Hôm nay,  

Những Chiếc Ghế Trống Ở Phở Xe Lửa

21/01/201400:00:00(Xem: 8033)
Phạm Trần
(Tặng Luật sư Nguyễn Thế Toàn)

Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Tòan bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi bỗng nhớ đến Thi phẩm lịch sử Ông Đồ của Cụ Vũ Đình Liên của thập niên 30 trong Thế kỷ 20.

Cụ viết:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Trong số 20 câu Thơ này, tâm trí tôi luôn luôn bị vây hãm bởi 8 câu cuối khi tôi mường tượng đến hình ảnh Ông đồ ngồi chờ khách cô đơn cách nay 78 năm với gương mặt ưu tư của ông Chủ tiệm Phở Xe Lửa ở Eden.
pho-xe-lua-vu-d-lien-anh-toan-ban-anh-toan-resized
Từ trái: nhà thơ Vũ Đình Liên, anh Toàn, bạn anh Toàn.

Hồi năm 1936 Cụ Liên viết Ông Đồ trên báo Tinh Hoa:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Rồi Cụ ngỡ ngàng:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Nhưng tại sao cái khỏang thời gian xa tắp này lại có thể kéo hình ảnh ông đồ về gần với ông Tòan bò ?

Chẳng là vì ông Tòan bò có rất nhiều bạn và bạn ông lại hay rủ thêm bạn đến Xe Lửa để có dịp bù khú với nhau.

Đặc biệt hơn, chẳng ai biết người nào đã bắt đầu mà Xe Lửa cũng biến thành nơi hợp quần của hầu hết Văn nghệ sỹ vùng Hoa Thịnh Đốn từ mấy chục năm nay. Bạn Văn nghệ của những người này từ xa về, cũng như bạn của ông Tòan bò, cũng cứ rủ nhau đến Xe Lửa như muốn “chọn nơi này làm quê hương” !

Tại sao vậy? Có lẽ vì ông Tòan bò là người hiếu khách và vui tính nhưng cũng có thể vì “TÔ PHỞ NHÀ” của Xe Lửa chăng?

Ba chữ “TÔ PHỞ NHÀ” viết hoa là “tác phẩm để đời có cầu chứng” của chính ông Tòan bò, nguyên Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trước năm 1975 với tên cha mẹ khai sinh Nguyễn Thế Tòan.

Vậy tại sao những người bạn ông lại gán cái tên “Tòan bò” cho một Luật sư?

“Chỉ vì ông nấu Phở bò ngon chính hiệu Sài Gòn, thê thôi”, một người nói.

Có lẽ thế nên ông Tòan bò không ngại nói với mọi người trên báo:

“Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa tại Thương xá Eden”.

Rồi ông qủa quyết như đinh đóng cột:

“Nơi duy nhất để thưởng thức hương vị đặc biệt của TÔ PHỞ NHÀ”

Theo cách nói của người miền Bắc Việt Nam như ông chủ Xe Lửa thì đáng nhẽ phải viết “BÁT PHỞ NHÀ” mới đúng trăm phần trăm, phải không?

Nhưng đối với ông Tòan bò thì “BÁT” hay “TÔ” có nhằm nhò gì, miễn là trong lòng nó có Phở ngon là được rồi. Nhưng tại sao ông lại bảo:”Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa” ?

Vậy nếu khách đến Trung tâm Thương mại Eden mua sắm mà không vào ăn một TÔ PHỞ NHÀ của ông Tòan bò thì hóa ra chưa phải là “người sành điệu” của Thủ đô Hợp chủng quốc hay sao?

Lý luận “cối chầy” thế nào chăng nữa đối với ông Tòan bò cũng không thành vấn đề. Ông chấp tất vì ông được tiếng trong anh em Văn nghệ và bạn học Chu Văn An Sài Gòn là người dễ thương nhất tr6en đời, lúc nào cũng “zui zẻ” cả làng cho trong ấm ngòai êm !

Chả thế mà cứ mỗi lần có bạn bè đến là ông chủ Xe Lửa vui lên như pháo Tết. Họ ồn ào với nhau đủ thứ ngôn ngữ “hoa lá cành” từ “hạ bình dân” đến “cao cấp thượng hạng”. Chúng cự tự do “trăm hoa đua nở” phóng ra từ miệng lưỡi các ông Nhà báo, Bà Nhà văn như đi vào chỗ không người.

