Hôm nay,  

García Márquez và 30 000 điếu thuốc

07/10/202200:00:00(Xem: 4457)

Marquez
 
Trong quyển tiểu sử Gabriel García Márquez: A Life, Gerald Martin kể rằng García Márquez viết Trăm năm cô đơn chỉ trong vòng một năm, từ tháng 7 năm 1965 cho đến tháng 7 năm 1966, dù ông luôn nói rằng ông mất đến 18 tháng, hoặc có khi là 18 năm. “Trong một tia cảm hứng chớp nhoáng, ông đã nhận ra rằng thay vì viết một cuốn sách về thời thơ ấu của mình, ông nên viết một quyển sách về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Thay vì một cuốn sách về hiện thực, nó nên là một cuốn sách về sự biểu thị của hiện thực […] Thay vì một cuốn sách về Aracataca và con người ở đó, nó sẽ là một quyển sách được thuật lại qua thế giới quan của họ.”….

Khi chỉ mới viết được 10 trang, ông đã mơ hồ cảm thấy điều kỳ diệu sẽ không dừng lại ở đây, và quyển tiểu thuyết ông sắp viết sẽ là một tiểu thuyết lớn. (2)

Trước đây thay vì ông chỉ viết một ngày một đoạn, bấy giờ ông viết một ngày một vài trang. Khoảng hơn một tháng sau García Márquez sớm phát hiện ra rằng ông cần một sự cam kết hoàn toàn và quyết định bỏ hết những việc khác, kể cả công việc của một nhân viên quèn trong một công ty quảng cáo. Đây là một canh bạc phi thường đối với một người đàn ông có gia đình như García Márquez.

Sau này ông nhớ lại, ngay từ những giây phút đầu, rất lâu trước khi quyển sách được xuất bản, cuốn sách đã tạo ra một ma lực đối với tất cả những ai tiếp xúc với nó theo một cách nào đó: bạn bè, thư ký, v.v., thậm chí những người như người bán thịt hoặc chủ nhà của ông, những người đang đợi ông viết xong để ông có thể trả nợ cho họ. Ông kể: “Chúng tôi nợ chủ nhà tám tháng tiền thuê nhà. Khi chúng tôi chỉ còn nợ ba tháng, Mercedes [vợ ông ] gọi cho chủ nhà và nói, ‘Này, chúng tôi sẽ không trả cho cô trong ba tháng này, kể cả sáu tháng tới.’ Đầu tiên, cô ấy hỏi tôi: ‘Vậy ông nghĩ khi nào thì ông sẽ viết xong? ‘và tôi nói khoảng năm tháng nữa. ‘được rồi, tôi sẽ đợi đến tháng 9.’ Đến tháng 9, ông đã trả hết nợ.”

Một trong nhiều người chờ đợi García Márquez viết xong là Pera ”(Esperanza) Araiza, một nhân viên đánh máy và cũng là người đã đánh máy cho những tiểu thuyết của Carlos Fuentes. Cứ vài ngày, García Márquez lại đưa cho Pera một đoạn khác của cuốn tiểu thuyết, do ông đánh máy nhưng được sửa lại rất nhiều bằng tay, và Pera sẽ sửa lại cho rõ ràng. Mãi sau này, Pera mới thú nhận rằng cứ mỗi cuối tuần cô lại mời bạn bè của mình đến để đọc cho họ nghe chương mới nhất.

Ngoài ra, ông còn có những những người bạn thân thiết ủng hộ ông như Alvaro Mutis và Carmen, Jomí García Ascot và María Luisa; trong suốt một năm họ đã trở thành những nhân chứng đặc biệt và đã theo dõi việc xây dựng một trong những công trình vĩ đại của văn học phương Tây. Đáng kể nhất là María Luisa, người bạn tâm giao thân thiết nhất của ông. Sau này, ông thú nhận là nhiều lần bị choáng váng bởi cái nhìn sâu sắc của cô và đã dùng một số nhận định của cô trong cuốn sách. Ông gọi cho cô bất cứ lúc nào trong ngày để đọc chương mới nhất vừa viết xong.

