Hôm nay,  

Xã Hội Dân Sự Còn Là Niềm Tin Và Lòng Tự Trọng

23/07/201300:00:00(Xem: 7878)
Trong một chế độ thực sự dân chủ, thì mọi người dân đều được quyền tự do phát huy sáng kiến của mình - nhằm xây dựng một cuộc sống an lành vui tươi hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình cũng như cho xã hội – như gần đây trên thế giới người ta hay nhắc đến câu nói: “Điều quan trọng là làm sao để nâng cao cái phẩm chất của cuộc sống” (quality of life).

Chiều hướng tiến bộ chung trên thế giới ngày nay là người ta đề cao sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền – và đặc biệt là chủ trương sử dụng đường lối bất bạo động (non – violence) trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội. Và càng ngày khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS) càng mở rộng phạm vi họat động với sự tham gia tích cực của số đông quần chúng nhân dân thông qua hàng vạn, hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện.

Kể cả trong lãnh vực bang giao quốc tế, thì vai trò của những tổ chức phi-chính phủ càng ngày càng nổi bật trong công cuộc xây dựng hòa bình, điều giải giữa các phe đối nghịch, chuyển hóa tranh chấp tại nhiều địa phương... (peacebuilding, mediation, conflict transformation). Vì thế mà người ta gọi những tổ chức mà đứng ra thực hiện những việc như thế đó là những “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors). Sự kiện này chứng tỏ rằng việc bang giao quốc tế ngày nay không phải chỉ là thẩm quyền riêng biệt của những chính quyền nhà nước như xưa nay được nữa.

Trước khi đi vào chi tiết thực hành theo chủ đề của bài viết, tôi xin trình bày sơ qua về vai trò của các “nhóm nhỏ” (small groups) là những đơn vị thuộc khu vực XHDS, cũng như trường hợp của các NGO (Non-Govenmental Organisations = tổ chức phi chính phủ). Đó là điều chưa được trình bày chi tiết gãy gọn trong các bài viết trước đây về đề tài XHDS.

I – XHDS còn gồm hàng triệu những nhóm nhỏ.

Thống kê xã hội học cho biết là tại nước Mỹ, thì có đến hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ (NGO) và đến 3 triệu những nhóm nhỏ. Những nhóm nhỏ này thường chỉ gồm chừng 10 – 15 thành viên, nhưng họ rất hăng say nhiệt thành theo đuổi những công tác cụ thể thiết thực nhằm phục vụ những người kém may mắn trong xã hội, cũng như trong việc bảo về nhân quyền hay trong lãnh vực văn hóa tâm linh tinh thần v.v... Đó là những con người chuyên làm những việc nhỏ bé, không tên tuổi, nhưng thật là có ích lợi cụ thể rõ rệt cho xã hội – mà ta có thể nói là họ luôn cố gắng “họat động ở một phạm vi nhỏ bé trong tầm tay với của mình” (Act locally).

Riêng trong cộng đồng người Việt tại California, thì có rất nhiều những nhóm nhỏ chừng 10 - 12 người – họ chung nhau đi giúp đỡ cung cấp đồ ăn, quần áo, chăn mền cho lớp người vô gia cư (homeless) sống lang thang nơi các vỉa hè trong những thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco - hay đến thăm viếng an ủi, chuyện trò, trao tặng sách vở báo chí cho những người bị giam giữ trong các nhà tù. Lại còn có những em sinh viên học sinh tự nguyện đến săn sóc, kể chuyện, đọc sách báo v.v... cho các cụ già sinh sống cô đơn trong những nursing home.

Các nhóm nhỏ này được tự do họat động theo sáng kiến và thiện chí phục vụ của riêng mình – họ không cần xin được cho miễn thuế (tax exempt), nên không bó buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước – như trường hợp của các NGO khác. Như vậy, có thể nói các nhóm nhỏ như thế đã và còn đang đóng một vai trò hết sức quan trọng của XHDS tại nhiều quốc gia. Và riêng dưới chế độ độc tài chuyên chế như của cộng sản, thì các nhóm nhỏ như thế đó lại càng dễ họat động, vì tránh được sự theo dõi của công an mật vụ – nhất là trong giới các bạn trẻ có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật tiến bộ trong thời đại internet ngày nay.

