Hôm nay,  

Trần Lãng Minh, Nga Mi: Tìm Hồn Nhạc Trong Sử Việt

12/3/201300:00:00(View: 7639)
Mỗi chuyến đi là một góc trời khám phá mới -- và cuộc đời của cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi là những chuyến đi không ngừng nghỉ.

Cặp tình nhân nghệ sĩ họ Trần này nhiều năm nay nổi tiếng tới với các chương trình nghệ thuật Phong Châu Mở Hội, và các hoạt động bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thông qua tổ chức bất vụ lợi có tên là Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Từ các chuyến đi thu thập tài liệu và âm điệu dân gian đang trên đường bị quên lãng, hai người đã bước qua kiêm nhiệm thêm lĩnh vực mới: quay phim về văn hóa cổ Việt.

Trong chuyến đi 4 tháng vừa qua tại Việt Nam, trong khi đi tìm hiểu về các điệu nhạc cổ miền núi rừng Tây Bắc, những nơi xuất phát tộc người Việt cổ, hai nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã có cơ duyên gặp nhiều nguồn tài liệu mới.

Tiếp chuyện tại nhà riêng ở Santa Ana, nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi đã đứng trải dài tấm tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi), một ấn bản mà anh chị thỉnh được qua sự giới thiệu của Trần Quang Đức -- một chuyên gia Hán Nôm ở Hà Nội, và là tác giả cuốn sách nghiên cứu “Áo Mũ Ngàn Năm.” Tấm tranh trải dài cả gần 10 mét, vẽ từ đời nhà Trần, là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp với thư pháp, tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Bức trang gốc đã đấu giá ở Hồng Kông, bán tới 1,8 triệu Mỹ Kim.
tran-lang-minh-1-resized
Cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi trải tấm trang dài gần 10 mét để phóng viên chụp ảnh. (Photo PTH)

Có một chi tiết rất ít người biết, mà trong giao tình nhiều thập niên tôi đã có cơ duyên biết được: Nhạc sĩ Trần Lãng Minh là hậu duệ hoàng tộc nhà Trần. Nhưng chuyến đi này, không thuần túy đi tìm sử liệu nhà Trần; hai người đã được tiếp cận với, không chỉ về âm nhạc truyền thống mà cả những nét văn hóa cổ. Như chiếc áo của người quyền chức cổ trên vùng Cao Bằng. Hay một tấm mộc bản xưa cổ nhiều thế kỷ. Và đặc biệt, một lá cờ theo mô hình lập quốc của Nùng Trí Cao (1025-1055), người được thờ ở Cao Bằng và đã từng tổ chức một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việt và nhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông và Tống Nhân Tông.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh chỉ vào hai chữ Hán trên lá cờ và nói, đó là hai chữ “Đại Nam” do chuyên gia cổ học Trần Quang Đức viết lên cho anh chị, làm lưu niệm về lá cờ; đó là cờ khởi nghĩa của Nùng Trí Cao khi xưng vương, lập quốc là Đạị Nam. Bên Trung Quốc gọi họ Nùng là phiến loạn của người TQ, vì Nùng đã đưa quân đánh Trung Quốc và chiếm được 8 châu của TQ. Bên Việt Nam gọi Nùng là phiến loạn của Việt Nam vì đất Cao Bằng là của Việt Nam.

Trần Lãng Minh nói, hiển nhiên họ Nùng là người Việt mình, vì lấy tên quốc gia là “Đại Nam,” là phân biệt hẳn với phương Bắc. Thêm nữa, nhạc sĩ nói, họ Nùng từng được một cựu tướng nhà Trần hướng dẫn về nghi lễ phép tắc, và nhà vua Việt Nam lúc đó đã gả một công chúa cho họ Nùng.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi dự định đầu năm tới sẽ có một chuyến đi sưu khaỏ nữa, nhưng không chỉ riêng về vùng Cao Bằng mà sẽ tới tận Yên Tử, nơi các vua nhà Trần sau khi rời ngôi vua là lên núi ẩn tu.
tran-lang-minh-2-py-resized
Hàng trên, Trần Lãng Minh và tấm mộc bản cổ, và tấm đaị kỳ khởi nghĩa của Nùng Trí cao; Hàng dưới: áo danh gia vọng tộc của người Nùng. Thư pháp do Trần Lãng Minh tự vẽ. (Photo PTH)

Anh nói, tất cả hình ảnh sẽ quay phim lại, để làm tài liệu, và khi ra hải ngoại, có thể sẽ soạn lại thành một kịch bản mới về nhân vật Nùng Trí Cao, cũng như về một số sự kiện thời nhà Lý, nhà Trần.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh nói, tìm được các ca khúc cổ, các điệu nhạc cổ là điều cực kỳ hứng thú. Nhưng để gắn tất cả các ca khúc cổ này vào một bối cảnh cổ, sẽ cần tới thể loại khác, như phim, hay nhạc kịch... mới nêu lên sức mạnh của âm nhạc được. Vì âm nhạc không chia cách với đời sống; nói là hồn người, là cái gắn bó không rời với ngôn ngữ và ước mơ của nhân loaị.

