Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Tự Khánh

04/02/201400:00:00(Xem: 4306)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt và Trang Đất Việt được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

TRẦN TỰ KHÁNH
(175 - 1223)


Trần Tự Khánh là con trai thứ hai của Trần Lý, em Trần Thừa. Năm 1209, Lý Cao Tông nghe lời gian Phạm Du, giết trung thần Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đem binh về kinh cứu chủ tướng, gây binh đao. Thái tử Sảm chạy đến nhà Trần Lý ở Hải Ấp. Họ Trần chiêu binh, khôi phục được kinh thành. Vua Huệ Tông phong Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu. Tuy dẹp được quân Quách Bốc, nhưng nhiều nơi chưa hàng phục triều đình. Đoàn Thượng cát cứ ở Hồng châu, tâu với vua Huệ Tông: “Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ làm phản”. Vua Huệ Tông tin là thật, hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần Thị Dung (em gái Tự Khánh) xuống làm Ngự nữ.

Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu phong tước hầu cho Đoàn Thượng. Họ Đoàn đem quân đánh họ Trần ở Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh bị thua. Trần Tự Khánh phải liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự, để tiêu diệt thế lực họ Đoàn đang quá mạnh. Đầu năm 1212, Tự Khánh và Nguyễn Tự chia nhau phạm vi chiếm giữ, lấy sông Lô, sông Đuống làm ranh giới, mỗi người giữ một bên. Lý Huệ Tông thấy thế lực họ Trần hùng hậu, chưa dám làm phật lòng Trần Tự Khánh. Nhưng Huệ Tông cùng Đàm Thái hậu và một số cận thần vẫn ngầm mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1213, Thái hậu sai người liên lạc với tướng quân Phan Thế ở Phù Lạc, tướng quân Ngô Mãi ở Bắc Giang, để hẹn với nhau cùng khởi binh đánh Trần Tự Khánh.

Phan Thế và Ngô Mãi tiến quân đến cửa Đại Hưng (cửa nam thành Thăng Long). Trần Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin ấy, kéo quân mình đến kinh đô, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông.

Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng và sông Đáy, Tự Khánh phát triển thế lực lên Quốc Oai, là phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự, Tự đã chết, dụ hàng được phó tướng là Nguyễn Cuộc, thanh thế Tự Khánh hùng mạnh thêm.

Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông (em vợ Lý Cao Tông) tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu cùng đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình sợ mà tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa đánh tan. Trong khi đấy, em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn cũng tiến đánh quân triều đình. Các tướng họ Trần khác là Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến Hồng châu đánh tan quân triều đình do Đoàn Cấm, Vũ Hốt chỉ huy. Lý Huệ Tông yếu thế, phải chạy lên Lạng Châu.

Trần Tự Khánh chiếm được kinh đô, ông sai người đem biểu lên Lạng Châu mời Lý Huệ Tông hồi triều, biểu rằng: “Dân tình lầm than vì trong nước nhiều kẻ làm loạn, thần khởi binh dẹp giặc, trừ khử tai họa, để yên dân. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho xa giá phải gian nan, tự xét tội của thần thật đáng chết. Xin bệ hạ nguôi cơn giận dữ, quay xa giá về kinh để thỏa lòng mọi người mong mỏi”. Nhưng vua Huệ Tông không hồi triều.

Không đón được Lý Huệ Tông về kinh, Tự Khánh triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập. Tháng 4 năm 1214 (tháng 3 năm Giáp tuất) sai người đón một người con của vua Lý Anh Tông là Huệ Văn vương đưa lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương.

Tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ ở Bắc Giang. Đoàn Thượng đem quân tấn công. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết được Đoàn Nguyễn. Sau đấy, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Đỗ Bị ở Cam Giá (thuộc Sơn Tây), tách khỏi họ Trần, cát cứ vùng đất của mình. Do đó, thế lực họ Trần ở kinh thành Thăng Long bị suy yếu và bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải ở các kho, rồi phóng lửa đốt kinh đô, xong đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).


Nguyễn Nộn tiến quân đánh Tự Khánh. Huệ Tông đang ở Nam Sách về Thăng Long, phong Nguyễn Nộn tước hầu, để Nguyễn Nộn chống lại họ Trần. Đất nước lúc ấy chia thành thế chân vạc (3 thế lực lớn): Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần Tự Khánh.

Ngoài 3 lực lượng lớn này, còn có những thế lực nhỏ ở các địa phương: Ô Kim hầu Lý Bát ở đất Ô Kim (Hà Tây). Ở Quy Hóa (miền Yên Bái, Tuyên Quang) có họ Hà cha truyền con nối cai trị vùng đất này... Nước nhà loạn lạc khắp nơi.

