Hôm nay,  

Những Chiếc Ghế Trống Ở Phở Xe Lửa

1/21/201400:00:00(View: 7948)
Phạm Trần
(Tặng Luật sư Nguyễn Thế Toàn)

Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Tòan bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi bỗng nhớ đến Thi phẩm lịch sử Ông Đồ của Cụ Vũ Đình Liên của thập niên 30 trong Thế kỷ 20.

Cụ viết:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Trong số 20 câu Thơ này, tâm trí tôi luôn luôn bị vây hãm bởi 8 câu cuối khi tôi mường tượng đến hình ảnh Ông đồ ngồi chờ khách cô đơn cách nay 78 năm với gương mặt ưu tư của ông Chủ tiệm Phở Xe Lửa ở Eden.
pho-xe-lua-vu-d-lien-anh-toan-ban-anh-toan-resized
Từ trái: nhà thơ Vũ Đình Liên, anh Toàn, bạn anh Toàn.

Hồi năm 1936 Cụ Liên viết Ông Đồ trên báo Tinh Hoa:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Rồi Cụ ngỡ ngàng:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Nhưng tại sao cái khỏang thời gian xa tắp này lại có thể kéo hình ảnh ông đồ về gần với ông Tòan bò ?

Chẳng là vì ông Tòan bò có rất nhiều bạn và bạn ông lại hay rủ thêm bạn đến Xe Lửa để có dịp bù khú với nhau.

Đặc biệt hơn, chẳng ai biết người nào đã bắt đầu mà Xe Lửa cũng biến thành nơi hợp quần của hầu hết Văn nghệ sỹ vùng Hoa Thịnh Đốn từ mấy chục năm nay. Bạn Văn nghệ của những người này từ xa về, cũng như bạn của ông Tòan bò, cũng cứ rủ nhau đến Xe Lửa như muốn “chọn nơi này làm quê hương” !

Tại sao vậy? Có lẽ vì ông Tòan bò là người hiếu khách và vui tính nhưng cũng có thể vì “TÔ PHỞ NHÀ” của Xe Lửa chăng?

Ba chữ “TÔ PHỞ NHÀ” viết hoa là “tác phẩm để đời có cầu chứng” của chính ông Tòan bò, nguyên Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trước năm 1975 với tên cha mẹ khai sinh Nguyễn Thế Tòan.

Vậy tại sao những người bạn ông lại gán cái tên “Tòan bò” cho một Luật sư?

“Chỉ vì ông nấu Phở bò ngon chính hiệu Sài Gòn, thê thôi”, một người nói.

Có lẽ thế nên ông Tòan bò không ngại nói với mọi người trên báo:

“Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa tại Thương xá Eden”.

Rồi ông qủa quyết như đinh đóng cột:

“Nơi duy nhất để thưởng thức hương vị đặc biệt của TÔ PHỞ NHÀ”

Theo cách nói của người miền Bắc Việt Nam như ông chủ Xe Lửa thì đáng nhẽ phải viết “BÁT PHỞ NHÀ” mới đúng trăm phần trăm, phải không?

Nhưng đối với ông Tòan bò thì “BÁT” hay “TÔ” có nhằm nhò gì, miễn là trong lòng nó có Phở ngon là được rồi. Nhưng tại sao ông lại bảo:”Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa” ?

Vậy nếu khách đến Trung tâm Thương mại Eden mua sắm mà không vào ăn một TÔ PHỞ NHÀ của ông Tòan bò thì hóa ra chưa phải là “người sành điệu” của Thủ đô Hợp chủng quốc hay sao?

Lý luận “cối chầy” thế nào chăng nữa đối với ông Tòan bò cũng không thành vấn đề. Ông chấp tất vì ông được tiếng trong anh em Văn nghệ và bạn học Chu Văn An Sài Gòn là người dễ thương nhất tr6en đời, lúc nào cũng “zui zẻ” cả làng cho trong ấm ngòai êm !

Chả thế mà cứ mỗi lần có bạn bè đến là ông chủ Xe Lửa vui lên như pháo Tết. Họ ồn ào với nhau đủ thứ ngôn ngữ “hoa lá cành” từ “hạ bình dân” đến “cao cấp thượng hạng”. Chúng cự tự do “trăm hoa đua nở” phóng ra từ miệng lưỡi các ông Nhà báo, Bà Nhà văn như đi vào chỗ không người.

“Thì đã bảo đến Xe Lửa là mày không có vùng cấm, thấy không?”, một ông Nhà báo chỉ vào mặt bạn khi thấy anh ta muốn “chuyển ngữ” cho ra vẻ văn chương dịu dàng hơn !

Khách ngồi chung quanh đôi khi cũng nóng mặt, đỏ tai nhưng ông Tòan bò vẫn cười vui như Tết. Ông coi văn hoá phát ngôn lắm khi “không kiểm duyệt nổi” của Văn nghệ sỹ là thứ “dân dã đời thường” chẳng có gì phải cau mày nhăn mặt.

Có lần ông Tòan bò bảo với người chung quanh: “Có ồn ào quăng bát ném đĩa mới thấy mình được sống với không khí Sài Gòn ngày trước.”