Có vẻ như Phong Châu Mở Hội sẽ bị vượt qua rất là xa, nếu ước mơ của cặp tình nhân Trần Lãng Minh-Nga Mi thực hiện được.

Khi tôi đứng lên và nói lời chúc lành, cặp nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã nhờ tôi cầm một chi phiếu 1,000 đôla để nhờ Việt Báo chuyển giùm cho cứu trợ bão lụt Philippines và lũ lụt Miền Trung VN.

Nhìn ca sĩ Nga Mi ký tên vào chi phiếu, tôi suy nghĩ, Âm nhạc là bay bổng trên mây, là đôi cánh nâng cao nhân loại -- nhưng chính lòng từ bi, yêu thương và giúp đời, như hành động cứu trợ lặng lẽ này, mới là cội nguồn sâu thẳm cho âm nhạc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi về các yếu tố khiến Nga xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nó giúp phân biệt giữa các nguyên nhân sâu xa, trung gian và trực tiếp. Nhưng trong khi mỗi nguyên nhân có thể gây ra vấn đề theo những cách riêng của nó, chiến tranh không cần phải được coi là không thể tránh được, ngay cả khi tất cả các nguyên nhân đều hiện diện...
✱ The Moscow Times: Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, lên tiếng kêu gọi quân đội nên "ngừng nói dối” - Ông Putin đã xúc động thừa nhận "sai sót" trong nỗ lực huy động quân dự bị sau một cuộc đụng độ lớn ✱ SCMP, HK: Truyền hình nhà nước Nga gần đây đã thông tin về các cuộc rút lui và thất bại của Nga tại Ukraine - vì lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng. ✱ El Pais, Spain: Khi quân đội Nga vội vàng rút đi … bỏ lại số lượng xe bọc thép tương đương với gần một nửa tổng số xe mà quân đội Ukraine có trong tháng 9, trước khi xảy ra các cuộc tấn công gần đây. ✱ Al Jazeera, Qatar: Putin mù quáng trước thực tế bi thảm của cuộc giao tranh - một số quốc gia mà ông Putin có lẽ coi họ là đồng minh - tuy họ từ chối "cúi đầu" trước áp lực của Mỹ, nhưng họ lại không thiết tha với Điện Kremlin. ✱ Global Times, TQ: (16.10) Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi tất cả công dân Trung Quốc khẩn cấp rời Ukraine...
Trong khi phương Tây đang ‘đứng ngồi không yên’ trước nguy cơ Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Ukraine, thì nguy cơ tương tự từ một chú ‘cừu đen’ khác của thế giới lại không được nhìn nhận nghiêm túc – nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên.
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng bên cạnh Nga trong cuộc chiến Ukraine. Điều này đưa tới những hậu quả chính trị nào cho Trung Quốc, trong nước cũng như toàn cầu, và người khổng lồ châu Á rút ra bài học gì từ cuộc chiến tranh này? Một đánh giá của nhà khoa học chính trị Zhang Junhua.
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên hết là để phục vụ chính sách đối nội và đặc biệt là củng cố quyền lực của Đảng....
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
Bài này sẽ nói tới đoạn tận xan tham, và sẽ ghi lại những lời dạy của Đức Phật ít được chú ý tới. Xan tham là gốc từ “ái” nên sinh ra cái “khả ý” và “bất khả ý” tức là ưa/ghét. Đoạn tận xan tham cũng là lìa ba độc tham, sân, si. Tức là giải thoát.
Tỷ phú Elon Musk với những công trình vĩ đại, ông muốn tạo ra con người thông minh nhất, một siêu nhân bằng cách cấy một con chip vào bộ óc con người. Để thực hiện tham vọng đó, ông thành lập công ty Neuralink, đang trên đường phát triển. Công ty SpaceX của ông lập ra công ty Starlink nhằm mục đích phủ sóng internet toàn cầu với tốc độ thật nhanh. Công ty SpaceX sẽ phóng lên vũ trụ với 7,518 vệ tinh truyền thông. Đồng thời xây dựng một triệu (1,000,000) trạm vệ tinh cố định trên mặt đất để kết nối với Starlink...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.