Hôm nay,  

Tại Sao Không Liếc Liếc?

7/20/201300:00:00(View: 6644)
Trong bang giao quốc tế, các chính khách cũng như các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận và tính toán trong ngôn ngữ cũng như cử chỉ của mình, vì cử chỉ của cơ thể cũng là một ngôn ngữ để bày tỏ.

Cách đây khá lâu, khi Trung Quốc (TQ) phát triển hoả tiển để bắn hạ vệ tinh ngoài không gian, các nhà ngoại giao của các nước khác nêu câu hỏi cho nhà ngoại giao TQ về mục đích của việc phát triển vũ khí tấn công này và được nhà ngoại giao TQ cho biết là để dùng vào việc bắn tan vẫn thạch từ ngoài không gian bay vào đụng quả địa cầu, cứu nhân loại không bị tiêu diệt. Các nhà ngoại giao tròn xoe đôi mắt trước lòng thương nhân loại của TQ. Chỉ cần tròn xoe đôi mắt thì cũng bằng hay hơn cả những câu nói phủ nhận là họ hoàn toàn không tin.

Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới, cho nên ngôn ngữ cơ thể của lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn hơn là bài phát biểu. Trong cuộc tranh cử năm 1992 giữa đương kim tổng thống George Bush (cha) và ứng cử viên tổng thống Bill Clinton, khi tranh luận với nhau, ông Bush nhìn đồng hồ đeo tay, ngôn ngữ cơ thể này đã vặn tắt cử tri, cho ông là người đã hết xăng và là một trong các yếu tố làm cho ông thất cử. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012 vừa qua, trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và ông Mitt Romney, ngôn ngữ cơ thể của ông Obama qua sự thả hồn đi đâu đâu, vì đó cũng là ngày sinh nhật của bà Michelle Obama, đã làm cho ông thua trong cuộc tranh luận đó.

Truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ là không ưa hoàng gia và các lễ nghi có tính cách phân biệt giai cấp của nó. Tổng thống Roosevelt có lần gầm gừ rằng "Nếu sắp tới mà tôi gặp vua, thì có thể là tôi sẽ cắn ông ta". Nhưng tháng Sáu năm 1994 TT Clinton tiếp Nhật Hoàng ở South Lawn của Toà Bạch Ốc, ông Clinton chỉ hơi cúi người (xem hình), tuy không sâu lắm, và Nhật Hoàng Akihito trong buổi tiệc sau đó đã nâng ly mời, phá lệ hoàng đế. Cả hai mỗi người đi nửa đoạn đường vì "tổng thống không cúi đầu và hoàng đế không nâng ly" của văn hoá hai nước. Vậy mà dư luận dậy lên sự phàn nàn là ông đã phá vỡ truyền thống 200 năm, để lại vết xấu.

Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Hoa Kỳ, tướng Douglas MacArthur tiến vào Tokyo và đặt bản doanh ở khách sạn chờ Nhật Hoàng Hirohito đến để giải quyết việc chiếm đóng. Hoàng gia Nhật đưa ra hai yêu cầu là ông đến hoàng cung và tuy không cúi rạp đầu nhưng quỳ một đầu gối. Tướng MacArthur từ chối, nói rằng Nhật Hoàng muốn giải quyết thì phải đến gặp ông vì hai bên không ngang hàng, Nhật Hoàng là kẻ chiến bại. Nhật Hoàng đã đến khách sạn và ông MacArthur đứng thẳng người để tiếp ông (xem hình). Ông MacArthur xử treo cổ thủ tướng Hideki Tojo nhưng giữ hoàng gia như một định chế nghi lễ và thống nhất nhân dân, trong một nền dân chủ mới nẩy mầm. Ông tôn trọng Nhật Hoàng, nhưng qua ngôn ngữ cơ thể thì nhiều người cho là không phải vậy.

Đầu tháng Tư 2009 TT Obama cúi người chào ông vua Abdullah của Saudi Arabia (xem hình), ông Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng ông vì cao quá nên chỉ khom người chứ không cúi rạp, nhưng hình chụp không thể nói dối và dư luận Mỹ tỏ vẽ không hài lòng. Họ cho rằng ông đi vòng quanh thế giới để xin lỗi những lãnh tụ độc tài, nghĩ rằng nhờ vậy mà những ngày sắp tới có thể hoà thuận và ngồi chung với nhau để trở thành bạn bè, không còn thù nghịch Hoa Kỳ như đối với TT Bush tiền nhiệm.

