Hôm nay,  

Phật Giáo VN đang ở đâu trong dòng chảy Dân Tộc?

13/08/201300:00:00(Xem: 9969)
…Khi còn ở cấp tiểu học, rồi trung học, một trong những môn học thích thú nhất là môn Sử. Ở tuổi thiếu niên này thật sự chưa hiểu được chính xác Sử là cái gì nhưng vẫn thích Sử. Có lẽ vì hình ảnh “cậu bé” Trần Quốc Toản không được dự Hội Nghị Bình Than bàn cách chống quân Nguyên nên tức giận bóp nát trái cam, rồi may cờ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Say mê tài Yết Kiêu ngụp lặn dưới nước đục thuyền giặc. Cảm phục Hai Bà Trưng mặc giáp vàng, cỡi voi đánh tan quân Hán. Rất khoái câu nói của Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Rồi, không biết bao nhiêu Anh Hùng Dân Tộc trong suốt triều dài lịch sử bốn ngàn năm chống ngoại xâm…nhiều…nhiều lắm.

Sau này, trưởng thành, đến lúc tóc đã có sợi bạc, đọc lại những sách sử vẫn say mê như máu nóng thời trẻ và chợt hiểu thêm rằng đạo Phật dường như đã gắn liền với sự thịnh suy của Dân Tộc. Các triều đại Lý-Trần thể hiện nổi bật nhất về sự ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vào vận mệnh của nước nhà. Từ vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông cho đến Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đều chống giặc, giữ nước trên nền tảng của triết học Phật giáo.

Không những thế, những vị Thiền sư như Sư Vạn Hạnh phò vua Lê Đại Hành và là người thầy của Lý Công Uẩn (sau trở thành Vua Lý Thái Tổ), cùng với vua quan chăm lo việc nước. Tuệ Trung Thượng Sĩ cùng với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh đuổi quân Nguyên Mông. Như Thiền sư Đỗ Thuận đóng vai người chèo đò đưa khách sang sông để đối đáp với sứ giả của Trung Hoa, lo toan việc đại sự cho quốc gia. Gần hơn nữa, một Thích Tuệ Sỹ với nỗi lòng đau đáo về tiền đồ Dân Tộc….

Có thể nói, đạo Phật đã quyện vào dòng chảy của Dân Tộc như một thực thể không rời. Có người còn cho rằng:

“Sự tồn vong của Dân Tộc chính là sự tồn vong của đạo Phật, hoặc ngược lại, sự tồn vong của đạo Phật là sự tồn vong của Dân Tộc”.

Không biết nhận định này có đúng không, nhưng… đó là chuyện của ngày hôm qua.

Ngày nay thì sao?

Về bề mặt phát triển Phật giáo thì có thể nói không ngoa là choáng ngợp. Rất nhiều sử sách cho rằng thời kỳ cực thịnh của Phật giáo Việt Nam là trong suốt triều đại Lý-Trần. Nhưng, nhìn trên bề mặt thì những dấu ấn di tích từ triều đại Lý-Trần không là gì với những công trình Phật giáo ngày hôm nay.

Ngày nay, Việt Nam có Tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á trên núi Cấm thuộc tỉnh An Giang. Tượng Phật nhập Niết bàn ở Tà Cú, Bình Thuận đã lập kỷ lục Châu Á là tượng phật lớn và dài nhất trên đỉnh núi. Tượng Phật ngọc bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc. Rồi chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam, có khả năng là vĩ đại và lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2015. Dự án sắp tới sẽ xây một loạt chùa với hoa văn dát vàng ròng trải dài trên ba miền Bắc-Trung-Nam,…

Đọc lại những áng thơ, văn về lễ hội chùa thời xa xưa như lễ hội chùa Hương, chùa Keo, chùa Trăm Gian,… mới cảm thấy rằng lễ hội ngày xưa rất dân gian, rất gần gũi, đơn sơ và rất Phật.

Ngày nay, không chỉ vào dịp lễ hội mà bất kỳ một sự kiện nào, một ngày nghĩ nào, một cơ hội nào thì người-người đi lễ chùa. Cảnh tượng chen lấn khấn vái, đốt hương (ngày xưa ta gọi là thắp hương), khói dầy đặt cả không gian chùa đến nỗi người vừa cắm hương vào lư người khác lấy đi dập tắt, cứ thế mà luân chuyển suốt ngày đêm.

Quan sát để biết những ai là người đến chùa khấn vái, cầu xin.

