Hôm nay,  

Lạm Phát và Suy Trầm

19/11/201300:00:00(Xem: 5275)
Bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trải qua một tình trạng mất cân bằng hiếm thấy: một mặt Trung Quốc cố giữ tăng trưởng ở mức 7% không cho tụt xuống, mặt khác các nước Âu-Mỹ-Nhật lại muốn nâng lạm phát hiện quá thấp dưới mức 2% tăng lên 3-4%. Hiện tượng này giống như hai bong bóng, một quả ráng xì hơi chầm chậm vì căng thêm sợ nổ, quả còn lại cứ bơm thêm mãi mà vẫn không chiụ phồng lên.

Lạm phát (inflation) cao không tốt, nhưng ít ai biết rằng lạm phát quá thấp còn đáng sợ hơn nửa vì là triệu chứng của nạn suy trầm (deflation). Một quốc gia tiên tiến trong tình trạng phát triển điều hoà cần có lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp khoảng từ 2%-3%; cao hay thấp hơn hai mức này đều là những dấu hiệu xấu.

Lạm phát ở mức độ vừa phải là hệ lụy của tăng trưởng khi có người thay đổi việc làm tìm mức lương khá hơn, hoặc doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng thị trường. Cho dù nâng giá cả hàng hoá nhưng đây lại là dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh. Lạm phát lại còn giúp thu ngắn thời gian trả các món nợ dài hạn vì lãi suất thường ở mức cố định trong lúc tiền lương hay mức thu nhập tăng theo giá cả thị trường, nên dân chúng hay nhà nước dễ dàng thanh toán nợ củ.

Trái lại trong hoàn cảnh suy thoái dân chúng tiêu xài tằng tiện nên doanh nghiệp không dám tăng giá hàng hoá và cũng không dám đầu tư phát triển, do đó không tạo ra công ăn việc làm mới để giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Thất nghiệp còn cao thì dân chúng lại càng dè xẻn tạo thành một vòng xoáy đáng sợ không dễ thoát ra.

Các Ngân Hàng Trung Ương Âu-Mỹ-Nhật đã bơm hơn 4000 tỷ USD vào kinh tế, mục đích cung cấp nguồn tiền dồi dào để giữ mức lời thấp; hy vọng khuyến khích cho dân chúng vay mượn tiêu xài và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư; kết quả tạo thêm công ăn việc làm mới để thoát khỏi nạn suy trầm cho dù giá cả gia tăng. Nhưng điều này lại chưa xảy ra vì lạm phát cứ nằm lì ở mức quá thấp trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, cho dù lãi xuất ngân hàng đã rất hạ trong suốt một thời gian dài.

Chẳng những tình trạng nói trên ngoài dự đoán của đa số mà nhiều người lại còn e ngại đã bơm thêm hai bong bóng mới: lãi xuất quá thấp buộc dân chúng không thể giữ tiền tiết kiệm trong ngân hàng mà phải đổ vào đầu tư chứng khoáng hoặc địa ốc để tìm một ít lời, khiến cho giá cả hai khu vực này tăng vọt trong lúc nền kinh tế chỉ hồi phục yếu ớt hay chưa vực dậy.


Có hai lý do khiến giá cả không lên cho dù các Ngân Hàng Trung Ương đã bơm hàng ngàn tỷ USD: (1) những công ty Âu-Mỹ-Nhật mỗi ngày tăng thêm hiệu năng nhờ vào kỷ thuật điện toán và tự động hoá nên giữ được giá thành thấp mà không cần mướn thêm nhân công (2) song song đó khu vực sản xuất lớn nhất trên thế giới gồm Trung Quốc và các nước đang phát triển phải kềm giữ giá thành để hổ trợ xuất cảng trong khi sức mua của Tây Phương còn đang giảm mạnh.

Một cách nhìn khác là chúng ta đang chứng kiến trò chơi kéo co: chính quyền Âu-Mỹ-Nhật bơm tiền nhằm tạo áp lực lạm phát (inflationary pressure); trong khi đó doanh nghiệp cùng các nước đang phát triển buộc lòng phải kềm giá dẫn đến áp lực giảm phát (deflationary pressure). Kết quả là 5 năm sau khủng hoảng kinh tế Tây Phương vẫn chưa hồi phục trong khi Trung Quốc và các nước đang mở mang gặp nhiều khó khăn.

Hoa Lục vào năm 2008-09 tung ra khối kích cầu khổng lồ để bù đắp cho khoảng trống xuất cảng hàng hoá sang Âu-Mỹ vốn bị sút giảm mạnh. Kết quả là Trung Quốc dù không rơi vào khủng hoảng nhưng bơm lên bong bóng địa ốc và tình trạng đầu tư cẩu thả khiến tổng số nợ trong nước lên khoảng 150%-200% GDP. Đến nay Bắc Kinh đang trong tình trạng trên đe dưới búa: xuất cảng không tăng nên không dám tăng quyền lợi công nhân vì e sợ nâng giá thành và mất tính cạnh tranh; nếu tăng mức đầu tư công (bù đắp cho lổ hỏng xuất cảng) sẽ khiến lạm phát lên cao trong lúc lương công nhân không tăng tạo ra bất mãn trong dân chúng. Cách thoát duy nhất là nâng mức tiêu thụ nội địa để bù đắp cho xuất cảng và đầu tư công giảm sút, nhưng muốn vậy phải (1) tăng mức lương bổng, và (2) tăng chi trong an sinh xã hội để dân chúng bớt dành dụm cho hưu trí, sức khoẻ và giáo dục con cái - nhưng cải cách theo lối này thì tăng trưởng lại rơi xuống dưới mức 7%.

Bài toán kinh tế thế giới thật lòng vòng phức tạp với nhiều liên hệ chằn chịt nên khó giải quyết. Liều thuốc cho Âu-Mỹ-Nhật và Trung Quốc đôi khi đối nghịch, có lúc lại hổ tương lẫn nhau. Tây Phương phải cắt giảm trong lúc Hoa Lục cần nâng cao các quyền lợi an sinh xã hội. Tây Phương phải tăng sản xuất trong khi Hoa Lục cần nâng tiêu thụ nội địa. Điều khó là cho dù các chuyên viên kinh tế đồng ý về biện pháp nhưng muốn biến thành chính sách lại gặp nhiều chống đối từ quần chúng hay các khối lợi ích nên không áp dụng được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.