Hôm nay,  

Đào Tạo Lao Động Kiểu Gì?

04/12/201300:00:00(Xem: 6620)
Lao động thiếu chất lượng... Kỹ năng công nhân yếu kém... Sinh viên ra trường tay nghề không giỏi... Vậy rồi, ai chịu trách nhiệm? Nhưng thực sự, tỷ lệ yếu kém là bao nhiêu? Có phải do bệnh thành tích?

Mấy năm trước, báo chí nêu ra hiện tượng rằng, nếu căn cứ vào con số thống kê của từng trường cũng như của ngành giáo dục thì số lượng học sinh thuộc loại yếu kém là không đáng kể, chỉ khoảng 5-10% mà thôi. Nhưng đó là con số “ảo” bởi căn bệnh thành tích...

Bây giờ thì ai cũng biết đó là những con số dỏm, cũng y hệt như chuyện Quốc hội bỏ phiếu cho Hiến pháp sửa đổi vậy, kể như gần 100%.

Báo Sống Mới hôm 2-12-2013, có bản tin nêu rõ trên tưạ đề “Giáo dục “hình thức” khiến Việt Nam thiếu hụt lao động chất lượng,” trong đó ghi nhận:

“Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng tay nghề, kỹ năng thì còn quá yếu kém nên không thể đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nếu không sớm thay đổi cách đào tạo, nhìn nhận lại nhu cầu của thị trường lao động chất lượng hiện nay thì Việt Nam vẫn mãi chỉ là nền kinh tế nhân công giá rẻ, lao động thủ công với nền sản xuất sơ khai...

Theo bà Nicola Connolly, Phó chủ tịch EuroCham phụ trách lĩnh vực nguồn nhân lực và đào tạo, trích dẫn các nghiên cứu gần đây cho thấy, các công ty nước ngoài luôn phải đào tạo lại 40%-50% đội ngũ lao động trong nước. Chính vì vậy, dù có nhiều lao động trẻ nhưng lại yếu kém về chất lượng, tay nghề khiến Việt Nam không được chọn làm điểm đầu tư của nhiều doanh nghiệp...

... theo thông tin trên Thanh niên cho hay, khi tập đoàn Intel kiểm tra chất lượng đầu vào của 2.000 sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT) cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại khu công nghệ cao TP.HCM, thì chỉ có 40 người đủ trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu.

Phản ánh về thực trạng này, ông Đặng Đình Long lấy ví dụ tại Hà Tĩnh, một công ty nước ngoài sau khi đã tuyển được thợ hàn được coi là loại giỏi của những nhà máy Việt Nam, vẫn phải bỏ 40 triệu đồng đào tạo lại họ trong 4 tháng. Trong khi đó, số tiền này bằng luôn với học phí của 4 năm ĐH với một sinh viên ra trường chưa làm được việc gì gọi là chuyên sâu. Chỉ cần so sánh về thời gian và số tiền bỏ ra để đủ thấy, đa phần các trường ĐH cho ra lò những tấm bằng chứ không phải những con người làm được việc cho xã hội, trong khi đó, càng kéo dài thời gian đào tạo chỉ tổ mất thêm tiền và thời gian của người học lẫn của xã hội.

Trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động đã có những thay đổi đáng kể, nhưng môi trường giáo dục đào tạo tại Việt Nam vẫn không mấy đổi thay, thậm chí còn bị đánh giá là thụt lùi so với trước...”(ngưng trích)

Bản tin báo Dân Trí hôm 3-12-2013 nêu thêm một hiện thực mới, qua bản tin "Giáo viên hướng nghiệp, hướng những gì mình biết!" trong đó đưa ra các con số quan ngại:

"Công tác hướng nghiệp ở bậc THPT hiện nay chưa hiệu quả, học sinh chọn nghề sai, không phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng tài chính của gia đình, gây lãng phí xã hội. Nguyên nhân, là do thiếu đội ngũ giáo viên hướng nghiệp có trình độ chuyên môn cao.

Hầu hết giáo viên làm công tác này trong các trường THPT đều hoạt động kiêm nhiệm, yếu nghề do thiếu thời gian nghiên cứu chuyên sâu.

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Tổng biên tập báo Giáo dục TP.SG, hiện nay hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THPT vào học nghề chỉ đạt hơn 10%. Trong khi đó, ở góc độ chọn nghề thì có đến 70% số sinh viên được phỏng vấn là chọn nghề chưa phù hợp với năng lực và sở thích của mình."(ngưng trích)

Thực ra, không có gì cao siêu hết. Hãy sao chép lại nền giáo dục Miền Nam trước kia. Hãy suy nghĩ, tại sao Miền Nam VN trước kia không có nan đê này? Tại sao nền giaó dục VNCH không hề dính bệnh thành tích, và tại sao sinh viên học sinh VNCH ra trường xong là vào nghề nào cũng rất nhenh nhẹn thích ứng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.