Có lẽ dễ nhận biết là người đến cầu tài, cầu lộc. Từ một người bán hàng xén cho đến doanh nhân tiền triệu (đô-la Mỹ) đều khấn cầu được “ăn nên làm ra”, kiếm thật nhiều tiền và nhiều tiền hơn nữa. Thành phần này chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Kế đến là các cấp lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên nhà nước. Cương vị hay chức vụ là vấn đề quan trọng nhất. Khấn cầu được thăng quan, tiến chức và được an toàn sau khi hết nhiệm kỳ.

Người đến cầu phước cũng tương đối phổ biến.

Một điều khó hiểu là người đến khấn cầu sự giải thoát, bình an, tự tại thì rất ít.

Lật lại những trang sử cũ thì không thấy hoặc chưa tìm ra có giai đoạn nào mà người sĩ tử đi chùa cầu Phật trước khi vào trường thi. Ngày nay, trước mùa thi, học sinh, sinh viên và bậc cha mẹ viếng chùa rất đông để van vái, cầu xin cho mình hoặc con cháu được thi đỗ. Thậm chí có những chùa tổ chức cả một buổi thuyết giảng về đạo pháp trong thi cử.

Có thể khẳng định rằng, chưa có thời kỳ nào trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam mà người đi chùa cúng vái, thờ phượng ồ ạt như ngày nay. Cũng khẳng định là chưa có thời kỳ nào mà nhà chùa được xây dựng rộng khắp, to lớn và bề thế như thời kỳ này.

Không chỉ phát triển trong nước, Phật Giáo Việt Nam đang lan tỏa và hình thành mạnh mẽ tại các nước có cộng đồng người Việt sinh sống như Hoa-kỳ, Canada, Úc, Pháp. Những năm gần đây có khuynh hướng các vị tăng, ni di dân ra nước ngoài truyền bá đạo pháp; hình thức tuy đơn lẻ nhưng bên trong hàm chứa cả một hệ thống trong một bức tranh tổng thể. Hiện tượng này có vẻ tương tự như trong thời kỳ cuối thế kỷ 18 khi Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine) cũng như những giáo sĩ người Pháp đặt chân đến Việt Nam với sứ mạng truyền giáo.


Phải chăng Phật Giáo Việt Nam đã phát triển đến thời kỳ cực thịnh?

Nếu dựa trên số lượng phật tử, số đông tìm đến cửa chùa để thờ phượng, cúng bái, nghe kinh và qui mô xây dựng nhà chùa thì đúng là Phật Giáo Việt Nam đang vào thời kỳ cực thịnh.

Người tìm đến cửa chùa hầu hết để cầu tài, lộc, phước, danh vọng, đỗ đạt, giải thoát, an lạc, tu tập hay bất kỳ một mong muốn nào đó đều không có gì là sai vì khi con người không dám chắc có thể tự mình đạt được sự mong muốn thì tìm đến một đấng toàn năng để có thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực. Điều này có thể hiểu được trong thời Quốc thái Dân an.

Đất Nước và Dân Tộc không đang trong thời kỳ an bình như vậy.

Rất nhiều người cho rằng đất nước đang đứng trước “nguy cơ” hay “hiểm họa” bị Bắc thuộc lần thứ 5. Không đúng – Đất nước đã bắt đầu bị Bắc thuộc lần thứ 5 thì mới chính xác.

Ải Nam Quan đã mất. Một số điểm cao dọc trên biên giới Việt Bắc đã bị chiếm. Trung Quốc đã đưa người vào Tây Nguyên, nơi các tướng lãnh Pháp từng nói: “Ai chiếm được Tây Nguyên là sẽ khống chế toàn Đông-Nam Á”. Vịnh Bắc Bộ đang bị lấn áp, Hoàng Sa đã mất, một số đảo Trường Sa nằm trong tay Trung Quốc, tàu thuyền Trung Quốc đang tràn ngập biển Đông. Kinh tế bị khuynh loát bởi tư bản đỏ Trung Quốc, hầu hết nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc cung cấp và khống chế. Văn hóa Trung Quốc tràn ngập từ sách nhi đồng cho đến phim truyện truyền hình. Các cụm làng Trung Quốc đang mọc lên tại khắp mọi miền đất nước, trai tráng thợ thuyền Trung Quốc lùng xục lấy vợ Việt Nam.

Trung Quốc đang gậm nhắm Việt Nam.

Không dừng ở đây. Khi Trung Quốc chiếm trọn biển Đông đó là thời điểm khởi đầu Việt Nam hoàn toàn bị Bắc thuộc, hoàn thành giấc mơ đại Hán và đồng hóa tộc Việt, bộ tộc duy nhất còn sót lại trong nhóm Bách Việt.

