Hôm nay,  

Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg / Bắc Đức Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

07/02/201400:00:00(Xem: 7255)

Lá Thư từ Đức Quốc, 06-02-2014

Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg / Bắc Đức

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

* © Tham dự viên Lê Ngọc Châu tóm lược(06-02-2014)

Lời mở đầu: Hân hạnh được anh Hội trưởng Lê Ngọc Tùng cho biết trước ngày giờ nên nhân dịp Tết đúng vào cuối tuần tôi đã từ Nam Đức vượt gần 900 cây số "bay" lên Hamburg/Bắc Đức tham dự Tết Giáp Ngọ 2014 do Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg và vùng phụ cận tổ chức.

Sau khi trở về (bất ngờ) bị kẹt thời gian vì vậy hôm nay tôi mới tóm lược Lễ Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 để giới thiệu đến độc giả xa gần. Vì nhớ đâu viết đó, lại ghi vội nên chắc chắn mất trật tự và không tránh khỏi thiếu sót. Mong quí vị, nhất là những tham dự viên thông cảm. Trân trọng (LNC).

* * *

GERMANY_1_DSC_0436_640_-content

Để cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ mai sau, Hội Người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Hamburg/Bắc Đức đã tổ chức Lễ Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 vào ngày thứ Bảy 01-02-2014 tại hội trường của Universitaet der Bundeswehr Hamburg. Lễ Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 với chủ đề "Xuân Tình Thương" bắt đầu từ 16 giờ kéo dài cho đến 24 giờ cùng ngày đã thành công mỹ mãn. Có hơn 750 người, đồng hương Việt Nam (hơn 90%) và Đức tham dự (kể cả số người ngồi ngoài hội trường hàn huyên tâm sự) mặc dầu trên nguyên tắc bên trong hội trường chỉ được chứa khoảng hơn 500 (ghi chú thêm: BTC cho biết, lần này hơi kẹt vụ thuê phòng ốc chứ hàng năm thường chỗ chức tại một Hội trường khác rộng rãi hơn, lớn gần gấp đôi hội trường của Đại Học Lính nên số người tham dự trên cả ngàn!).

Đến giờ khai mạc, ban tổ chức kêu gọi mọi người đang trò chuyện bên ngoài vào hội trường và Lễ Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 được chính thức khai mạc ngay sau đó.

Theo sự ghi nhận của chúng tôi thì ngoài cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hamburg và Vùng phụ cận còn nhiều đồng hương từ những nơi khác của nước Đức cũng về tham dự Tết tại Hamburg như Bremen, Darmstadt, Muenchen ...

Mở đầu chương trình TếtGiáp Ngọ 2014 là Lễ chào cờ Việt - Đức với quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và quốc ca Đức, tiếp theo là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh cho lý tưởng Tự do và chính nghĩa Quốc Gia cũng như những đồng hương thiếu may mắn đã bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển đi tìm Tự Do. Sau đó là Lễ dâng hương do quý bậc trưởng thượng đảm trách dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc.

Kế đến là diễn văn chào mừng quan khách cũng như lý do tổ chức Lễ Tết 2014 hôm nay của anh Lê Ngọc Tùng, Hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburng & VPC e.V. và của anh Phạm công Hoàng, phó nội vụ đại diện cho Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V.

Một đặc điểm khác, có màn hoạt cảnh con cháu chúc Tết Ông Bà do các trẻ em thuộc Cộng Đoàn Công Giáo Hamburg thực hiện và ngược lại. Ban tổ chức cũng đã chuẩn bị sẵn phong bì và "lì xì" cho các em bé Việt Nam hiện diện trong khi tiếng trống đánh tùng tùng vang dội ầm ĩ. Cả hội trường theo dõi Đội Lân .... do những thanh niên trẻ của Gia Đình Phật Tử Hamburg đảm trách gồm 4 con Lân đẹp, lớn nhỏ màu xanh, vàng, trắng cùng ông địa trình diễn nơi khoảng trống đã được dành sẵn giữa hội trường, trước sân khấu để chào đón Xuân về. Với hơn 6 phút ngoạn mục đã tạo sự chú ý, nhất là từ quan khách Đức về nét cổ truyền vui Xuân ngay từ đầu.

