Hôm nay,  

Độc Lập và Tự Do Trái Với Nô Lệ và Bức Hại

7/16/201300:00:00(View: 7679)
Nhân ngày Độc Lập 4 tháng 7 của Hoa Kỳ năm nay, trước hết, xin mời đọc hai câu chuyện về sự độc lập và tự do, đã được ông Cung Nhật Thành dịch sang Việt Ngữ, vào Tháng 7, 2011, từ một người Mỹ ẩn danh:

1. Trong buổi họp với các nhà lãnh đạo Âu Châu đầu thập niên 1960, để thỏa hiệp sống trung lập với các nước cộng sản Đông Âu, Tổng Thống Pháp Charles DeGaule quyết định rút nước Pháp ra khỏi khối Chống Cộng, tức là Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Charles DeGaule nói với Ngoại Trưởng Dean Rusk của Tổng Thống J.F. Kennedy, là ông muốn Quân Đội Hoa Kỳ rút ra khỏi nước Pháp, nhanh chừng nào tốt chừng ấy. Ngoại Trưởng Dean Rusk trả lời ngay: - Thưa Tổng Thống, lệnh này bao gồm luôn cả các quân nhân Hoa Kỳ được chôn tại đây? (Vì họ đã tử trận trên đất Pháp để giải phóng nước Pháp khi chiến đấu dũng cảm với Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai, 1939-1945.)

Tổng thống Charles DeGaule nghẹn họng, không trả lời nổi. Một sự yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi người ta có thể nghe được chiếc kim rơi…

2. Khoảng đầu thập niên 2000, Tổng Giám Mục Giáo Xứ Canterbury, Anh Quốc, gay gắt hỏi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Collin Powell, trong một cuộc họp báo, việc Mỹ đem quân sang Iraq và Afghanistan có phải là thí dụ điển hình về “tham vọng bành trướng lãnh thổ” của Tổng Thống George Bush hay không… Ngoại Trưởng Collin Powel từ tốn, chững chạc trả lời: - Thưa Đức Cha, từ bao nhiêu năm qua, Hoa Kỳ đã gửi không biết bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ ưu tú của mình dấn thân vào vòng lửa đạn, để tranh đấu cho tự do của các nước, ở ngoài biên cương Hoa Kỳ. Tham vọng về đất đai của chúng tôi, nếu có, chỉ là xin vừa đủ đất để chôn những người lính tử trận không thể trở về nhà…

Vị Tổng Giám Mục yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi…

Chúng ta thấy các viên chức cao cấp của Mỹ là những người có trình độ học vấn cao, có tư cách, lòng tự hào dân tộc, và sẵn sàng trả lời, như dạy một bài học, cho những kẻ ngoại bang muốn xúc phạm danh dự quốc gia của họ. Trái lại, các tai to mặt lớn Việt Cộng ở Hà Nội thì vô học (sau mấy chục năm ẩn trốn trong rừng núi), nên mất sự tự trọng, do đó cũng chẳng biết trọng người khác, và sẵn sàng tuân lệnh ngoại bang Tầu Cộng ác độc để bức hại dân Việt (những người đồng chủng với VC) từ bắc chí nam, không xót thương.

Chúng ta nghe đủ chuyện, nào là: Vì là hàng xóm “tốt”, người Tầu được tự do vào đất Việt sinh sống, lấy vợ Việt dễ dàng vì chúng có nhiều tiền hơn (để dần dần đồng hóa dân Việt thành dân Tầu, phòng khi có chiến tranh, Tầu Cộng có quân tiếp ứng hoặc đánh gục ta tại chỗ, ngay bên trong đất Việt, theo chính sách Gài Người và Trồng Người muôn thuở của cộng sản quốc tế). Nào là: Cùng làm một việc nhưng công nhân Tầu được trả lương cao hơn công nhân Việt, công nhân Tầu có quyền đánh hội đồng công nhân Việt mà công an VC chỉ đứng nhìn “rất hiền lành”(vì đã được lệnh của Đảng là không can thiệp, nhưng lại đàn áp tàn bạo người Việt khi họ đi biểu tình chống Tầu); những khu đất có người Tầu ở (nhưng trên đất Việt) ngang nhiên cắm bảng “Cấm người Việt đến gần”.