Các nhóm nhỏ như thế còn là những đơn vị cơ sở của tổ chức nhân quyền như Amnesty International (Ân xá Quốc tế) tại các địa phương mà được gọi là một “chapter” nữa. Và phong trào bảo vệ môi sinh là “Green Peace”, thì cũng có nhiều nhóm rải rác phân tán tại nhiều quốc gia trên thế giới. Amnesty International cũng như Green Peace, Transparency International v.v... được coi như những đơn vị tiêu biểu của XHDS Tòan cầu (Global Civil Society : Xin coi lại bài đã được viết về đề tài này từ năm 2010) – mà họat động chính yếu được thực hiện thông qua vô vàn vô số những nhóm nhỏ ở các địa phương như thế đó.

II – XHDS còn là Niềm Tin.

Có thể nói tuyệt đại đa số người dân trong một quốc gia, thì đều có thể sinh họat trong khu vực XHDS – kể cả giới công chức chính quyền thì họ vẫn có thể tham gia họat động trong các NGO, các nhóm nhỏ - ít nhất là trong lãnh vực họat động từ thiện nhân đạo. Và giới kinh doanh trong các xí nghiệp, công ty cũng vậy, họ còn yểm trợ tài chánh vật chất cho XHDS nữa.

1 – Vì sát cánh sinh họat gắn bó với nhau trong các nhóm nhỏ lâu ngày như vậy, nên giữa các thành viên trong nhóm đã nảy sinh ra cái tình cảm gắn bó thân thương và sự tin tưởng lẫn nhau. Điển hình như trong một nhóm thiếu niên thuộc tổ chức Hướng Đạo, thì các em rất liên đới gắn bó với nhau, tin tưởng lẫn nhau - cũng như quý mến tin tưởng nơi vị huynh trưởng dẫn dắt cho nhóm mình.

Vì thế mà những người họat động năng nổ nhiệt thành nhất trong khu vực XHDS, thì họ đều có một niềm tin sâu sắc kiên định vững vàng nơi lòng nhân ái, tính lương hảo và năng lực sáng tạo vô biên của mọi tầng lớp con người trong cộng đồng dân tộc của mình.

2 – Trong phạm vi rộng lớn hơn, thì lịch sử đã cho chúng ta biết là vào thế kỷ XIII, trước nguy cơ xâm lăng của giặc Mông Cổ, tòan thể dân tộc Việt nam đã biểu lộ sự đòan kết quyết tâm trong Hội nghị Diên Hồng – nhờ đó mà nước ta đã đánh thắng được một đạo quân mạnh mẽ gấp bao nhiêu lần so với lực lượng nhỏ bé của chính mình. Hội nghị Diên Hồng đó chính là sự biểu lộ tuyệt vời cho cái Niềm Tin sắt đá của XHDS trong nước ta vào thời đó – nhờ vậy mà tạo được sự đòan kết keo sơn vững chắc để mà: “NhàVua lãnh đạo và Thần dân bày tôi đều cùng chung một dạ một lòng quyết tâm chiến đấu chống giặc ngọai xâm”.

3 - Ngày nay lại càng cần phải có một thứ tập hợp tòan dân tương tự như lối Hội nghị Diên Hồng thời đó - thì chúng ta mới mong đánh thắng được cả bè lũ ngọai xâm từ phương Bắc, cũng như lọai trừ hết được thứ giặc nội xâm ngay trong nội bộ của nước mình. Vì bọn giặc nội xâm phản quốc này lại đang nắm giữ được chính quyền trong tay, thì người dân chúng ta chỉ còn có một phương cách duy nhất là xây dựng củng cố XHDS cho thật mạnh mẽ vững chắc hầu tạo được Sức Mạnh Mềm để làm chước “Nhu thắng Cương”.

Có như thế, thì mới dẹp bỏ được cả hai thứ nguy cơ nội xâm và ngọai xâm hiện đang đe dọa sự sống còn của quê hương đất nước ta được.

4 - Từ xa xưa, ông cha ta vẫn giữ vững được cái niềm tin sắt đá rằng: “Nhân nghĩa phải thắng được Hung tàn”. Mà dân gian cũng thường tâm niệm rằng: “Quan nhất thời – dân vạn đại” để xác quyết tính cách bền vững của Dân tộc bất kể sự lũng đọan của chế độ độc tài bất nhân hà khắc – vì họ vững tin nơi chính nghĩa của Dân tộc cuối cùng sẽ chiến thắng trước bè lũ tham tàn hại dân bán nước.

Tóm tắt lại, thế hệ chúng ta ngày nay phải cố gắng hết mình để làm cho sống lại được cái niềm tin son sắt vào sự trường tồn của dân tộc. Có như vậy chúng ta mới có khả năng truyền được cái ngọn lửa nhiệt thành cháy bỏng cho lớp con lớp cháu của mình. Mà với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại, thì lại càng dễ dàng cho chúng ta phát huy óc sáng tạo của mình để tìm ra được những phương thức hành động thật sự hiệu quả – để mà đánh thắng được cả hai thứ giặc nội xâm và ngọai xâm nói trên vậy.

