Hôm nay,  

Trọng Thủy Mỵ Châu Thời Nay

18/01/201400:00:00(Xem: 7022)
ninh-thuan-vz-3
Nguyễn Ninh Thuận

Sắp đến Tết mà anh Hội Trưởng Sử Việt bị bệnh vào nhà thương. Tuy nằm nhà thương mà anh ấy lo lắng không ai trông coi gian hàng của Sử Việt trong Hội chợ Tết do sinh viên tổ chức, anh ấy nhắn lời nhờ chị Mai và Tâm trông coi gian hàng trong suốt thời gian Hội chợ mở cửa. Thế là hai chị em khăn gói ra Hội chợ để túc trực tại đây. Trong gian hàng trưng bày những bức tranh của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam qua bốn ngàn năm lịch sử và những chiến công lừng lẫy của các vị tiền nhân đã có công dựng và giữ nước chống ngoại xâm. Gần đây để yểm trợ phong trào tranh đấu chống Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt ta, Hùng Sử Việt cũng trưng bày bản đồ hai quần đảo đó cùng trận hải chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa với Trung Cộng để ghi nhớ các chiến sĩ vị quốc vong thân. Để gian hàng thêm phong phú, anh Hội Trưởng bảo Tâm mang những tác phẩm của nàng ra giới thiệu với quý khách thưởng ngoạn... Trong số đó có cuốn thi phẩm Sử Việt của Tâm viết lên những trang sử từ sơ khai đến cận đại. Những bức tranh các anh hùng dân tộc được một số người ngưỡng mộ…

- Tôi muốn mua bức tranh này...

- Tôi thích những bức tranh kia, giá bán bao nhiêu?

Tâm nhã nhặn trả lời…

- Dạ thư quý vị, xin lỗi đây là những tác phẩm để trưng bày không bán...

Ông Nguyễn, một người đàn ông đã đứng tuổi đến gian hàng Hùng Sử Việt đứng quan sát thật lâu. Ông cầm lên cuốn thi phẩm Sử Việt của Tâm lật lật ra xem. Tâm đon đả mời chào…

- Thưa ông tập thơ của tôi sáng tác, trong đó ghi lại những trang sử oai hùng của các anh hùng nước ta từ đời vua Hùng Vương dựng nước cho đến thời cận đại. Trãi qua bốn ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta đã dựng và giử nước chống giặc ngoại xâm phương Bắc với những chiến thắng oai hùng của Quang Trung Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo... khiến quân Tàu khiếp vía. Những gương nữ nhi bất khuất như Hai Bà Trưng, Bà Triệu cũng ghi đủ cả...Xin mời ông mua ủng hộ để tôi có tiền giúp kẻ khốn cùng!

- Tôi chỉ thích đọc truyện Trọng Thủy Mỵ Châu thôi!

- Thưa ông trong đó cũng có bài thơ viết về truyện đó, mời ông xem!

- Tôi chỉ thích đọc Trọng Thủy Mỵ Châu thời nay thôi! Người đàn ông lập lại câu nói…

- Thưa ông, ông nói gì tôi không hiểu gì cả, Ông có thể nói rõ hơn không?

- Cô có nghĩ lịch sử là những gì đã xảy ra và tái diễn không?

- Tôi đồng ý với ông như thế!

- Tôi là người Việt Nam, tôi làm với Mỹ và thường nói với họ là tôi không phải người Việt. Tôi xấu hổ trước những việc làm không tốt của một số người xấu, thừa nước đục thả câu làm hư cộng đồng mình để người bản xứ nhìn chúng mình với con mắt không thiện cảm...

Tâm thấy khó chịu với người đàn ông đối diện trước mặt, nàng định không thèm tiếp tục nói chuyện nữa... nhưng một ý nghĩ thoáng qua trong đầu chợt đến:

- Mình cứ tiếp tục nói chuyện với ông ta xem sao! Mình là người thích viết văn thơ, vậy đây là dịp mình có thể tìm hiểu tâm lý nhiều hạn người của mọi thành phần trong cộng đồng... để nếu có dịp viết về đề tài cần thiết mình sẽ không bị lúng túng và có thể diễn tả được tâm lý từng nhân vật mà mình đề cập đến một cách đúng đắn hơn... Suy nghĩ như thế, Tâm cố lấy giọng vui vẻ pha chút khôi hài…" Xin lỗi ông, thế là ông từ chối nguồn gốc của mình mất rồi, thật đáng tiếc! Có lẽ ông sang Mỹ đã lâu?

- Vâng tôi sang Mỹ và sinh sống ở xứ lạnh từ năm 75 và sau một thời gian tôi dọn về miền nắng ấm Cali.

- Xin lỗi ông, trước kia ông có ở trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa không?