Nhưng nếu hình ảnh Ông đồ bị “thoái trào” trong Thơ Cụ Vũ Đình Liên đã đánh dấu lúc cáo chung của nền Nho học thời Phong kiến ngàn năm thì Cụ Liên cũng muốn người đời hiểu rằng Ông đồ là “một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ..” (Trích bài phê bình bài Thơ Ông Đồ trên Internet)

Đối với ông Tòan bò cũng thế. Ông cũng có những “vẻ đẹp không bao giờ trở lại” và “ hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức” ở Phở Xe Lửa, nơi ông đã “đứng trụ” cả mấy chục năm trời.

Những nét đẹp và những hình ảnh đã mất của ông Tòan bò là những người bạn học cũ ở Chu Văn An thập niên 60 và những Văn nghệ sỹ, Nhà văn, Nhà báo có tầm cỡ đã khuất bóng.

Từ Trương Trọng Trác, bút hiệu Trọng Kim của báo Quyết Tiến ở Sài Gòn ngày trước và của Ngày Nay (Houston) ở Hoa Kỳ đến ông Chủ nhiệm báo Quyết Tiến Hồ Văn Đồng qua đời ở Virginia cách nay ít năm cho đến Đỗ Ngọc Yến của báo Người Việt ở California cũng đã để lại Phở Xe Lửa rất nhiều kỷ niệm.

Quanh vùng Thủ Đô, “ngôi chùa Xe Lửa” cũng đã mất sự qua lại của hai “bổn đạo” Nhà Thơ nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961 (VNCH) là Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng) và Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng ) với Tác phẩm "40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ".

Trước họ là Cụ Họa sỹ Trương Cam Khải, Nhà báo-Nhà văn lão thành Anh Độ Đỗ Cẩm Khê, Nhà báo bình luận Chính trị Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà báo Chử Bá Anh, Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của Văn nghệ Tiền Phong, Ký giả Tú Rua Lê Triết.

Trong số Nhạc sỹ, có bộ ba Văn Phụng, Nhật Bằng và Nguyễn Túc là những cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam từ thời Pháp thuộc.

Sang đám Nhà báo trung niên thì có Thi sỹ Giang Hữu Tuyên, Chủ nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, tờ báo lâu đời nhất ở vùng Hoa Thịnh Đốn và Ký giả Lê Thiệp của Chính Luận Sài Gòn trước khi anh làm chủ Công ty Phở 75.

Cũng đã vắng bóng ở Xe Lửa là Nhà báo Ngô Vương Tọai của Diễn Đàn Tự Do thuở nào. Họ Ngô, từ mấy năm nay đã không thể đến Xe Lửa gặp ông Tòan bò vì chứng bệnh gan làm anh suy kiệt.

Nhà văn, Giáo sư Cao Thế Dung (bút hiệu Hà Nhân Văn), một thân chủ quen thuộc của ông Tòan bò cũng đã ít đến vì tuổi xế chiều đi lại khó khăn.

Ngay đến bạn học rất thân của ông Tòan bò, Nhà Thơ Du Tử Lê tuy sức khỏe chưa phải “sắp hàng chờ đợi” nhưng cũng chỉ năm thì mười họa khi có việc mới từ Quân Cam Cali bay đến Xe Lửa gặp nhau.

Những người mỗi lần về Hoa Thịnh Đốn thường chọn Phở Xe Lửa làm nơi hẹn bạn như các Ký giả Vũ Ánh, Nguyễn Tuyển (California) và Phan Thanh Tâm (Minnesota) cũng ít khi có dịp về với ông Tòan bò, có lẽ tuổi tác đã kìm chân họ chăng?

Nhưng ngay đến những Nhà văn như Hòang Hải Thủy, Uyên Thao, Sơn Tùng và Tạ Quang Khôi còn sống trong vùng Thủ Đô cũng đã không còn xuất hiện thường xuyên tại Xe Lửa vì hầu hết những bạn hữu cùng ăn Phở với họ ở đấy không còn nữa!

Tất cả những “nhân tài xứ Việt” trên đây, chẳng ai bảo ai đều đã bỏ lại những chiếc ghế trống ở Phở Xe Lửa cho ông Tòan bò trông coi.

Hàng ngày, ở góc trái trong cùng của Xe Lửa vẫn còn chiếc bàn to chữ nhật mầu xanh với 6 chiếc ghế đen bóng giữ nguyên vị trí như thuở nào. Tại chỗ này, một số bạn của ông Tòan bò và số Văn nghệ sỹ có tên trong bài này đã thay nhau ngồi trong nhiều năm.

Bây giờ, người ta thấy có những người bạn của những người đã ra đi không bao giờ trở lại ngồi đó đăm chiêu tư lự viển vông hàng giờ.

Khách cũng đã nhiều lần bắt gặp ông Tòan bò ngồi vào chỗ ấy với bình trà “đặc sản Xe Lửa” và 1 chiếc tách sứ nhỏ. Họ thấy ông nhâm nhi mà cặp mắt buồn hiu, cứ nhìn bâng quơ vào khỏang không chả thèm nói với ai nửa lời.

Thỉnh thoảng cũng thấy ông phóng mắt ra cửa như chờ đợi ai sẽ bước vào. Nhưng thời gian qua mau, người nào đó hay những bạn nào đó của ông Tòan bò vẫn không đến.

Ông thẫn thờ đứng lên nhìn xuống những chiếc ghế thân quen trống vắng như để tìm lại người xưa. Vừa đi vào trong quầy tính tiền, ông vừa khẽ đọc lên cho mình đủ nghe:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Phạm Trần
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.