Tết tại xứ Đức chúng tôi rất tiếc không rực rỡ, không có diễn hành rầm rộ như ở Mỹ, Úc hay Gia Nã Đại là những nơi có đông người Việt nhưng Tết Giáp Ngọ ở Hamburgcũng có Mai vàng, có quày bày bán thức ăn đượm tình quê hương, gian hàng bán nước, gian hàng bán chè ... luôn thu hút rất đông khách như bánh chưng, bánh Tét gói lá chuối, bánh mì thịt, bánh da lợn, bánh ít, bánh cam, xôi nếp thang, chè bắp, xôi vị, bánh bò nướng, bánh giò, chả ốc, chả chiên, bánh quai vạt, đồ nhậu, cháo lòng ....do các thân hữu và mạnh thường quân hay thành viên của Hội NVTNCS Hamburg & VPC, thành viên của cộng đoàn Công Giáo và gia đình phật tử vùng Hamburg/Bắc Đức đóng góp, hỗ trợ. Nếu thấm mệt hay muốn giải lao là bà con có thể dừng lại ở gian hàng bán thức ăn nóng để thưởng thức món cháo lòng thơm ngon... hay ăn một ly chè, uống ly café, nước ngọt, chai bia... và trước khi ra về người nào (nếu muốn) cũng (có thể) mua thức ăn mang về nhà để ăn Tết tiếp tại gia.

"Ban MC" điều hợp Chương trình văn nghệ Tết. Đêm văn nghệ Tết phong phú, chủ đề "Xuân Tình Thương"do các bạn trẻ tại Hamburg, các bạn thanh niêu thiếu nữ và thiếu nhi thuộc gia đình Phật Tử và Cộng Đoàn Công Giáo tại thành phố Hamburg & Vùng phụ cận yêu thích văn nghệ trình diễn, với sự đóng góp của ban nhạc sống "Cát Bụi". Khán thính giả đã được dịp thưỡng lãm những bản nhạc Tết, những ca khúc đượm tình quê hương qua những giọng ca quen thuộc ở địa phương như (sorry nếu còn thiếu sót): Cộng Đoàn Công Giáo Hamburg hợp ca bài hát "Trả Lại Cho Dân"; Sơn Lâm với "Hát Cho Việt Nam"; Nguyễn Anh với Sài Gòn Kỷ Niệm hoạc Mỹ Duyên qua nhạc phẩm "Câu Chuyện Đầu Năm". Em bé Trúc An, 5 tuổi gây nhiều ngạc nhiên với màn độc tấu Dương Cầm; Bé Jennifer với nhạc phẩm ngoại quốc "Shalala"; Một Chút Quà Cho Quê Hương của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng do Ban Văn Vũ Điểm Sáng trình bày .... Đặc biệt để khuyến khích trẻ em học hành có màn khen thưởng những học sinh giỏi trong vùng Hamburg và cũng rất đặc biệt đó là màn "Thời Trang Của Bé" do các em thiếu nhi thuộc Cộng Đoàn Công Giáo Hamburg trình diễn đã gây sự chú ý và tán thưởng của mọi người.

Ngoài ra đồng hương và quan khách hiện diện còn có dịp thưởng thức một tiết mục khác hay, đặc sắc, tràn đầy ý nghĩa, hàm chứa nét văn hóa Việt Nam làm cho quan khách chăm chú theo dõi là màn trình diễn VoViNam, "Vũ Khúc Múa Kiếm" của ban Văn Vũ Điểm sáng gồm 6 anh chị em trẻ đến từ Darmstadt và đã được các quan khách Đức-Việt cùng khán thính giả hiện diện hoan hô ủng hộ nồng nhiệt.

Xen kẽ phần văn nghệ là mục xổ số Tôm Bô La do anh Đức Trí (xin lỗi nếu tôi nhớ tên nhầm) lồng vào những câu vè làm cho cuộc xổ số trở nên hồi họp và ngoạn mục hơn.

Cùng nhau đón Xuân, vui Tết là một truyền thống tốt đẹp của CĐNVTN tại Đức nói chung và Hội NVTNcs Hamburg nói riêng, hằng năm vẫn cố gắng tổ chức Tết, kể từ khi người tỵ nạn bắt đầu đặt chân đến Hamburg và VPC từ cuối thập niên 70 / đầu thập niên 80. Hơn nữa đây là dịp để bày tỏ tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng một cộng đồng người Việt tỵ nạn vững mạnh và hướng về đồng bào ruột thịt ở quê nhà, hiện đang còn kém may mắn chưa hưởng được một mùa Xuân thực sự có Tự Do, Dân Chủnhư chúng ta nơi đất khách.