Đến tháng Mười Một 2009, TT Obama khi viếng Nhật cũng đã cúi thấp đầu khi bắt tay Nhật Hoàng Akihito (xem hình), ngôn ngữ cơ thể này tuy chinh phục được lòng công dân Nhật, nhất là thế hệ người già, nhưng đã làm cho dân Mỹ chau mày bực mình, nói ông có xương sống dẽo, trong khi việc đứng thẳng người bắt tay thì trông hay hơn.

Dù phàn nàn như vậy nhưng dư luận cũng không quá bất mãn hay chống đối ông Obama vì hai lý do chính: Thứ nhất, tuy hình ảnh có xấu một chút nhưng Hoa Kỳ không có tương nhượng gì cả các quyền lợi quốc gia dân tộc, ngược lại còn chinh phục được tình cảm của thế giới, thêm bạn bớt thù, giúp cho HK trong việc chống khủng bố. Thứ Hai, dưới thời TT Bush tiền nhiệm, qua chủ trương "ai không theo ta tức là chống ta" cùng có những hành động vũ lực một mình trên sân khấu chính trị thế giới, nên đã đưa HK đến sự bị cô lập và khuynh hướng bao che khủng bố. Do đó, hành động hạ mình của TT Obama là để tái tạo vị thế mới phục vụ tốt cho quyền lợi của HK.

Bây giờ ta thử phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông Chủ Tịch Nước CSVN trong chuyến đi Bắc Kinh ngày 19-21/6/2013 mà ông đã cúi thấp đầu chào lính Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đứng thẳng. Ông Sang đại diện đất nước Việt Nam đang bị TQ lấn hiếp, thế giới ai cũng biết điều này và ai cũng biết VN là nhược tiểu so với TQ. Cho nên ông Sang không cần phải làm như vậy, vì thế giới không cần, vì dân TQ hả hê coi là đại diện Nam Man nên phải làm như vậy, vì dân VN đau buồn và cảm thấy bị nhục.

Ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Sang hoàn toàn tương phản với ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Obama. Một bên để tái xác định thân phận hèn mọn của dân tộc mình và một bên để tái tạo vị thế siêu cường của dân tộc mình. Ông Sang sẽ già và sẽ chết, nhưng những ngôn ngữ cơ thể của ông sẽ trường tồn cùng với Bản Tuyên Bố Chung và 10 thoả ước ông đã ký, để trở nên một thành phần của một giai đoạn u tối trong lịch sử Việt Nam.

Ban Lễ Tân của Bộ Ngoại Giao ở đâu sao không làm việc chặt chẽ với ông để tránh loại ngôn ngữ cơ thể này? hay đây là chủ trương của Đảng? hay đây là sự chấp nhận thân phận thấp hèn của cá nhân ông Sang?

Nếu tất cả những yếu tố trên đều không phải, thì tại sao ông Sang không giữ tư thế của dân tộc và của cá nhân mình? Có rất nhiều người VN, kể cả người viết bài này, không rành về chuyện lễ nghi, khi đi chùa hay đi tang giỗ không biết nên lạy hay nên xá và phải bao nhiêu lần. Trong những trường hợp như vậy thì cách hay nhất là liếc chừng người rành về việc này đang đứng gần bên và nhái theo các động tác của họ.

Đứng cạnh ông Tập Cận Bình, tại sao ông Sang không liếc liếc?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Nhiều người nghĩ ngay đến con số 18 tỷ kiều hối USD chuyển về Việt Nam năm 2021. Đó thật ra không phải là điều nên mất thời gian bàn tính vì đó là một thực thể không thay đổi được. Những người gởi có những lý do riêng không ai lay chuyển được và người Việt trong nước đều muốn nhận những đồng tiền gởi về. Nhưng còn những món tiền khổng lồ khác từ những chương trình viện trợ đủ mọi kiểu cho dân VN từ những chính phủ Âu-Mỹ mà người dân không hay biết, những nguồn tài trợ đã từ lâu bị thất thoát, hoặc cả biến mất mà không ai đặt câu hỏi. Đây là một địa hạt cần soi giọi.
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.