III – XHDS cũng còn là Lòng Tự Trọng nữa.

1 - Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta vẫn thường đề cao những đức tính cao quý của mẫu người trượng phu quân tử - như được tóm gọn trong 3 chữ : “Nhân, Trí, Dũng” – đó là ba phẩm cách quan trọng mà bất kỳ người sĩ phu trí thức nào cũng đều hiểu biết rõ ràng và từ đó mà phải cố gắng rèn luyện bản thân về mặt trí tuệ cũng như về mặt đức hạnh - để mà trở thành một con người vừa có tài năng, mà cũng vừa có đức hạnh nữa.

Hơn ai hết, người sĩ phu quân tử thì phải biết nhận ra cái ân, cái nghĩa mà gia tộc, xóm làng cũng như đất nước dân tộc đã hào phóng chu cấp cho mình – để nhờ đó mà quý vị mới có thể được ăn học đến nơi đến chốn. Không phải chỉ đơn giản là cái món nợ vật chất như cơm ăn áo mặc, nhà cửa ruộng vườn v.v…

2 - Mà quan trọng hơn nữa chính là cái món nợ về mặt văn hóa tinh thần, cụ thể như ngôn ngữ bạn nói và viết, ca dao tục ngữ, lời ru của mẹ đã nuôi nấng tâm hồn của bạn từ tuổi ấu thơ đầu đời, và nhất là cái khối kiến thức đồ sộ mà bạn tiếp thu nhận lãnh được từ học đường cũng như từ xã hội v.v… Tất cả những món phi vật thể đó (immaterial items) là xuất phát từ kho tàng văn hóa vô cùng phong phú quý báu của dân tộc - vốn được tích lũy từ bao nhiêu thế hệ - mà nay được chuyển giao cho bạn sử dụng như là khối hành trang, như là thứ vốn liếng để cho bạn đem theo suốt cả hành trình cuộc sống của bản thân mình giữa lòng xã hội này.

3 - Ngay từ trong các gia đình có nền nếp gia phong gia đạo, thì nền giáo dục truyền thống của nước ta luôn luôn nhắc nhở cho giới sĩ phu trí thức thì phải nhận thức cho thật rõ ràng về cái món nợ ân tình vô cùng lớn lao đó – mà mình mắc phải đối với gia tộc cũng như đối với đất nước. Để rồi từ đó mà tìm cách trả cái món nợ đó cho thật sòng phẳng – như người Mỹ thường hay nói: “Just to pay back your dues” (Chỉ là trả lại cái khỏan mà bạn thiếu đối với xã hội).

Người có lòng tự trọng thì không thể tự cho phép mình sao lãng, không chịu làm trọn cái nghĩa vụ sòng phẳng đó đối với dân tộc và đất nước được. Đó là một điều sơ đẳng, tối thiểu để mà đánh giá cái tư cách, cái bản lãnh của một con người vốn dĩ được cho ăn cho học hơn nhiều so sánh với đa số bà con kém may mắn khác vậy.

Nói vắn tắt lại, thì XHDS gồm hàng vạn, hàng triệu những tổ chức, những nhóm nhỏ có tính cách tự nguyện và bất vụ lợi của những con người vừa có sự tự tin ở nơi bản thân mình, cũng như tin tưởng nơi các chiến hữu cùng sát cánh với mình - mà cũng vừa có lòng tự trọng để mà dấn thân nhập cuộc trong những công trình phục vụ dân tộc, bảo vệ đất nước.

Vấn đề chính yếu đối với người sĩ phu trí thức là họ thực sự phải có lòng nhân ái sâu sắc - và có quyết tâm, có dũng khí để mà không quản ngại trước bất kỳ hy sinh khó nhọc nào trên bước đường phục vụ trường kỳ và gian khổ vì hạnh phúc của dân tộc, vì danh dự của giống nòi.

Còn chi tiết thực hành ra sao để thực hiện được cái sứ mệnh cao cả đó – thì việc đó hòan tòan tùy thuộc vào tài năng sáng tạo tháo vát của mỗi người, của mỗi đơn vị tổ chức mà họ tham gia. Điều này với khả năng hiểu biết thông thường của một người có trình độ văn hóa phổ thông vào đầu thế kỷ XXI hiện nay, thì đã quá hiển nhiên rõ ràng – thiết nghĩ ta khỏi cần phải bàn thảo dông dài ở đây nữa vậy.

Costa Mesa California trung tuần tháng Bảy 2013

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.