Hôm nay,  

Tuyên Chiến Với Dân Tộc

10/29/201300:00:00(View: 8299)
Quốc hội Việt Nam đang họp một phiên họp được coi là dài nhất - 33 ngày - và quan trọng bậc nhất, vì sẽ thông qua bản Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi), hàng chục năm mới có một lần.

Xem ra Bộ Chính trị Trung ương đảng CS và Ban Thường vụ Quốc hội quyết tâm thúc ép gần 500 đại biểu Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao các văn kiện cơ bản trên đây, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XI) vừa họp lần thứ 8 đã thông qua một cách khá là trôi chảy, dễ dàng. Họ vẫn quen một lỗi nghĩ đơn giản, coi ý đảng là ý trời. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai nói rõ Hiến pháp mới được dự thảo là văn kiện bám chặt theo cương lĩnh của đảng CS đã được Đại hội đảng XI vạch rõ thêm. Có nghĩa là đảng đứng trên nhân dân, quyền lực đất nước này trước hết nằm trong tay đảng CS. Điều đó cũng có nghĩa là Tổng bí thư ra lệnh cho tuyệt đại đa số đảng viên CS trong gần 500 đại biểu Quốc hội - chiếm hơn 90 % đại biểu - phải bỏ phiếu thông qua các văn kiện sẽ được đưa ra, theo đúng kỷ luật của đảng, không được thắc mắc, trì hoãn, đặt lại vấn đề gì nữa hết.

Nếp nghĩ của Bộ Chính trị rất dễ hiểu. Vì xưa nay Quốc hội đã có bao giờ dám bác bỏ những văn kiện cơ bản do đảng đưa ra. Cái điều khoản trong Hiến pháp coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất chỉ là một vòng trang sức hào nhoáng tròng vào cổ các đại biểu. Chuyện Quốc hội từng trì hoãn chủ trương làm xe lửa cao tốc đã được dự định chỉ là một chi tiết nhỏ, một trục trặc tạm thời.

Trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương, có ai lo ngại rằng việc thông qua Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) kỳ này sẽ gặp trở ngại, khó khăn, hay vấp váp không? Không, họ đầy tự tin. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn nói rõ là 2 văn kiện này đã được Ban Thường trực Quốc hội hoàn thiện sau khi đã tiếp nhận hơn 20 triệu ý kiến đóng góp của công dân cả nước, do đó không thể thảo luận kéo dài thêm nữa.

Tôi vừa đọc lại toàn «Bản dự thảo Hiến pháp cuối cùng đã được hoàn thiện» được phổ biến trong Quốc hội, tôi không khỏi giật mình, kinh hãi về thái độ tự tin thái quá của Bộ Chính trị, về thái độ khinh thường dân chúng, khinh miệt trí thức của nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng CS, về thái độ mù quáng đến liều lĩnh của họ. Tôi băn khoăn tự hỏi, họ mê hay tỉnh? Họ khôn hay dại?

Mù quáng, liều lĩnh, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội vẫn cho ghi nhiều lần «chủ nghĩa Mác – Lênin» vào Hiến pháp mới, vẫn giữ «điều 4» về vai trò lãnh đạo toàn trị của đảng Cộng sản, vẫn «quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội», vẫn «lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế», và vẫn coi «đất đai và mọi tài nguyên là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý». Đây chính là 5 điều phi lý, mơ hồ, sai lầm tệ hại nhất, rõ ràng nhất, 5 xiềng xích giam hãm xã hội ta trong thân phận nô lệ, 5 cản trở đất nước ta phát triển và hôi nhập với thế giới văn minh.

Đó chính là thông điệp cô đọng của 14.785 công dân, đa số là trí thức có trí tuệ và tâm huyết, tinh hoa của dân tộc, công khai, minh bạch bác bỏ cả 5 điều phi lý trên đây với lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục, liên quan trực tiếp đến bản dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) trong bản kiến nghị công khai được giao tận tay ban biên tập Dự thảo.

Ban Tuyên huấn Trung ương đã huy động hàng mấy chục tuyên truyền viên nói theo công thức giáo điều, nói lấy được, nhưng không có một ai bác bỏ được lập luận của tập thể trí thức trên đây, chỉ phơi bầy sự nghèo nàn về lý lẽ, sự xa rời thực tế và căn bệnh tối tăm về kiến thức khi họ bị lòng tham và quyền lực khống chế.


