên không ngăn nổi độc tài phát triển và độc tài là nguồn gốc mọi xấu xa, tội lỗi phát sinh tội ác của con người, nó kềm hảm ngăn chặn động lực phát triển xã hội loài người.

- Về ý tưởng “nhân dân làm chủ nhà máy” trong các nước tư sản hiện nay, công nhân của các nhà máy, hảng sản xuất lớn được chia một số cổ phiếu theo mức lợi nhuận trong tổng kết tài khóa hằng năm và được mua thêm ngoài số cổ phiếu được chia, nếu công nhân muốn. Đây là thực chất, là cách thể hiện quyền công nhân làm chủ nhà máy ở các nước dân chủ tư sản.

Riêng việc công nhân làm chủ nhà máy của các nước dân chủ công sản chỉ là hô khẩu hiệu chứ không bao giờ có thật và hiện nay nhìn vào nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ trả lời được mọi thắc mắc nghi vấn về thể chế “ưu việt” của dân chủ cộng sản, không chỉ trên phương diện công nhân làm chủ nhà máy mà trên tất cả mọi mặt đời sống làm chủ của người dân!

- Về ý tưởng “cán bộ là đầy tớ nhân dân”, tất cả những ai đi đến nhà thương, trường học, các cơ quan công quyền... của các nhà nước dân chủ tư sản, đều thấy cung cách phục vụ, ứng xử của các người“cán bộ” này. Họ vui vẽ nhiệt tình, tận tụy với công việc, với trách nhiệm được giao phó, làm việc đúng với nghiã “đầy tớ nhân dân”, rất ít “ông chủ nhân dân” không vừa ý với cung cách phục vụ của đầy tớ của mình.

Riêng chuyện đầy tớ của nước dân chủ cộng sản nhất là Việt Nam, có lẽ mọi nguời trong chúng ta không ít lần chứng kiến đầy tớ nhân dân phục vụ ông chủ nhân dân “đáng xấu hổ” rất phổ biến, nó không còn là “cá biệt” cho bất cứ khu vực nào của hệ thống tổ chức cai trị thuộc nhà nước dân chủ cộng sản!

Còn rất nhiều ý tưởng trong chuổi giá trị tư tưởng của các bộ óc vĩ đại được hình thành trước, trong và sau cuộc cách mạng kỹ nghệ Âu Châu. Tư tưởng đó, tinh hoa đó dân chủ tư sản đã làm, đã thực hiện tốt hơn, hữu hiệu hơn dân chủ công sản.

Tuy thế chúng ta cần trở lại trọng tâm của hai mô hình dân chủ tư sản, dân chủ công sản. Dân chủ tư sản hiệu quả hơn dân chủ cộng sản trong thực tiễn cai trị là do cơ cấu tổ chức, do thiết chế bộ máy nhà nước. Trong mô thức này, ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp hoạt đông độc lập được phân công và qui định trách nhiệm, quyền hạn rõ rệt. Ngoài ra các ngành này còn bị sự giám sát của người dân để quyền lực nhà nước thật sự trở thành quyền lực của toàn dân và không do một đảng duy nhất lãnh đạo mà nhiều đảng thay nhau lãnh đạo.

Dù thế nào đi nữa, dù khen hay chê, dù nói tốt hay xấu thì mô hình tổ chức cai trị dân chủ công sản đã thất bại, đã bất lực trong cai trị, vì chỉ có duy nhất đảng cộng sản lãnh đạo mà đảng này lại đứng trên, đứng ngoài hiến pháp,luật pháp. Dân chủ công sản ngày nay ở Việt Nam thật ra là dân chủ trá hình của độc tài quân chủ chuyên chế, của thời vua chúa xa xưa. Ở đó đã dần hiện ra cảnh “thế tập”, cha truyền con nối. Ở đó lại tái hiện “pháp lệnh”, lệnh trên truyền xuống cho cấp thừa hành, bất luận đúng sai, từ lệnh miệng đến văn bản. Ở đó kẻ cầm quyền dùng hình luật như là vũ khí để trấn áp, bịt miệng, trừng phạt những cá nhân dũng cảm chỉ ra những sai trái, độc đoán của tầng lớp thống trị, dìm dân nước xuống vực sâu đói nhgèo, lạc hậu, chậm tiến, tồi tệ hơn chế độ mà họ dùng bạo lực cách mạng để lật đổ.

Nói tóm lại, cả hai nhóm tổ chức cai trị dân chủ tư sản và dân chủ công sản đều có một số nhận định, chia sẻ cũng như nhìn nhận chung về giá trị con người và xã hội. Thế nhưng dân chủ cộng sản ngày càng rời xa lý tưởng ban đầu, nó đã biến lý tưởng thành hoang tưởng bởi sai lầm trong mô thức cai trị, hệ thống quản trị quốc gia và dân chủ tư sản thật sự thực hiện được mục tiêu “ Dân giàu - nước mạnh - xã hội – công bằng –dân chủ -văn minh” xứng đáng trở thành mô hình cai trị lý tưởng được nhân loại ước mơ, hướng tới cuả thời hiện đại.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.