Hôm nay,  

Những Chiếc Ghế Trống Ở Phở Xe Lửa

1/21/201400:00:00(View: 7930)
Phạm Trần
(Tặng Luật sư Nguyễn Thế Toàn)

Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Tòan bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi bỗng nhớ đến Thi phẩm lịch sử Ông Đồ của Cụ Vũ Đình Liên của thập niên 30 trong Thế kỷ 20.

Cụ viết:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Trong số 20 câu Thơ này, tâm trí tôi luôn luôn bị vây hãm bởi 8 câu cuối khi tôi mường tượng đến hình ảnh Ông đồ ngồi chờ khách cô đơn cách nay 78 năm với gương mặt ưu tư của ông Chủ tiệm Phở Xe Lửa ở Eden.
pho-xe-lua-vu-d-lien-anh-toan-ban-anh-toan-resized
Từ trái: nhà thơ Vũ Đình Liên, anh Toàn, bạn anh Toàn.

Hồi năm 1936 Cụ Liên viết Ông Đồ trên báo Tinh Hoa:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Rồi Cụ ngỡ ngàng:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Nhưng tại sao cái khỏang thời gian xa tắp này lại có thể kéo hình ảnh ông đồ về gần với ông Tòan bò ?

Chẳng là vì ông Tòan bò có rất nhiều bạn và bạn ông lại hay rủ thêm bạn đến Xe Lửa để có dịp bù khú với nhau.

Đặc biệt hơn, chẳng ai biết người nào đã bắt đầu mà Xe Lửa cũng biến thành nơi hợp quần của hầu hết Văn nghệ sỹ vùng Hoa Thịnh Đốn từ mấy chục năm nay. Bạn Văn nghệ của những người này từ xa về, cũng như bạn của ông Tòan bò, cũng cứ rủ nhau đến Xe Lửa như muốn “chọn nơi này làm quê hương” !

Tại sao vậy? Có lẽ vì ông Tòan bò là người hiếu khách và vui tính nhưng cũng có thể vì “TÔ PHỞ NHÀ” của Xe Lửa chăng?

Ba chữ “TÔ PHỞ NHÀ” viết hoa là “tác phẩm để đời có cầu chứng” của chính ông Tòan bò, nguyên Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trước năm 1975 với tên cha mẹ khai sinh Nguyễn Thế Tòan.

Vậy tại sao những người bạn ông lại gán cái tên “Tòan bò” cho một Luật sư?

“Chỉ vì ông nấu Phở bò ngon chính hiệu Sài Gòn, thê thôi”, một người nói.

Có lẽ thế nên ông Tòan bò không ngại nói với mọi người trên báo:

“Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa tại Thương xá Eden”.

Rồi ông qủa quyết như đinh đóng cột:

“Nơi duy nhất để thưởng thức hương vị đặc biệt của TÔ PHỞ NHÀ”

Theo cách nói của người miền Bắc Việt Nam như ông chủ Xe Lửa thì đáng nhẽ phải viết “BÁT PHỞ NHÀ” mới đúng trăm phần trăm, phải không?

Nhưng đối với ông Tòan bò thì “BÁT” hay “TÔ” có nhằm nhò gì, miễn là trong lòng nó có Phở ngon là được rồi. Nhưng tại sao ông lại bảo:”Người sành điệu không thể bỏ qua Phở Xe Lửa” ?

Vậy nếu khách đến Trung tâm Thương mại Eden mua sắm mà không vào ăn một TÔ PHỞ NHÀ của ông Tòan bò thì hóa ra chưa phải là “người sành điệu” của Thủ đô Hợp chủng quốc hay sao?

Lý luận “cối chầy” thế nào chăng nữa đối với ông Tòan bò cũng không thành vấn đề. Ông chấp tất vì ông được tiếng trong anh em Văn nghệ và bạn học Chu Văn An Sài Gòn là người dễ thương nhất tr6en đời, lúc nào cũng “zui zẻ” cả làng cho trong ấm ngòai êm !

Chả thế mà cứ mỗi lần có bạn bè đến là ông chủ Xe Lửa vui lên như pháo Tết. Họ ồn ào với nhau đủ thứ ngôn ngữ “hoa lá cành” từ “hạ bình dân” đến “cao cấp thượng hạng”. Chúng cự tự do “trăm hoa đua nở” phóng ra từ miệng lưỡi các ông Nhà báo, Bà Nhà văn như đi vào chỗ không người.

“Thì đã bảo đến Xe Lửa là mày không có vùng cấm, thấy không?”, một ông Nhà báo chỉ vào mặt bạn khi thấy anh ta muốn “chuyển ngữ” cho ra vẻ văn chương dịu dàng hơn !

Khách ngồi chung quanh đôi khi cũng nóng mặt, đỏ tai nhưng ông Tòan bò vẫn cười vui như Tết. Ông coi văn hoá phát ngôn lắm khi “không kiểm duyệt nổi” của Văn nghệ sỹ là thứ “dân dã đời thường” chẳng có gì phải cau mày nhăn mặt.

Có lần ông Tòan bò bảo với người chung quanh: “Có ồn ào quăng bát ném đĩa mới thấy mình được sống với không khí Sài Gòn ngày trước.”