Dứt khoát việc thông qua dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) sẽ không thuận buồm xuôi gió, trái lại nó sẽ vấp phải sự phủ định mạnh mẽ của toàn xã hội do một tập thể trí thức tự tin, gan góc dẫn đầu một cách không thể khoan nhượng nữa. Bởi vì Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã hoàn toàn đuối lý về cả 5 vấn đề then chốt trên đây, đã quá chủ quan, tin theo nền nếp cũ, đã dám khiêu khích lương tri dân tộc, dám thách đố sự thật và lẽ phải, dám ngang nhiên nhắm mắt trước yêu cầu cấp bách của toàn dân là phải đổi mới hệ thống chính trị theo hướng từ bỏ độc đoán, chuyên quyền, xây dựng hệ thống dân chủ pháp trị đang thiếu vắng một cách tệ hại và nguy hiểm.

Trên thực tế, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã tuyên chiến với cả khối trí thức dân tộc đã thức tỉnh tự lãnh trách nhiệm lịch sử trước toàn dân, thúc đẩy đà chuyển biến đi lên của đất nước, nhằm hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh. Điều họ không muốn nhận ra là khối trí thức - dân chủ rất trẻ về tư duy chính trị hiện không còn là đàn cừu để họ chăn dắt, dạy dỗ, dẫn đường nữa. Thế lực này luôn được bổ sung lực lượng trẻ khỏe về kiến thức, dồi dào về sáng kiến, gan góc khi dấn thân, xiết chặt hàng ngũ chiến hữu trong đấu tranh, có một dự án chính trị rất rõ ràng là: giữ trọn vẹn nền độc lập, chống bành trướng, thực hiện đầy đủ các quyền tự do của công dân, xây dựng xã hội dân sự năng động, trên nền tảng pháp luật công minh cho mọi người, từ bỏ dứt khoát, không thương tiếc chủ nghĩa Mác – Lênin cổ lỗ, chế độ CS không tưởng, chủ nghĩa xã hội mờ ảo, việc nuông chiều sở hữu quốc doanh hư hỏng.

Sự liên kết, liên minh giữa trí thức với nông dân và quần chúng các tôn giáo luôn đề cao thiện tâm chống cái ác bất kỳ từ đâu, sẽ làm cho cuộc đấu tranh thêm quyết liệt và sâu rộng.

Thêm nữa việc các học giả, trí thức, giáo sư, tiến sĩ, sinh viên ưu tú có mặt trong số 14.785 ngôi sao trí tuệ và tâm huyết dân tộc có thừa kiến thức khoa học, lập luận lô-gích biện chứng để đánh đổ và chôn vùi 5 cột trụ lý sự cùn thô vụng của giới cầm quyền hiện tại. Chênh lệch giữa 2 bên khác biệt hẳn nhau như ánh sáng và bóng tối, như ngày và đêm, như khoa học và tà giáo, như sự ngay thật với dối trá, như lòng yêu nước với dã tâm bán nước, như lòng xót xa thương dân với cú đạp giầy vào mặt dân vậy.

Nếu tổ chức tranh cãi công khai trước truyền hình trong nước, một em sinh viên trẻ như Huỳnh Thục Vy, Đỗ Thị Minh Hạnh hay Nguyễn Phương Uyên ở phía bên này có thể dễ dàng dồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đinh Thế Huynh ở phía cường quyền vào tình thế ấp úng, lúng túng, ngậm hột thị cho mà xem.

Thế lực cai trị đất nước ta đã phơi bày hết dã tâm của họ. Họ đã khinh miệt bác bỏ hết mọi ý kiến tâm huyết đầy trách nhiệm của của nhân dân, coi cả 14.785 công dân yêu nước chỉ bằng con số không, họ vẫn định ép gần trăm triệu dân ta phải nuốt 5 món ăn thiu thối chết người đã bị đông đảo loài người loại bỏ dứt khóat.

Tuy nhiên, thời kỳ tan rã của phong trào Cộng sản thực tiễn, giai đoạn mạt vận của học thuyết Mác - Lênin từng cổ súy bạo lực, chiến tranh, máu đổ đầu rơi, và tình trạng suy thoái toàn diện của đảng CS Việt Nam không có cách gì cứu vãn nổi.

Bùi Tín, VOA’s Blog

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.