Hình ảnh Tết đã được anh Quang (Hamburg) quay phim và các "phó nhòm mà tôi không biết tền" ghi nhận đầy đủ, chưa kể đến những khách tham dự chụp hình để kỷ niệm. Ngoài ra, trong khuôn khổ buổi hội ngộ còn có quày thông tin và giới thiệu sách báo bên ngoài hội trường.

Nói chung, chúng tôi được dịp thưởng thức một chương trình ca vũ nhạc đặc sắc vớisự tham dự của những tài năng trẻ khá quen thuộc Hội NVTNcs Hamburg & VPC. Đây là sự thành công đáng khen của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại vùng Hamburg / Bắc Đức nói riêng !

Một bông hồng nhỏ để kính tặng ban tổ chức, những mạnh thường quân đã hy sinh công sức và thì giờ tạo cơ hội cho đồng hương và người viết được dịp gặp gỡ, hàn huyên và chúc tụng nhau nhân dịp Xuân Giáp Ngọ 2014, đồng thời mọi người có cơ hội thưởng thức những món ăn thuần túy quê hương, thưởng lãm những bản nhạc Tết, các màn vũ, hoạt cảnh ...

Dù vui Xuân xứ người nhưng người Việt Tỵ Nạn Cộng sản không quên Tổ Quốc Việt Nam trước nguy cơ mất nước vào tay Tàu Cộng. Bích chương trưng bày nơi quày bán thức ăn " Quày hàng yểm trợ các nhà dân chủ tại VN " phản ảnh rõ nét là NVTNCS không quên đồng bào và các bạn trẻ đấu tranh đang là nạn nhân của nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam cũng như luôn cầu mong cho đất nước Việt Nam chúng ta sớm có Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng và Bác Ái.

Thêm vào đó, ngoài quày bán hàng bên ngoài hành lang (corridor), một cuộc lạc quyên tại chỗ cũng đã xảy ra tại hội trường để gây quỹ giúp nạn nhân bão lụt Phi Luật Tân. Điều này cho thấy rằng người Việt tỵ nạn nói chung không quên ơn chính phủ và nhân dân Phi Luật Tân ngày xưa vào cuối thập niên 70 và 80 đã cứu giúp người Việt vượt biển, đồng thời phản ảnh rõ rệt truyền thống của người Việt chúng ta là: "Uống Nước Nhớ Nguồn; Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây!".

Lễ Tết Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014kết thúc vào lúc 24 giờ 00 cùng ngày.

Tóm lại, „Buổi Lễ Mừng Xuân Giáp Ngọ2014tại Hamburg“ phản ảnh đúng ý nghĩa Tết của nó, đã đạt kết quả mà Ban tổ chức và Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản vùng Hamburg mong muốn cũng như đáp ứng được truyền thống, phong tục cao quý của dân tộc Việt Nam qua hai câu thơ (đối) tôi mạn phép ghi ra đây:

" Xuân tha hương sầu thương về Quê Mẹ,

Tết Xa Nhà Buồn Bã Nhớ Cha!"

Và để kết thúc bài tóm lược, mời quý vị độc giả theo dõi Lễ Tết Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 do Hội NVTNcs Hamburg tổ chức hôm 01.02.2014 qua Video do tôi thực hiện rất tài tử và đã đưa lên Youtube. Rất tiếc phim ảnh giới hạn, hơn nữa lại được ghi nhận với máy Digitalcamera nhỏ, loại bỏ túi nên hình ảnh không rõ và đẹp cho lắm. Mong quý độc giả hoan hỷ cho !.

Mời quý vị thưởng lãm theo đường Link (và xin tùy nghi phổ biến):

http://youtu.be/8yZW5e6OczE

http://www.youtube.com/watch?v=8yZW5e6OczE&feature=youtu.be

  • © Lê-Ngọc Châu(Nam Đức, Chiều tối Mồng Sáu Tết Giáp Ngọ, 06-02-2014)
  • .
  • .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.