“Thì đã bảo đến Xe Lửa là mày không có vùng cấm, thấy không?”, một ông Nhà báo chỉ vào mặt bạn khi thấy anh ta muốn “chuyển ngữ” cho ra vẻ văn chương dịu dàng hơn !

Khách ngồi chung quanh đôi khi cũng nóng mặt, đỏ tai nhưng ông Tòan bò vẫn cười vui như Tết. Ông coi văn hoá phát ngôn lắm khi “không kiểm duyệt nổi” của Văn nghệ sỹ là thứ “dân dã đời thường” chẳng có gì phải cau mày nhăn mặt.

Có lần ông Tòan bò bảo với người chung quanh: “Có ồn ào quăng bát ném đĩa mới thấy mình được sống với không khí Sài Gòn ngày trước.”

Nhưng nếu hình ảnh Ông đồ bị “thoái trào” trong Thơ Cụ Vũ Đình Liên đã đánh dấu lúc cáo chung của nền Nho học thời Phong kiến ngàn năm thì Cụ Liên cũng muốn người đời hiểu rằng Ông đồ là “một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ..” (Trích bài phê bình bài Thơ Ông Đồ trên Internet)

Đối với ông Tòan bò cũng thế. Ông cũng có những “vẻ đẹp không bao giờ trở lại” và “ hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức” ở Phở Xe Lửa, nơi ông đã “đứng trụ” cả mấy chục năm trời.

Những nét đẹp và những hình ảnh đã mất của ông Tòan bò là những người bạn học cũ ở Chu Văn An thập niên 60 và những Văn nghệ sỹ, Nhà văn, Nhà báo có tầm cỡ đã khuất bóng.

Từ Trương Trọng Trác, bút hiệu Trọng Kim của báo Quyết Tiến ở Sài Gòn ngày trước và của Ngày Nay (Houston) ở Hoa Kỳ đến ông Chủ nhiệm báo Quyết Tiến Hồ Văn Đồng qua đời ở Virginia cách nay ít năm cho đến Đỗ Ngọc Yến của báo Người Việt ở California cũng đã để lại Phở Xe Lửa rất nhiều kỷ niệm.

Quanh vùng Thủ Đô, “ngôi chùa Xe Lửa” cũng đã mất sự qua lại của hai “bổn đạo” Nhà Thơ nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961 (VNCH) là Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng) và Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng ) với Tác phẩm "40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ".

Trước họ là Cụ Họa sỹ Trương Cam Khải, Nhà báo-Nhà văn lão thành Anh Độ Đỗ Cẩm Khê, Nhà báo bình luận Chính trị Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà báo Chử Bá Anh, Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của Văn nghệ Tiền Phong, Ký giả Tú Rua Lê Triết.

Trong số Nhạc sỹ, có bộ ba Văn Phụng, Nhật Bằng và Nguyễn Túc là những cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam từ thời Pháp thuộc.

Sang đám Nhà báo trung niên thì có Thi sỹ Giang Hữu Tuyên, Chủ nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, tờ báo lâu đời nhất ở vùng Hoa Thịnh Đốn và Ký giả Lê Thiệp của Chính Luận Sài Gòn trước khi anh làm chủ Công ty Phở 75.

Cũng đã vắng bóng ở Xe Lửa là Nhà báo Ngô Vương Tọai của Diễn Đàn Tự Do thuở nào. Họ Ngô, từ mấy năm nay đã không thể đến Xe Lửa gặp ông Tòan bò vì chứng bệnh gan làm anh suy kiệt.

Nhà văn, Giáo sư Cao Thế Dung (bút hiệu Hà Nhân Văn), một thân chủ quen thuộc của ông Tòan bò cũng đã ít đến vì tuổi xế chiều đi lại khó khăn.

Ngay đến bạn học rất thân của ông Tòan bò, Nhà Thơ Du Tử Lê tuy sức khỏe chưa phải “sắp hàng chờ đợi” nhưng cũng chỉ năm thì mười họa khi có việc mới từ Quân Cam Cali bay đến Xe Lửa gặp nhau.

