Hôm nay,  

Những Chiếc Ghế Trống Ở Phở Xe Lửa

1/21/201400:00:00(View: 7932)
Phạm Trần
(Tặng Luật sư Nguyễn Thế Toàn)

Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Tòan bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi bỗng nhớ đến Thi phẩm lịch sử Ông Đồ của Cụ Vũ Đình Liên của thập niên 30 trong Thế kỷ 20.

Cụ viết:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Trong số 20 câu Thơ này, tâm trí tôi luôn luôn bị vây hãm bởi 8 câu cuối khi tôi mường tượng đến hình ảnh Ông đồ ngồi chờ khách cô đơn cách nay 78 năm với gương mặt ưu tư của ông Chủ tiệm Phở Xe Lửa ở Eden.
pho-xe-lua-vu-d-lien-anh-toan-ban-anh-toan-resized
Từ trái: nhà thơ Vũ Đình Liên, anh Toàn, bạn anh Toàn.

Hồi năm 1936 Cụ Liên viết Ông Đồ trên báo Tinh Hoa:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Rồi Cụ ngỡ ngàng:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Nhưng tại sao cái khỏang thời gian xa tắp này lại có thể kéo hình ảnh ông đồ về gần với ông Tòan bò ?

Chẳng là vì ông Tòan bò có rất nhiều bạn và bạn ông lại hay rủ thêm bạn đến Xe Lửa để có dịp bù khú với nhau.

Đặc biệt hơn, chẳng ai biết người nào đã bắt đầu mà Xe Lửa cũng biến thành nơi hợp quần của hầu hết Văn nghệ sỹ vùng Hoa Thịnh Đốn từ mấy chục năm nay. Bạn Văn nghệ của những người này từ xa về, cũng như bạn của ông Tòan bò, cũng cứ rủ nhau đến Xe Lửa như muốn “chọn nơi này làm quê hương” !

Tại sao vậy? Có lẽ vì ông Tòan bò là người hiếu khách và vui tính nhưng cũng có thể vì “TÔ PHỞ NHÀ” của Xe Lửa chăng?

Ba chữ “TÔ PHỞ NHÀ” viết hoa là “tác phẩm để đời có cầu chứng” của chính ông Tòan bò, nguyên Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trước năm 1975 với tên cha mẹ khai sinh Nguyễn Thế Tòan.

Vậy tại sao những người bạn ông lại gán cái tên “Tòan bò” cho một Luật sư?

“Chỉ vì ông nấu Phở bò ngon chính hiệu Sài Gòn, thê thôi”, một người nói.

Có lẽ thế nên ông Tòan bò không ngại nói với mọi người trên báo:

“Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa tại Thương xá Eden”.

Rồi ông qủa quyết như đinh đóng cột:

“Nơi duy nhất để thưởng thức hương vị đặc biệt của TÔ PHỞ NHÀ”

Theo cách nói của người miền Bắc Việt Nam như ông chủ Xe Lửa thì đáng nhẽ phải viết “BÁT PHỞ NHÀ” mới đúng trăm phần trăm, phải không?

Nhưng đối với ông Tòan bò thì “BÁT” hay “TÔ” có nhằm nhò gì, miễn là trong lòng nó có Phở ngon là được rồi. Nhưng tại sao ông lại bảo:”Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa” ?

Vậy nếu khách đến Trung tâm Thương mại Eden mua sắm mà không vào ăn một TÔ PHỞ NHÀ của ông Tòan bò thì hóa ra chưa phải là “người sành điệu” của Thủ đô Hợp chủng quốc hay sao?

Lý luận “cối chầy” thế nào chăng nữa đối với ông Tòan bò cũng không thành vấn đề. Ông chấp tất vì ông được tiếng trong anh em Văn nghệ và bạn học Chu Văn An Sài Gòn là người dễ thương nhất tr6en đời, lúc nào cũng “zui zẻ” cả làng cho trong ấm ngòai êm !

Chả thế mà cứ mỗi lần có bạn bè đến là ông chủ Xe Lửa vui lên như pháo Tết. Họ ồn ào với nhau đủ thứ ngôn ngữ “hoa lá cành” từ “hạ bình dân” đến “cao cấp thượng hạng”. Chúng cự tự do “trăm hoa đua nở” phóng ra từ miệng lưỡi các ông Nhà báo, Bà Nhà văn như đi vào chỗ không người.

“Thì đã bảo đến Xe Lửa là mày không có vùng cấm, thấy không?”, một ông Nhà báo chỉ vào mặt bạn khi thấy anh ta muốn “chuyển ngữ” cho ra vẻ văn chương dịu dàng hơn !

Khách ngồi chung quanh đôi khi cũng nóng mặt, đỏ tai nhưng ông Tòan bò vẫn cười vui như Tết. Ông coi văn hoá phát ngôn lắm khi “không kiểm duyệt nổi” của Văn nghệ sỹ là thứ “dân dã đời thường” chẳng có gì phải cau mày nhăn mặt.

Có lần ông Tòan bò bảo với người chung quanh: “Có ồn ào quăng bát ném đĩa mới thấy mình được sống với không khí Sài Gòn ngày trước.”

