Hôm nay,  

Ăn Tết Giáp Ngọ Ở Genève

01/02/201400:00:00(Xem: 6230)
Những ngày giáp Tết Giáp này, mọi tấm lòng Việt Nam yêu nước, thương dân, yêu dân chủ, chuộng dân quyền đều hướng tới Genève, Thụy Sĩ, một trung tâm chính trị-ngoại giao- tài chính-du lịch quốc tế nổi tiếng.

Vì sao vậy? Vì ngày 30/1/2014, cũng là ngày Ba mươi Tết cổ truyền, tại Lâu đài các Quốc gia (Palais des Nations) giữa Genève sẽ có cuộc họp trù bị của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền để chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm Định kỳ Tổng quát về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review – UPR) sẽ diễn ra tại đây vào ngày 5/2 tới.

Cuộc họp UPR diễn ra 4 năm 1 lần. Năm nay đến lượt Việt Nam được “lên mâm“ (sur le plateau) để tự kiểm điểm và trả lời những phê bình nhận xét, góp ý, chất vấn của các nước về vấn đề Nhân quyền là một giá trị cơ bản của tổ chức quốc tế cao nhất này. Điều đặc biệt năm nay là VN là thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ, có trách nhiệm làm gương mẫu về mặt này.

Năm nay có 14 nước được lần lượt “ lên mâm” trong gần 2 tuần lễ, từ 27 tháng 1 đến 7 tháng 2; ngày 5 tháng 2 dành riêng cho VN.

Được biết năm nay theo thủ tục rút thăm, 3 nước sẽ làm trọng tài điều khiển cuộc UPR về VN là Kenya thuộc châu Phi, Kazakhstan ở Châu Âu, và Costa Rica ở châu Mỹ.

Ngày 4/2, trước ngày họp chính thức của UPR một ngày, nhằm ngày mồng 5 Tết âm lịch - Ngày kỷ niệm Đại thắng Đống Đa - sẽ có cuộc hội thảo quan trọng của phiá các tổ chức dân chủ và nhân quyền VN và các tỗ chức quốc tế cùng nhau góp ý cho cuộc họp UPR. Cuộc họp mặt sơ bộ ngày 30 Tết là bước chuẩn bị thật tốt cho cuộc họp này. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đăng ký tham gia và góp tham luận trong cuộc hội thảo ngày 4/2, như: Human Rights Watch, Freedom House, Frontline Defenders, the International Commission of Jurists, the Committee to Protect Journalists, Southeast-Asia Press Alliance, Reporters Without Borders…

Điều nổi bật năm nay là đoàn đại biểu cho phía dân chủ và nhân quyền VN cùng bạn bè là các tổ chức quốc tế dân chủ và nhân quyền khá là đông đảo. Trước hết và quan trọng hơn hết là đoàn dân chủ và nhân quyền VN đến từ trong nước, đại diện cho một xã hội dân sự đang phát triển trong đàn áp khốc liệt như: Hiệp hội Dân Oan VN, Mạng lưới Bloggers VN, Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo, Con đường VN, mạng Dân Làm Báo, Trung tâm Chúa Cứu Thế, tổ chức No-U, chưa kể một số chừng một chục người bị chặn không cho xuất cảnh.

Sự xuất hiện của ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh anh Trần Huỳnh Duy Thức, của các bà mẹ các anh Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, mẹ của cô Đỗ Thi Minh Hạnh cũng như sự có mặt của cô Đoan Trang, anh Nguyễn Anh Tuấn … tại Capitol – trụ sở Quốc hội Hoa kỳ, trực tiếp phát biểu như là những nhân chứng sống, là một sự kiện tuyệt vời. Họ đã phải lên đường theo chiến thuật du kích, “vượt biên “ chính thức lẻ tẻ rồi hội tụ với nhau, làm nên việc lớn. Năm vị Dân biểu Hoa Kỳ đã nhận đỡ đầu cho năm chiến sỹ dân chủ đang bị giam cầm ở VN cũng là một sự kiện nổi bật.

Hầu hết các đại biểu từ trong nước đều ghé qua New York thăm trụ sở LHQ, rồi bay qua châu Âu, làm việc tại thủ đô Bỉ, Brussels, nơi đóng các cơ quan của khối Liên Âu, hiện đã tới Genève, ráo riết mở chiến dịch vận động cho dân chủ và nhân quyền ở VN.

Sự phối hợp trong và ngoài nước giữa các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền thật đáng khâm phục. Theo tin của nhiều trang mạng, luật sư Trịnh Hội thuộc VOICE, một tổ chức đã có nhiều nỗ lực giúp bà con tỵ nạn cũng như nạn nhân cơn bão Hải Yến ở Philippin, cùng nhà truyền thông Đỗ Phủ đã và đang góp phần quan trọng cho một chiến dịch tấn công trên mặt trận ngoại giao nhân dân non trẻ rất năng động này. Họ bắt tay làm việc từ những việc nhỏ nhất, với kế hoạch sát thực tế, có khi âm thầm kín đáo, với một loạt nam nữ cộng tác viên tình nguyện trong và ngoài nước rất trẻ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu thế giới hiện đại, nhằm vào hiệu quả công việc trong một thời gian ngắn.