- Vâng! Trước kia tôi là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa và trước ngày 30 tháng tư, bảy lăm cả gia đình tôi có cơ hội ra đi.

- Thế thì ông đâu có nếm mùi "đi tù cải tạo" dưới chế độ Cộng Sản! Ông đâu biết Cộng Sản là gì? Thế hiện nay ông có đi lại sinh hoạt với cộng đồng hay tham gia hội đoàn, đoàn thể nào không?

- Tôi đã nói, tôi tuy là người Việt Nam, nhưng tôi không muốn mọi người nói tôi là người Việt, tôi không hội nhập vào môi trường gió tanh mưa máu ở Bolsa này!

- Thế sau bao nhiêu năm xa quê hương tổ quốc, ông có trở về Việt Nam thăm bà con, làng xóm không?

- Lâu lắm, mẹ tôi bệnh nặng và trong tình trạng hấp hối Người muốn gặp tôi, nên tôi có về thăm một lần. Sau khi chôn cất mẹ tôi xong, tôi trở về Mỹ ngay và tự nguyện với lòng không bao giờ về nữa!

-Sau bao năm xa đất nước, ông trở về, ông thấy thế nào mà nói là không về nữa? Theo tôi nghĩ với cương vị ông hiện giờ là áo gấm về làng được mọi người tiếp đãi nồng hậu lắm cơ mà!

- Chính vì điểm này mà tôi không muốn trở về quê hương nữa...

Như muốn che dấu một điều gì thầm kín muốn ấp ủ trong lòng một mình, người đàn ông thở dài và xem như là tư lự...Tâm chuyển đề mục để hiểu rõ ông ta hơn…

- Ông thấy Việt Nam bây giờ ra sao?

- Nhìn về ngoại hình thì xem ra bề thế và sầm uất lắm, vì cao ốc nhà cửa cao năm ba từng mọc lên như nấm... Bên cạnh đó dân nghèo vẫn sống lụp xụp với chân lấm tay bùn, nhà cửa rách nát nhất là ở thôn quê hẻo lánh đời sống cơ cực càng bi đát hơn... Ở Sài Gòn xe cộ thì đông như mắc cửi, buôn bán nhộn nhịp... số lượng người chạy ngoài đường đông vô số kể với lượng xe gắn máy hằng hà sa số và xe hơi cũng kha khá. Nhưng theo tôi cái phồn hoa đó giả tạo lắm. Tôi có dịp vào mấy nhà thương như bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Nguyễn Văn Học và ngay bệnh viện Chợ Rẫy... nguời bệnh nằm la liệt ở hành lang rên la thảm khốc với điều kiện vệ sinh thấy mà kinh sợ và phương tiện thì thiếu thốn, nghèo nàn... Người giàu không nói làm gì vì có vài ba bệnh viện tư, nhưng đa số dân nghèo và từ các tỉnh xa xôi phải lên thành phó chửa bệnh lại không tiền bạc thì lấy đâu ra tiền để mua nước biển, bông băng và những thuốc men cần thiết cho bệnh tình...Rồi thái độ quan liêu, tham nhũng từ thượng tầng cho đến hạ tầng cơ sở phải chi ra khi được điều trị thì người bệnh cũng gần đất xa trời mất rồi! Giờ kể hết những thảm trạng mà tôi đã chứng kiến hàng mấy ngày cũng không hết chuyện thương tâm, trong khi tôi chỉ có mươi phút trò chuyện với cô thôi!

- Rốt cuộc lại, lập trường chính trị của ông ra sao? Ông nghiêng ngã về đường lối nào? Ông có ủng hộ phe nhóm nào không?