Nửa năm sau (1966), quyển sách ngày càng dày lên, nhưng tiền dành dụm đã hết, García Márquez bắt đầu cầm chiếc xe Opel trắng duy nhất của mình. Ông còn định cầm luôn cái điện thoại, không chỉ để có tiền mà còn để khỏi mất thời giờ buôn chuyện với bạn bè. Khi tiền cầm xe cũng hết, vợ ông cầm luôn cả Tivi, tủ lạnh, radio, nữ trang, kể cả máy sấy tóc… Nhưng ông vẫn giữ lại chiếc máy hát đĩa. Ông không thể viết mà không có nhạc bên tai và cũng không thế sống thiếu âm nhạc. Bartók, những bài Preludes của Debussy và Hard Day’s Night của Beatles là những bài ông thường nghe khi viết ở thời điểm ấy.


Đoạn khiến tôi cảm động nhất khi đọc chương này là: ngày tồi tệ nhất của García Márquez trong toàn bộ thời gian viết quyển tiểu thuyết là sau khi ông viết chương 13, về cái chết của đại tá Aureliano Buendía, có thể xem là nhân vật thú vị và quan trọng nhất trong Trăm năm cô đơn. “Như nhiều tiểu thuyết gia khác, trải nghiệm việc mất đi nhân vật chính của mình cũng giống như một sự mất mát cá nhân, thậm chí có thể là một vụ giết người. Câu chuyện về cái chết được đầu tư bằng những ký ức tuổi thơ cay đắng nhất của García Márquez và mặc dù các nhà phê bình không nhận ra điều đó, nhưng ông đã đặt mình vào nhân vật có vẻ như lãnh đạm này hơn bất kỳ nhân vật nào khác trong tiểu thuyết của ông […] Hai giờ sáng, sau khi “hành động xong”, ông đi vào phòng ngủ, nơi Mercedes đang ngủ say, nằm xuống và khóc suốt hai tiếng đồng hồ. […] Khi giết đi nhân vật trung tâm của mình, ông phải đối diện không chỉ cái chết của chính mình và phần kết thúc của cuốn tiểu thuyết này mà còn là phần kết thúc của một trải nghiệm hưng phấn độc nhất – đúng hơn, là kết thúc của cả một thời đại của cuộc đời ông và của con người ông đã từng là, và kết thúc của một mối quan hệ không thể diễn tả được với người quan trọng nhất trong cuộc đời mình: ông ngoại của ông (giờ đã mất đi vĩnh viễn vì văn học đã không thể hồi sinh được) ”

García Márquez viết xong 1300 trang bản thảo và cuối cũng gửi 490 trang cho Porrúa, nhà biên tập của nhà xuất bản Editorial Sudamericana ở Buenos Aires: “Tôi đã có một cuốn tiểu thuyết hoặc chỉ là một kí lô giấy, tôi vẫn chưa biết chắc nó là cái gì”, ông nhớ lại. Ông ra bưu điện cùng với vợ. Nhân viên bưu điện cho giá: 82 peso. Ông nhìn vợ lục tìm tiền trong túi, họ chỉ có 50 peso và chỉ có thể gửi được một nửa quyển sách. “García Márquez bắt người đàn ông đứng sau quầy lấy từng tờ bản thảo ra như từng lát thịt xông khói cho đến khi đủ 50 peso […] Về nhà, họ cầm máy sưởi, máy sấy tóc và máy làm thức ăn lỏng cho trẻ em, quay lại bưu điện và gửi đợt thứ hai. Khi ra khỏi bưu điện, Mercedes dừng lại và quay sang chồng: “Này, Gabo, tất cả những gì chúng ta cần bây giờ là cuốn sách không hay ho gì cả.”