Nhưng nếu hình ảnh Ông đồ bị “thoái trào” trong Thơ Cụ Vũ Đình Liên đã đánh dấu lúc cáo chung của nền Nho học thời Phong kiến ngàn năm thì Cụ Liên cũng muốn người đời hiểu rằng Ông đồ là “một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ..” (Trích bài phê bình bài Thơ Ông Đồ trên Internet)

Đối với ông Tòan bò cũng thế. Ông cũng có những “vẻ đẹp không bao giờ trở lại” và “ hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức” ở Phở Xe Lửa, nơi ông đã “đứng trụ” cả mấy chục năm trời.

Những nét đẹp và những hình ảnh đã mất của ông Tòan bò là những người bạn học cũ ở Chu Văn An thập niên 60 và những Văn nghệ sỹ, Nhà văn, Nhà báo có tầm cỡ đã khuất bóng.

Từ Trương Trọng Trác, bút hiệu Trọng Kim của báo Quyết Tiến ở Sài Gòn ngày trước và của Ngày Nay (Houston) ở Hoa Kỳ đến ông Chủ nhiệm báo Quyết Tiến Hồ Văn Đồng qua đời ở Virginia cách nay ít năm cho đến Đỗ Ngọc Yến của báo Người Việt ở California cũng đã để lại Phở Xe Lửa rất nhiều kỷ niệm.

Quanh vùng Thủ Đô, “ngôi chùa Xe Lửa” cũng đã mất sự qua lại của hai “bổn đạo” Nhà Thơ nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961 (VNCH) là Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng) và Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng ) với Tác phẩm "40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ".

Trước họ là Cụ Họa sỹ Trương Cam Khải, Nhà báo-Nhà văn lão thành Anh Độ Đỗ Cẩm Khê, Nhà báo bình luận Chính trị Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà báo Chử Bá Anh, Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của Văn nghệ Tiền Phong, Ký giả Tú Rua Lê Triết.

Trong số Nhạc sỹ, có bộ ba Văn Phụng, Nhật Bằng và Nguyễn Túc là những cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam từ thời Pháp thuộc.

Sang đám Nhà báo trung niên thì có Thi sỹ Giang Hữu Tuyên, Chủ nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, tờ báo lâu đời nhất ở vùng Hoa Thịnh Đốn và Ký giả Lê Thiệp của Chính Luận Sài Gòn trước khi anh làm chủ Công ty Phở 75.

Cũng đã vắng bóng ở Xe Lửa là Nhà báo Ngô Vương Tọai của Diễn Đàn Tự Do thuở nào. Họ Ngô, từ mấy năm nay đã không thể đến Xe Lửa gặp ông Tòan bò vì chứng bệnh gan làm anh suy kiệt.

Nhà văn, Giáo sư Cao Thế Dung (bút hiệu Hà Nhân Văn), một thân chủ quen thuộc của ông Tòan bò cũng đã ít đến vì tuổi xế chiều đi lại khó khăn.

Ngay đến bạn học rất thân của ông Tòan bò, Nhà Thơ Du Tử Lê tuy sức khỏe chưa phải “sắp hàng chờ đợi” nhưng cũng chỉ năm thì mười họa khi có việc mới từ Quân Cam Cali bay đến Xe Lửa gặp nhau.

Những người mỗi lần về Hoa Thịnh Đốn thường chọn Phở Xe Lửa làm nơi hẹn bạn như các Ký giả Vũ Ánh, Nguyễn Tuyển (California) và Phan Thanh Tâm (Minnesota) cũng ít khi có dịp về với ông Tòan bò, có lẽ tuổi tác đã kìm chân họ chăng?

Nhưng ngay đến những Nhà văn như Hòang Hải Thủy, Uyên Thao, Sơn Tùng và Tạ Quang Khôi còn sống trong vùng Thủ Đô cũng đã không còn xuất hiện thường xuyên tại Xe Lửa vì hầu hết những bạn hữu cùng ăn Phở với họ ở đấy không còn nữa!

Tất cả những “nhân tài xứ Việt” trên đây, chẳng ai bảo ai đều đã bỏ lại những chiếc ghế trống ở Phở Xe Lửa cho ông Tòan bò trông coi.

Hàng ngày, ở góc trái trong cùng của Xe Lửa vẫn còn chiếc bàn to chữ nhật mầu xanh với 6 chiếc ghế đen bóng giữ nguyên vị trí như thuở nào. Tại chỗ này, một số bạn của ông Tòan bò và số Văn nghệ sỹ có tên trong bài này đã thay nhau ngồi trong nhiều năm.

Bây giờ, người ta thấy có những người bạn của những người đã ra đi không bao giờ trở lại ngồi đó đăm chiêu tư lự viển vông hàng giờ.

Khách cũng đã nhiều lần bắt gặp ông Tòan bò ngồi vào chỗ ấy với bình trà “đặc sản Xe Lửa” và 1 chiếc tách sứ nhỏ. Họ thấy ông nhâm nhi mà cặp mắt buồn hiu, cứ nhìn bâng quơ vào khỏang không chả thèm nói với ai nửa lời.

Thỉnh thoảng cũng thấy ông phóng mắt ra cửa như chờ đợi ai sẽ bước vào. Nhưng thời gian qua mau, người nào đó hay những bạn nào đó của ông Tòan bò vẫn không đến.

Ông thẫn thờ đứng lên nhìn xuống những chiếc ghế thân quen trống vắng như để tìm lại người xưa. Vừa đi vào trong quầy tính tiền, ông vừa khẽ đọc lên cho mình đủ nghe:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Phạm Trần
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.