Họ đọ sức với ai? Với một chính quyền độc đảng, biên chế quan liêu nặng nề, với một nền ngoại giao phụ thuộc, trong cơn suy thoái thê thảm.

Để đối phó với cuộc Kiểm điểm UPR ngày 5/2/2014 tới, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cử đi một đoàn 30 cán bộ. Họ sẽ dùng những thủ đoạn cũ, mớm lời cho một vài luật sư, nhà kinh doanh, các chức sắc thuộc đủ tôn giáo, sắc tộc, trí thức ở nước ngoài, lấy hiện tượng nhằm xoá nhòa bản chất, dùng ngụy biện để nói lấy được kiểu lý sự cùn. Cũng không loại trừ khả năng họ dùng tiền bạc, quà cáp, biếu xén để mua chuộc đại biểu một số nước, nhất là ba nước trọng tài để nhờ bênh che, hoặc là chiếm thời gian phát biểu, để lấp liếm tội lỗi của họ.

Nền ngoại giao giáo điều đang độ suy thoái cầm đầu bởi một bộ trưởng trẻ còn non tay, không có một quyền uy nào vì mới là ủy viên Trung ương dự khuyết mới lên chính thức, không có mặt trong Bộ Chính trị, chỉ là một viên chức bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư sai bảo, nay phải đối phó gần như trực diện với một nền ngoại giao nhân dân non trẻ, mang chính nghĩa dân tộc, mang giá trị dân chủ và nhân quyền của thời đại, được phối hợp trong và ngoài nước khá nhịp nhàng.

Đúng vào lúc nền ngoại giao hụt hơi, viên Lãnh sự Đặng Xương Hùng ở Genève rời bỏ nhiệm sở, tuyên bố công khai với các đài quốc tế và mạng Dân Làm Báo (ngày 22/1/2014) rằng ông chính thức rời bỏ đảng CS, ông còn kêu gọi cán bộ của Hà Nội tham dự UPR hãy trung thực đứng về phía nhân dân, nói lên sự thật về nhân quyền bị chà đạp ra sao. Ông sẵn sàng giúp ý kiến cho đoàn đại biểu nhân dân đang ở Genève.

Năm Giáp Ngọ sắp mở đầu. Cứ như đoàn ngoại giao nhân dân không đáp máy bay, mà cưỡi ngựa chiến, những dũng mã thời Quang Trung để sang tận châu Âu mở Chiến dịch Dân chủ và Nhân quyền, dồn thế lực toàn trị phản dân chủ chà đạp nhân quyền ra trước một kiểu vành móng ngựa xét xử theo luật lệ quốc tế. Để xem họ chống chế, cãi tội của họ ra sao.

Nhất định chính nghĩa sẽ thắng lợi. Chỉ là thắng với mức độ nào. Xin chúc các bạn ở tiền tuyến Genève vui, mạnh, ăn Tết Giáp Ngọ thật ngon lành, đầy hứng khởi, mang nhiều quà tinh thần về nước, mở màn cho năm Giáp Ngọ đầy triển vọng.

Tôi tin rằng đông đảo bà con Việt Nam ta ở trong và ngoài nước đang ăn Tết hướng sang Genève với các bạn thân yêu, theo dõi tường tận từng đường đi nước bước của các bạn.

Sáu mươi năm là một Giáp hoàn chỉnh. Lịch sử rất kỳ lạ đến mức tuyệt vời. Có những ngẫu nhiên tình cờ mang tính tất yếu. Năm Giáp Ngọ trước là năm 1954, năm nay là Giáp Ngọ 2014, cách nhau 60 năm tròn.

Năm 1954 sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc họp quốc tế ở Genève là một thất bại nặng nề, lâu dài. Đất nước bị chia cắt làm hai, cho đến nay tuy có hòa bình, có thống nhất về hình thức nhưng lòng người còn ly tán, vết chia cắt chưa liền da.

Phải chăng Xuân Giáp Ngọ Genève 2014 là sự kiện lịch sử bắt đầu xóa bỏ nỗi uất hận chia cắt đất nước sau đúng 60 năm, nỗi uất hận của năm Giáp Ngọ 1954, để toàn dân ta khôi phục trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đi đến hòa hợp dân tộc mãi mãi bền vững.

Thêm một lý do để năm nay Tết Giáp Ngọ toàn dân ta vui Tết ở Genève.

Bùi Tín, VOAs Blog

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.