Đầu năm 1214, Huệ Tông chạy đến hương Bình Hợp (Hà Tây), Trần Tự Khánh được hào trưởng địa phương là Đỗ Năng Tể giúp đỡ chiếm Bình Hợp, rồi đem quân bao vây Thăng Long, đốt cung điện. Huệ Tông phải dựng lều tranh để ở.

Đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập Trần Thị Dung (trước bị giáng làm ngự nữ) làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu ghét Trần Tự Khánh, thường chỉ Trần Thị Dung là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông bỏ Trần thị; còn bảo Trần thị phải tự sát, Huệ Tông ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào đồ ăn của Trần thị. Mỗi bữa ăn vua chia cho phu nhân một nửa và không lúc nào để Thuận Trinh phu nhân xa mình.

Tháng 4 năm 1216, lại nổi lên một lực lượng khác: Đỗ Át, Đỗ Nhuế ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Hà Nội), khởi binh chống lại triều đình. Vua Huệ Tông cử Lý Bát đem quân đánh dẹp không xong. Vua Huệ Tông đành quay lại nhờ Trần Tự Khánh.

Trần Tự Khánh sai bộ tướng Vương Lê đem thủy quân đi đón vua Huệ Tông sang Cứu Liên. Đàm Thái hậu thì muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt Phu nhân phải uống. Huệ Tông lại ngăn cản, rồi đêm ấy cùng với Phu nhân lẻn đến nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Vua đến bãi Cứu Liên, truyền Trần Tự Khánh đến gặp.

Khi Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương, mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương.

Tháng 12 năm 1216, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Từ đó, họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều: Trần Tự Khánh được phong làm Thái úy; Trần Thừa được phong tước Liệt hầu làm Nội thị phán thủ; con cả Tự Khánh là Trần Hải được phong tước vương.

Chính sự ổn định, Tự Khánh ra quân đánh dẹp các nơi:

- Trần Tự Khánh đem quân đánh Hiền Tín vương Lý Bát chiếm lại đất Từ Liêm. Lý Bát thua chạy đến Vĩnh Phúc.

- Tự Khánh tiến đánh thế lực cát cứ của Đỗ Bị ở Cam Giá. Các thuộc ấp ở Phong châu đều ra hàng.

- Tháng 6 năm 1217, Đoàn Thượng thấy thế lực mình yếu, tạm quy hàng, được phong vương, vẫn giữ vùng Hồng châu.

- Tháng 6 năm 1218, Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, thu phục đất Hồng Châu.

- Tháng 5 năm 1220, Trần Tự Khánh tiến đánh Hà Cao ở Quy Hoá, Hà Cao không chống cự nổi, nên cùng vợ con thắt cổ chết. Từ đó cả miền Thượng Nguyên Lộ (Thái nguyên), Tam Đái Giang (Vĩnh Phúc) đều dẹp yên.

Trần Tự Khánh đã đánh dẹp hầu hết các thế lực cát cứ chống triều đình, chỉ còn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và Đoàn Thượng ở Hồng châu. Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh qua đời lúc 49 tuổi, được truy phong là Kiến Quốc Đại vương. Quyền bính trong triều từ đấy do Trần Thủ Độ nắm giữ.

*- Thiết nghĩ: Thành lập vương triều nhà Trần, sử sách và người đời thường nói đến công lao của Trần Thủ Độ, nhưng Trần Tự Khánh là người đã gầy dựng và mở đường cho Trần Thủ Độ. Nhắc đến chiến công hiển hách đánh đuổi quân Nguyên hung hãn, phải kể đến vị anh hùng lỗi lạc Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ triều Trần lúc bấy giờ, điều ấy không sai. Nhưng có được cái kết quả huy hoàng này, nếu không có công lao của Trần Tự Khánh xây dựng nhà Trần từ buổi ban đầu, thì có lẽ không có chiến công ba lần đánh đuổi quân Nguyên lẫy lừng.

Chẳng phải chỉ riêng Trần Thủ Độ, được hưởng từ công lao người anh họ là Trần Tự Khánh; mà ngay cả Trần Thái Tông (Trần Cảnh) được ngai vàng, cũng phải kể đến sự thừa hưởng từ công lao của người chú ruột (Trần Tự Khánh).

Cảm phục: Trần Tự Khánh

Tài năng kiệt xuất, khởi nhà Trần
Xông xáo chiến trường, giỏi việc quân
Loạn lạc bốn phương, lo đánh dẹp
Cõi trần tận số, nhẹ nhàng thân!


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.