Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Long Đĩnh

10/09/201300:00:00(Xem: 14137)
Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba Tuesday mỗi tuần).

LÊ LONG ĐĨNH

(985 - 1009)

Vua Lê Đại Hành băng hà vào tháng 3-905, 4 hoàng tử: Ngân Tích, Long Kính, Long Cân và Long Đĩnh tranh giành ngôi vua với Thái tử Lê Long Việt. Các hoàng tử tranh ngôi trong 7 tháng, đến tháng 10 năm 1005, Lê Long Việt lên ngôi, hiệu Lê Trung Tông (Thiếu Đế) làm vua được 3 ngày. Một số cổ sử ghi: “Lê Long Đĩnh đã giết anh để giành ngôi”.

Long Đĩnh được vua cha phong Khai Minh Vương, khi lên ngôi lấy hiệu Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế; lập 4 hoàng hậu; phong con là Sạ làm Khai Phong Vương. Trong 4 năm làm vua, đã 5 lần thân chinh cầm quân dẹp loạn:

- Lần thứ I (năm 1005): Dẹp loạn tranh giành giữa các thế lực trong hoàng tộc.

- Lần thứ II (1005): Khi quân đang đánh giặc ở Phù Lan, hay tin là giặc Cử Long đã đến cửa biển Thần Phù (Ninh Bình). đang cướp phá. Vua lại đến Ái Châu để đánh giặc Cử Long.

- Lần thứ III (1008): Dẹp loạn ở châu Đô Lương và Vị Long.

- Lần thứ IV (1008): Dẹp loạn ở Hoan Châu và Thiên Liêu.

- Lần thứ V (1009): Tháng 7, đánh dẹp giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.

Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, ghi: “Đinh Mùi (1007) Mùa xuân Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng”. Còn Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ, chép: “Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh, đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng.”

Có một số cổ sử đã chép: Vua vì tửu sắc quá độ, thể chất suy nhược, khi lâm triều phải nằm mà nghe các quan bẩm báo, nên gọi là “Lê Ngọa Triều”. Vua Ngọa Triều là người ác độc, bắt thầy chùa để mía trên đầu (đầu không tóc) róc vỏ cho dao phạm chảy máu rồi cười, bắt tội nhân tẩm dầu đốt để coi, còn sai lính bắt tội nhân trèo cây cao, rồi chặt cây cho ngã, hoặc bỏ người vào sọt (giỏ) thả xuống sông để xem, các quan quỳ bẩm thì cho hề nhái giọng để cười nhạo báng, nên ai cũng oán hận.

Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ lại ghi lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi: “Có người nói Khai Minh vương hung hãn bạo ngược,... Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép, nếu quả như vậy, cũng là đạo Trời hay báo, nên chép phụ vào để làm răn?!”

Ngày Tân hợi, tháng 10 Kỷ dậu (19-11-1009) vua băng, thọ 24 tuổi; làm vua được 4 năm. Con vua là Lê Xạ còn quá nhỏ, quần thần tôn Tả thân vệ Điện tiền Chỉ Huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi. Như vậy nhà tiền Lê tồn tại được 29 năm, trải qua 3 đời vua: Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh.

*- Thiết nghĩ: Muốn đánh giá một nhân vật lịch sử là tốt hay xấu, công hay tội; chúng ta phải phân tích tỉ mỉ về nhân vật ấy đã làm, đem liên hoàn các sự kiện hay xâu chuỗi tất cả các tình tiết, rồi nghiền ngẫm so sánh mới mong có kết luận chính xác. Nhân vật Lê Long Đĩnh, có một số sử sách đã ghi và những lời đồn đãi là ông vua ngạo ngược, tiếng xấu ngập trời. Người ghi chép sử và người tìm hiểu sử, cũng cần xem xét cẩn thận có đúng vậy không?! Nếu hiểu sai, nên trả lại sự công bằng cho vị vua đã bị oan ức cả ngàn năm qua?!!!

Có một số cổ sử đã ghi: Vua vì tửu sắc quá độ, thể chất suy nhược, nên khi lâm triều phải nằm, nên gọi là “Lê Ngọa Triều”. Vua Ngọa Triều là người ác độc, bắt thầy chùa để mía trên đầu róc vỏ, bắt tội nhân tẩm dầu đốt hoặc trèo cây, rồi chặt cây ngã, hoặc bỏ người vào sọt thả xuống sông để xem... Nhưng từ “Ngọa triều” thì “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” lại ghi: “Long Đĩnh vì mắc bệnh trĩ, nên khi ra thiết triều phải nằm, vì vậy tục gọi là Lê Ngoạ Triều”?.

Ngay sau khi lên ngôi, nhà vua tự cầm quân đi đánh Ngự bắc vương Long Ngân và Trung Quốc vương Long Kính, dẹp yên được cả. Và trong 4 năm trị vì, vua tự thân chinh cầm quân dẹp loạn 5 lần. Nếu bảo Lê Long Đĩnh là “hôn quân”; có phải những người ủng hộ Lý Công Uẩn chuẩn bị dư luận để soán ngôi chăng?! Vì nhà vua thân thể không cường tráng làm sao cầm quân dẹp giặc?. Tháng 7 năm 1009, vua thân chinh đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà, đến ngày 19-11-1009, thì vua băng. Như vậy, nếu vua có “Ngọa triều” (nằm tại triều) vì lý do bệnh trĩ hay vì một lý do vô ý hay ai cố tình xuyên tạc, vua chỉ “Ngọa triều” trong 4 tháng hay ngắn hơn, chứ không phải như một số cổ sử đã ghi?!

Ngoài ra, nếu bảo Lê Long Đĩnh là “hôn quân”; cớ sao sử gia Ngô Thì Sĩ, lại viết: “Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh, đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng”, “hôn quân” cũng biết lo dân sao?!. Còn sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi: “Đinh mùi (1007) Mùa xuân Long Đĩnh sai em... đến nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng”. “Cửu kinh” gồm có: Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh và Chu Lễ. 9 bộ sách quí này làm nền tảng văn học cho Trung Hoa, lần đầu tiên do thánh ý của một “hôn quân” đưa “Cửu kinh” về nước ta, có lạ lùng không?! Kinh “Đại Tạng” là kinh sách của Phật giáo, bao trùm các lĩnh vực khác: Triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật,... quí giá vô cùng, “hôn quân” sao lại thiết tha thiền học vậy?!

Chép sử phải tham khảo nhiều tài liệu, so sánh nghiền ngẫm cho chính xác, không thể quyết đoán hay nghe lời đồn. Vua Lê Long Đĩnh bị đóng đinh là một “Hôn quân”. Tôi không minh oan cho ông, nhưng viết lời thiết nghĩ này là mong mỏi “tôn trọng sự thật”. Mong những bậc thức giả, sẽ góp ý, phê phán một cách trung thực, để lịch sử được chính xác hơn.

Cảm niệm: Lê Long Đĩnh
Giết anh rùng rợn, đúng hay không?!
Thuỵ hiệu “Ngoạ triều” lắt léo trông?
Một nước tang thương, lo lắng dạ
“Cửu kinh” sâu sắc, vấn vương lòng
Cắt da sư sãi, bâng khuâng nghĩ?!
Đốt thịt tội nhân, ngoắc ngoéo trông?!
Thắc mắc hôn quân, sao nhiệt huyết?!
Ngẫm nghiền Long Đĩnh, tội hay công?!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.