Những người mỗi lần về Hoa Thịnh Đốn thường chọn Phở Xe Lửa làm nơi hẹn bạn như các Ký giả Vũ Ánh, Nguyễn Tuyển (California) và Phan Thanh Tâm (Minnesota) cũng ít khi có dịp về với ông Tòan bò, có lẽ tuổi tác đã kìm chân họ chăng?

Nhưng ngay đến những Nhà văn như Hòang Hải Thủy, Uyên Thao, Sơn Tùng và Tạ Quang Khôi còn sống trong vùng Thủ Đô cũng đã không còn xuất hiện thường xuyên tại Xe Lửa vì hầu hết những bạn hữu cùng ăn Phở với họ ở đấy không còn nữa!

Tất cả những “nhân tài xứ Việt” trên đây, chẳng ai bảo ai đều đã bỏ lại những chiếc ghế trống ở Phở Xe Lửa cho ông Tòan bò trông coi.

Hàng ngày, ở góc trái trong cùng của Xe Lửa vẫn còn chiếc bàn to chữ nhật mầu xanh với 6 chiếc ghế đen bóng giữ nguyên vị trí như thuở nào. Tại chỗ này, một số bạn của ông Tòan bò và số Văn nghệ sỹ có tên trong bài này đã thay nhau ngồi trong nhiều năm.

Bây giờ, người ta thấy có những người bạn của những người đã ra đi không bao giờ trở lại ngồi đó đăm chiêu tư lự viển vông hàng giờ.

Khách cũng đã nhiều lần bắt gặp ông Tòan bò ngồi vào chỗ ấy với bình trà “đặc sản Xe Lửa” và 1 chiếc tách sứ nhỏ. Họ thấy ông nhâm nhi mà cặp mắt buồn hiu, cứ nhìn bâng quơ vào khỏang không chả thèm nói với ai nửa lời.

Thỉnh thoảng cũng thấy ông phóng mắt ra cửa như chờ đợi ai sẽ bước vào. Nhưng thời gian qua mau, người nào đó hay những bạn nào đó của ông Tòan bò vẫn không đến.

Ông thẫn thờ đứng lên nhìn xuống những chiếc ghế thân quen trống vắng như để tìm lại người xưa. Vừa đi vào trong quầy tính tiền, ông vừa khẽ đọc lên cho mình đủ nghe:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Phạm Trần
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị mất hết các chức vụ hôm 17/01/2023 đã thách đố quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lý do vì vào hôm 4/2 (2023), ông Phúc đã tuyên bố: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”.
Sau nhiều ngày, với nhiều “phương án cứu hộ” rất nặng phần trình diễn của nhà nước Việt Nam, chung cuộc, giới truyền thông của xứ sở này đã đồng loạt (và ái ngại) loan tin: “Bé Hạo Nam đã tử vong!”
Hôm đầu tháng Hai DL vừa qua, một chiếc khinh khí cầu kích thước bằng 3 chiếc xe buýt bay vào không phận Mỹ và đã đặt chính quyền Biden cũng như hệ thống phòng ngự Bắc Mỹ vào tình trạng báo động. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau người ta biết đích xác đó là khinh khí cầu do thám của Trung quốc, và ngay tức khắc, thông tin này tràn ngập TV, báo chí, mạng xã hội...
Đầu năm mới Qúy Mão không ai muốn nghe chuyện xui, nhưng dân gian và báo chí của đảng CSVN lại chỉ nói đến những nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa sự sống còn của chế độ...
✱ HĐ Tham Mưu Trưởng LQ/JCS: Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị - Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao". ✱ McNamara: Một khi bổ sung quân số sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. ✱ JCS: McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến - thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình...
Cái thời bao cấp (thổ tả) ấy, may quá, đã xa như dĩ vãng. Sau khi Đảng dũng cảm nhìn vào sự thực, quyết tâm đổi mới toàn diện, và cương quyết bẻ lái con tầu tổ quốc (theo hướng kinh tế thị trường) thì bộ mặt của xã hội đã hoàn toàn thay đổi ...
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.