Dân tộc Việt bị diệt vong.

Lại dở những trang sử cũ. Thường thấy Phật Giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc vào những giai đoạn thăng trầm của đất nước.

Những năm gần đây, hay dễ nhớ hơn, là từ những ngày Tết năm 2013 khi hầu hết các chùa, trong và ngoài nước, đông kín phật tử tới dự lễ, viếng Phật cho đến Đại lễ Phật Đản trong không khí hân hoan và hàng triệu-triệu con người chảy hội đón mừng với bao nhiêu sự kiện rước kiệu, diễn hành xe hoa, chèo thuyền hoa trên sông, lễ thả hoa đăng, hành hương, khai kinh, giảng đạo.

Trong hàng triệu-triệu con người đó, hàng ngàn Vị chức sắc, hàng vô số lời kinh câu kệ, bài thuyết giảng, lời cầu nguyện, tuyệt nhiên không hề có một ai gióng lên tiếng chuông thức tỉnh “Đất nước đang bị giặc ngoại xâm”, không có một lời chỉ rỏ “Trung Quốc đang Hán hóa dân tộc Việt”.

Tại sao như vậy?

Câu trả lời duy nhất: đó không phải là việc của nhà Phật, người tu hành không làm chính trị.

Vậy, xin hỏi tiếp. Có phải Sư Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thiền sư Đỗ Thuận đã sai khi tham gia vào việc cứu nước mà ngày nay được gọi là “chính trị”? Các vị Vua triều đại Lý-Trần đưa triết lý nhà Phật vào việc giữ nước, dựng nước là không đúng đắn?

Thử hỏi, liệu có thể tìm được sự hạnh phúc, thư giản, yên vui, an nhiên, tự tại, thân tâm an lạc khi nước mất nhà tan, dân tộc lầm than dẫn đến họa diệt vong?

Có thể quan điểm cho rằng “Sự tồn vong của Dân Tộc chính là sự tồn vong của đạo Phật, hoặc ngược lại, sự tồn vong của đạo Phật là sự tồn vong của Dân Tộc” chưa hẳn đúng, nhưng có lẽ khó có ai phủ nhận được Phật Giáo Việt Nam đã hòa quyện vào dân tộc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Nếu Dân tộc bị diệt vong thì Phật Giáo Việt Nam sẽ về đâu?

Triết lý nhà Phật không luận đến sự manh động. Nhưng có phải vì thế mà Phật Giáo Việt Nam không hề manh động khi cần đòi hỏi những yêu cầu chính đáng?

Có phải trong những năm đầu thập kỷ 1960 Phật Giáo Việt Nam đã hô hào chống lại chính sách phân biệt tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm? Cao trào của sự phản kháng này vào tháng 6 năm 1963 khi tăng đoàn Phật Giáo rầm rộ xuống đường biểu tình tại Sài-gòn và đỉnh điểm là giây phút tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Lực lượng cảnh sát được điều tới, nhưng không phải để đàn áp mà giữ trật tự an ninh cho cuộc biểu tình và hành động tự thiêu. Năm tháng sau, chính phủ Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam bị sụp đổ.

Hãy bỏ ra ngoài nghi vấn sự kiện trên có, hay không có tiềm ẩn yếu tố tính chính trị. Điều này để lịch sử phán xét. Nhưng, chắc chắn sự kiện này là một minh chứng:

Để có thể bảo vệ quyền tự do và sự bình đẳng hành đạo thì người Phật tử và Phật Giáo Việt Nam sẵn sàng tranh đấu kể cả hy sinh mạng sống của mình cho đạo pháp, và kể cả phải lật đổ chính phủ.

Tây Tạng là một tấm gương bi tráng sống động. Kể từ năm 1999 đã có 118 vụ tự thiêu tại Tây Tạng – xin nhấn mạnh một lần nữa là 118 vụ tự thiêu - hầu hết là những vị Sư, Ni Tây Tạng. Mặc dù vậy, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn không dừng đàn áp với quyết tâm Hán hóa dân tộc Tây Tạng. Từ khi chiếm được đất nước Tây Tạng thì có ngày nào Phật Giáo Tây Tạng được yên vui, an bình để hành đạo?

Chính sách bành trướng, bá quyền đại Hán của Trung Quốc đã quá rõ.

Đất nước Việt đã bắt đầu bị xâm lấn. Dân tộc Việt đang dần bị Hán hóa. Họa diệt vong ngày càng gần.

Ngay giờ phút này, Phật Giáo Việt Nam đang ở đâu trong dòng chảy của Dân Tộc?

Nguyễn Quốc Nam
07/2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.