Nhưng nếu hình ảnh Ông đồ bị “thoái trào” trong Thơ Cụ Vũ Đình Liên đã đánh dấu lúc cáo chung của nền Nho học thời Phong kiến ngàn năm thì Cụ Liên cũng muốn người đời hiểu rằng Ông đồ là “một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ..” (Trích bài phê bình bài Thơ Ông Đồ trên Internet)

Đối với ông Tòan bò cũng thế. Ông cũng có những “vẻ đẹp không bao giờ trở lại” và “ hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức” ở Phở Xe Lửa, nơi ông đã “đứng trụ” cả mấy chục năm trời.

Những nét đẹp và những hình ảnh đã mất của ông Tòan bò là những người bạn học cũ ở Chu Văn An thập niên 60 và những Văn nghệ sỹ, Nhà văn, Nhà báo có tầm cỡ đã khuất bóng.

Từ Trương Trọng Trác, bút hiệu Trọng Kim của báo Quyết Tiến ở Sài Gòn ngày trước và của Ngày Nay (Houston) ở Hoa Kỳ đến ông Chủ nhiệm báo Quyết Tiến Hồ Văn Đồng qua đời ở Virginia cách nay ít năm cho đến Đỗ Ngọc Yến của báo Người Việt ở California cũng đã để lại Phở Xe Lửa rất nhiều kỷ niệm.

Quanh vùng Thủ Đô, “ngôi chùa Xe Lửa” cũng đã mất sự qua lại của hai “bổn đạo” Nhà Thơ nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961 (VNCH) là Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng) và Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng ) với Tác phẩm "40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ".

Trước họ là Cụ Họa sỹ Trương Cam Khải, Nhà báo-Nhà văn lão thành Anh Độ Đỗ Cẩm Khê, Nhà báo bình luận Chính trị Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà báo Chử Bá Anh, Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của Văn nghệ Tiền Phong, Ký giả Tú Rua Lê Triết.

Trong số Nhạc sỹ, có bộ ba Văn Phụng, Nhật Bằng và Nguyễn Túc là những cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam từ thời Pháp thuộc.

Sang đám Nhà báo trung niên thì có Thi sỹ Giang Hữu Tuyên, Chủ nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, tờ báo lâu đời nhất ở vùng Hoa Thịnh Đốn và Ký giả Lê Thiệp của Chính Luận Sài Gòn trước khi anh làm chủ Công ty Phở 75.

Cũng đã vắng bóng ở Xe Lửa là Nhà báo Ngô Vương Tọai của Diễn Đàn Tự Do thuở nào. Họ Ngô, từ mấy năm nay đã không thể đến Xe Lửa gặp ông Tòan bò vì chứng bệnh gan làm anh suy kiệt.

Nhà văn, Giáo sư Cao Thế Dung (bút hiệu Hà Nhân Văn), một thân chủ quen thuộc của ông Tòan bò cũng đã ít đến vì tuổi xế chiều đi lại khó khăn.

Ngay đến bạn học rất thân của ông Tòan bò, Nhà Thơ Du Tử Lê tuy sức khỏe chưa phải “sắp hàng chờ đợi” nhưng cũng chỉ năm thì mười họa khi có việc mới từ Quân Cam Cali bay đến Xe Lửa gặp nhau.

Những người mỗi lần về Hoa Thịnh Đốn thường chọn Phở Xe Lửa làm nơi hẹn bạn như các Ký giả Vũ Ánh, Nguyễn Tuyển (California) và Phan Thanh Tâm (Minnesota) cũng ít khi có dịp về với ông Tòan bò, có lẽ tuổi tác đã kìm chân họ chăng?

Nhưng ngay đến những Nhà văn như Hòang Hải Thủy, Uyên Thao, Sơn Tùng và Tạ Quang Khôi còn sống trong vùng Thủ Đô cũng đã không còn xuất hiện thường xuyên tại Xe Lửa vì hầu hết những bạn hữu cùng ăn Phở với họ ở đấy không còn nữa!

Tất cả những “nhân tài xứ Việt” trên đây, chẳng ai bảo ai đều đã bỏ lại những chiếc ghế trống ở Phở Xe Lửa cho ông Tòan bò trông coi.

Hàng ngày, ở góc trái trong cùng của Xe Lửa vẫn còn chiếc bàn to chữ nhật mầu xanh với 6 chiếc ghế đen bóng giữ nguyên vị trí như thuở nào. Tại chỗ này, một số bạn của ông Tòan bò và số Văn nghệ sỹ có tên trong bài này đã thay nhau ngồi trong nhiều năm.

Bây giờ, người ta thấy có những người bạn của những người đã ra đi không bao giờ trở lại ngồi đó đăm chiêu tư lự viển vông hàng giờ.

Khách cũng đã nhiều lần bắt gặp ông Tòan bò ngồi vào chỗ ấy với bình trà “đặc sản Xe Lửa” và 1 chiếc tách sứ nhỏ. Họ thấy ông nhâm nhi mà cặp mắt buồn hiu, cứ nhìn bâng quơ vào khỏang không chả thèm nói với ai nửa lời.

Thỉnh thoảng cũng thấy ông phóng mắt ra cửa như chờ đợi ai sẽ bước vào. Nhưng thời gian qua mau, người nào đó hay những bạn nào đó của ông Tòan bò vẫn không đến.

Ông thẫn thờ đứng lên nhìn xuống những chiếc ghế thân quen trống vắng như để tìm lại người xưa. Vừa đi vào trong quầy tính tiền, ông vừa khẽ đọc lên cho mình đủ nghe:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Phạm Trần
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.