- Tôi không có trong chân đứng phe phái chính trị nào cả, nhưng việc nào làm phải, đúng chính nghĩa thì tôi ủng hộ thôi! Tôi cũng từng là sĩ quan chế độ cũ dĩ nhiên tôi yêu chuộng tự do nhân quyền, nhưng một nhóm phe phái lảnh đạo ở đây làm mất niềm tin nơi đồng bào hải ngoại rất nhiều vì nhiều nguyên nhân...nên số người ủng hộ ngày một giảm dần đi. Phe phái mãi đánh phá lẩn nhau, tìm những sơ hở của nhau để bôi lọ nhau do kẻ địch giật dây hòng lủng đoạn thế chính trị. Cũng có thể họ bị mua chuộc bằng mọi cách... ngay như trước 75 trong phủ tổng thống của ông Thiệu cũng có Việt Cộng nằm vùng, họ nắm hết mọi bí mật quân sự quốc gia để rồi mình thua họ trên bàn cờ chính trị cũng như quân sự. Những trận đánh chưa xảy ra Việt Cộng đã biết hết đường đi nước bước... Thế cờ nghiêng về Cộng Sản để rồi quân ta cứ lần lần bỏ ngỏ và rút lui đưa đến Miền Nam tự do phải rơi vào tay loài quỉ đỏ thì biết đâu mà lường trước được! Ngay ở trong quần chúng, người dân nhẹ dạ đã nuôi dưỡng, giúp đở bao che kẻ địch. Ngay cả thắt lưng buộc bụng nhịn miếng cơm manh áo cho bọn nằm vùng họ cũng vui lòng dâng hiến vì bị chủ thuyết Cộng Sản làm mờ cả lương tri... Thật đúng với câu "ăn cơm Quôc Gia thờ ma Cộng Sản". Bây giờ họ có hối hận thì cũng đã muộn rồi vì " gậy ông lại đập lưng ông". Ở xứ tị nạn nầy, cần nhất là sự đoàn kết để cùng nhìn về một kẻ thù mà không làm được thì khó lòng làm được việc gì... Ai cũng có cái Tôi rất lớn, ai cũng cho mình là cái rốn của vũ trụ... Rồi nữa trong một giỏ cua, con nào cũng không muốn con nào trồi lên khỏi miệng giỏ, chúng cứ mãi níu kéo cho sức càng gãy gọng đi và chúng ta cũng thế, đáng buồn thật... Lại nữa tình trạng phân hóa càng ngày càng nhiều và lòng tin mỗi ngày một hao hụt đi, nên số người cùng chung lo việc đại sự cho quê hương đất nước rơi rớt đi... nó có thể vì quyền lợi cá nhân gia đình họ không muốn bị làm khó dể khi trở về Việt Nam thăm gia đình. Có một số ít họ quên đi những ngày gian khổ bị gông cùm xiềng xích tù đày... một số họ thờ ơ trước mọi công cuộc đấu tranh, họ đứng bên ngoài và nghĩ không phải việc của họ, không liên quan đến bản thân gia đình họ là được! Bây giờ trước mắt họ phải hưởng thụ cho bỏ đi những ngày gian khổ đã qua...Đường lối chính trị của Việt Cộng bây giờ tinh vi lắm, lại lắm tiền nhiều bạc để đánh vào một số ít lòng tham danh lợi của con người hòng mua chuộc để lái con đường tranh đấu của chúng ta theo nghị quyết 36. Có thể họ để tiền ra tài trợ để làm truyền thanh, truyền hình và báo chí… Nhưng không phải lối cổ điển tuyên truyền cho chủ thuyết Cộng Sản ra mặt mà bị chúng ta tẩy chay, lột trần v.v..mà nó nhẹ nhàng thấm vào chúng ta lúc nào không biết! Chúng đánh vào tâm lý lòng yêu nhớ quê hương, bằng những phim truyện lâm ly bi đát vô thưởng vô phạt để ru ngủ tinh thần tranh đấu của chúng ta nằm nhà xem tiếp phim. Chúng không muốn chúng ta biết đến tình hình quê hương đất nước đang bị nguy ngập cần phải tranh đấu…Tình trạng phân hóa trong cộng đồng chúng ta ngày một trầm trọng, rồi phe nhóm đánh đá nhau, đó là thâm ý của Việt Cộng " ngư ông đắc lợi" Vậy điều kiẹn quyết là chúng ta phải đoàn kết mới thắng được cuộc chiến này…

- Tất cả những sự việc ông nêu ra, tôi rất đồng ý với ông, À quên ông có đề cập đến Trọng Thủy Mỵ Châu thời nay, vậy ông cho tôi biết câu chuyện đó nhé?

- Cô đã viết những dòng thơ lịch sử, vậy cô đã hiểu rõ câu chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu rành rẻ. Vậy bây giờ cô và tôi chỉ bàn luận đại khái câu chuyện lịch sử để từ đó đưa đến câu chuyện hôm nay mà tôi hằng băn khoăn...Triệu Đà muốn đưa quân sang chiếm Âu Lạc của An Dương Vương, nhưng ngại Cổ Loa Thành với Nỏ của thần Kim quy bách chiến bách thắng. Triệu Đà bèn bày mưu kết làm thông gia với An Dương Vương, Từ đó Trọng Thủy kết duyên với công chúa Mỵ Châu. Trọng Thủy ở lại Cổ Loa Thành làm rể An Dương Vương và thám thính chỗ để nỏ thần...Mỵ Châu vì cả tin tình nghĩa vợ chồng thắm thiết với Trọng Thủy nên chỉ cho chồng biết chỗ để nỏ thần. Không ngờ Trọng Thủy vì có sứ mang của cha giao phó nên đánh tráo nỏ thần mang nỏ thần thật về cho cha tìm cách thôn tính nước Âu Lạc. Triệu Đà có nỏ thần trong tay nên cất quân xâm chiếm Âu Lạc. An Dương Vương quá ỷ y vào nỏ thần nên không phòng bị quân lính hùng hậu sắp xâm chiếm nước nhà...Đến khi quân Triệu Đà đến chân Loa Thành, Ngài đem nỏ thần ra xử dụng, nhưng không ngờ đó là nỏ giả nên thua chạỵ. Trên lưng ngựa dong duổi có Mỵ Châu ngồi phiá sau. Nàng mặc chiếc áo choàng lông ngỗng và trên đường đi nàng bức lông ngỗng rải xuống đường làm dấu cho Trọng Thủy biết theo dấu để tìm nàng. Trên bước đường cùng, An Dương Vương khấn nguyện và thần Kim Qui hiện ra với lời chỉ dạy:

- Giặc ngồi phía sau lưng nhà ngươi chứ ở đâu xa.

Bây giờ An Dương Vương mới hiểu ra cớ sự, Ngài tuốc kiếm ra chém Mỵ Châu rồi vung kiếm tự sát. Sau đó Trọng Thủy đuổi theo thấy xác Mỵ Châu, chàng ta ôm xác nàng khóc lóc thảm thiết rồi nhảy giếng tự tử... Từ câu chuyện đó tôi liên tưởng đất nước mình ngày nay cũng như thế, con cháu các cán bộ nòng cốt Cộng Sản như trường hợp con của Nguyễn Tấn Dũng cho sang du học tại Mỹ rồi lay chồng có quốc tịch Mỹ để được chính thức ở lại Mỹ, và rồi biết bao con Nguyễn Tấn Dũng khác, chúng đi đến tất cả các nước trên toàn cầu thế giới kết hôn với các kiều bào rồi sau này sinh sôi nảy nở và xóa đi người Việt quốc gia chân chính của chúng mình đi! Không biết sau này, những thế hệ kế tiếp còn nhớ đến những vị anh hùng dân tộc, nhớ đến lá cờ chính nghĩa của mình không nhỉ?!

Tâm cúi mặt thở dài, và chưa biết phải trả lời với ông Nguyên thế nào, thì Hà cô bạn trong Hùng Sử Việt ở trên San Diego ghé lại gian hàng hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh Hội Trưởng, Tâm xin lỗi ông Nguyên để tiếp chuyện chị bạn. Hà cầm lên mấy tác phẩm của Tâm lật lật ra xem…

- Mới vài năm đây mà chị viết được mười mấy tác phẩm rồi há?

- Vâng, Tâm viết được mười hai tác phẩm in thành sách và mấy tác phẩm nữa chờ đó…Nhưng mới ra mắt được 8, 9 tác phẩm vào dịp sinh nhật của Tâm. Còn nhi?u tác phẩm để dành đó và hàng năm vào dịp sinh nhật Tâm mang ra chia vui với bạn bè thân thuộc. Giờ Tâm còn sức viết, cố gấp rút viết, chứ mai đây mắt mờ, tay run và trí óc mụ mẫn thì chả viết được gì nữa...

Nhìn chị Hà chăn chú đọc mấy trang đầu truyện dài" Nước Mắt Buồn Vui" Tâm vui vẻ…

- Hôm trước em ra mắt sách, chị bận không đi được, vậy hôm nay chị ủng hộ em quyển sách đó đi. Nếu chị có các cháu đã lập gia đình, chị mang cuốn sách đó về cho các cháu xem để suy ngẫm tình yêu đôi lứa bên này...

- Thế thì Hà ủng hộ tập truyện này!

- Chắc chị có các cháu nhỏ, em tặng chị thêm Thi Phẩm Sử Việt để các cháu nội ngoại chi ngâm nga cho biết rõ lịch sử Việt Nam ta oai hùng như thế nào!

- Cám ơn Tâm, Hà phải đi một vòng hội chợ. Cho Hà gởi lời thăm các bạn trong Hội Hùng Sử Việt.

Chị Hà từ biệt Tâm để đi đến các gian hàng khác, Tâm chờ mãi mà không thấy ông Nguyên trở lại để bàn luận câu chuyện Trọng Thủy Mỹ Châu Thời Nay đang nói lỡ dỡ...Đã đến giờ thu dọn gian hàng để về nghỉ ngơi. Vừa thu dọn, Tâm vừa nghĩ:

- Hy vọng, ngày mai ông Nguyên sẽ trở lại gian hàng Tâm nói tiếp chuyện...

Nước non, non nước tít mù xa,
Hoàng hôn bãng lãng ánh chiều tà.
Thương nước phải làm sao cứu nước,
Hởi bao con cháu của Triệu Đà…
.
Uất hận trong lòng mất nước non,
Anh giờ còn có giữ lòng son?!
Nhớ nước thương nòi cơn quốc biến.
Làm sao xứng đáng phận cháu con !...


Nguyễn Ninh Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.