Câu nói vừa dí dỏm vừa có chút gì đó ngậm ngùi kết thúc chương viết về Trăm Năm Cô Đơn trong quyển sách của Martin. Thế mới thấy, sự thành công của một nhà văn, đôi lúc không chỉ nằm ở tài năng, sự may mắn, mà còn ở niềm tin mãnh liệt vào bản thân, và rất nhiều khi, sự tin tưởng và hy sinh của người thân và bạn bè bên cạnh.
 
Phan Quỳnh Trâm tổng hợp, lược dịch và chú thích, từ Martin, Gerald, Gabriel García Márquez: A Life, Vintage, 2010.
 
(1) Trong sách, có một đoạn là García Marquez viết 1300 trang sách, nợ 120 000 peso (ông lo là sẽ không bao giờ trả hết nợ) và hút hết 30 000 điếu thuốc. Tôi thấy chi tiết này thú vị nên dùng nó làm nhan đề; nó có thể vừa không, vừa có liên quan cách nào đó đến nội dung bài viết.

(2) Ngay từ thời thơ ấu, García Marquez đã có khả năng thấu thị, như nhân vật Aureliano Buendía trong Trăm năm cô đơn.

(3) Trong sách, Martin dùng thành ngữ “the deed was done”, tham chiếu đến lời nói của Macbeth với vợ, sau khi giết Duncan: “I have done the deed. Didst thou not her a noise?
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ)(*). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn.
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Quý bạn yêu nhạc muốn ủng hộ đêm nhạc Mắt Nâu với những tình khúc của Hoàng Tử Bé - Jayden Nguyễn tại Coffee Factory (15582 Brookhurst St, Westminster, CA 92683) vào ngày Lễ Tình Nhân, Thứ Sáu, 14 tháng 2, xin vui lòng nhắn tin đến 714-592-8941 để đặt vé.
Tuyết rơi như lông ngỗng, như hoa rụng tùng chùm, bám trên nóc xe, trắng xóa mặt đường và tan dưới lằn bánh xe cán ngang. Hơi lạnh len cả vào chân tóc. Mùa Đông thật sự đã đến.
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970. Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Bài viết của nhà thơ Ngu Yên ở Texas “Cảm Xúc Trong Tiếng Hát” có nhiều điều lý thú trong lãnh vực âm nhạc. Ngu Yên đã dấn thân trong hai lãnh vực Thơ, Nhạc… Ngoài các tập thơ đã được ấn hành, khoảng cuối năm 1995 ở Houston, Ngu Yên tổ chức những buổi ra mắt sách, băng nhạc, CD và tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc. Năm 1998, Ngu Yên đứng ra thành lập nhóm Viet Art Productions để thỏa mãn sự ham vui theo sở thích cùng nhau vui chơi, tổ chức trên 50 buổi trình diễn như đại hội chợ, trong những dịp lễ, sinh hoạt cộng đồng… ngoài Texas còn có nhiều nơi khác. Vì vậy trong lãnh vực âm nhạc, Ngu Yên có kinh nghiệm và khả năng viết về đề tài nầy… Qua bài viết của tác giả Ngu Yên tạo cho tôi cảm hứng góp phần chia sẻ với “lời bàn Mao Tôn Cương” tế nhị vì cũng ngại làm phật ý với “ca sĩ” trình diễn và góp ý thêm cho sinh động trong chuyện vãn.
Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2025, gia đình và đông đảo bạn hữu đã đưa tiễn họa sĩ/nhà văn Khánh Trường về nơi an nghỉ ở Peek Family, Westminster. Chương trình tang lễ ngắn gọn nhưng ấm cúng, thân tình, và thật cảm động với nhiều lời phát biểu chia sẻ của gia đình và nghệ sĩ thân hữu. Việt Báo đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết từ bạn bè, văn hữu trong số báo đặc biệt về Khánh Trường ngày 3 tháng 1, 2025, sau đây là bài điếu văn của con gái út của Khánh Trường, Annie Nguyễn Trường An, đọc bởi chồng Cô trong buổi tang lễ bằng tiếng Anh, Lê Anh Dũng biên dịch sang tiếng Việt.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.