Nào là: Gần 10 năm nay, ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, các tầu đánh cá nhỏ của người Việt bị các tầu lớn có võ trang của Trung Cộng vây bắt. Chúng bịt mắt, đánh đập hoặc giết ngư phủ Việt, và cướp luôn tài sản của họ trên tầu nhỏ. Ngày ngày vào chiều tối, bao nhiêu vợ, con, em, của các ngư phủ Việt phải ra đứng hoặc quỳ bên bờ biển, cầu nguyện để được thấy chồng, cha, anh của mình trở về bình an... Nhưng đảng CS VN và bọn cầm quyền nhà nước VC chẳng những không dám ra tay chống Trung Cộng, cứu dân, mà còn lệ thuộc và hèn nhát, ra lệnh cho dân Việt không được gọi đích danh kẻ cướp và sát nhân trên biển là tầu Trung Cộng, mà chỉ được nói nhỏ, riêng với nhau là bị... “tầu lạ” tấn công!!!
tu_nhan_luong_tam__resized
Sáu tù nhân lương tâm.

Nào là những anh hùng, anh thư của dân tộc trong nước bị bắt giữ và bị giam nhốt trong tù, bị công an VC khủng bố tinh thần hoặc bị đánh hội đồng bởi các tù nhân hình sự, do công an xúi giục. Xin hãy nhớ đến: Trần Huỳnh Duy Thức, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Đinh Nhật Uy, Phan Ngọc Tuấn, Võ Minh Trí, Nguyễn Ngọc Cương, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Hữu Cầu, Vũ Đình Thụy, Phan Văn Bàn, Bùi Thúc Nhu, Nguyễn Đình Văn Long, Trần Tư, Lê Văn Tính, Bùi Đăng Thủy, Nguyễn Tuấn Nam, hai cha con Đoàn Văn Diên và Đoàn Hữu Chương, Phạm Minh Hoàng, Trần Nam Phương, Dương Văn Sỹ, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha (em của Đinh Nhật Uy), tám thanh niên ở Nghệ An, và còn nữa...

Mới đây, chúng ta cũng nghe Vụ Nổi Dậy ở Trại Tù Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, ngày 30.6.2013, nơi giam nhốt 1000 tù hình sự và 10 tù nhân lương tâm, và đã bị dập tắt. Theo BẢN LÊN TIẾNG của Lao Động Việt trong nước, vào ngày 4.7.2013, họ phản đối sự giam giữ khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân của nhà nước CS Việt Nam, một trong những nơi có chế độ hà khắc và dã man nhất thế giới, nhất là với các tù nhân chính trị, từ sau năm 1975. Những chuyện bức hại dân Việt của Việt Cộng và Tầu Cộng ở quốc nội nhiều vô kể...

Thế nhưng, có nhiều người Việt trong và ngoài nước, lại tự quyết là “tôi không hề biết”, “tôi không muốn nghe chuyện chính trị”, “tôi chỉ muốn làm việc từ thiện, phi chính trị” (hầu hết loại tiền nầy vào tay VC hoặc tôn giáo quốc doanh: tôn giáo tùng phục đảng và bọn cầm quyền VC). Bởi vì họ muốn được hưởng thụ cá nhân hoặc với gia đình, một cách thoải mái, vô tâm. Những chuyện “rắc rối” đau buồn kia... làm họ và gia đình mất vui! Nếu bạn có phép “tàng hình” để đứng bên bàn ăn của những người nầy trong những lúc gia đình tụ họp, bạn sẽ nghe họ chỉ nói chuyện... ăn uống, du lịch, vui chơi, và khoe danh nghiệp của con cháu hoặc hạnh phúc gia đình... Không một lời nhắc đến đồng bào quốc nội đang đau khổ hoặc những bloggers chiến đấu cho tự do, dân chủ đang bị tù tội. Nên tác giả Caubay phải đặt câu hỏi “Dân Việt có hèn không?” Từ Tháng 9, 2011, hãy nghe đại-ý mà ông thổ lộ thiết tha: “... Khi nhìn về đất nước Việt, tôi lại băn khoăn, bởi dân ta hôm nay, lại cũng bị cai-trị bởi một thiểu số, một cách rất vô lý, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thử tưởng tượng một trăm năm sau, con cháu chúng ta đọc lịch sử Việt đầu thế kỷ thứ 21 này, có lẽ chúng sẽ có cùng câu hỏi như tôi hôm nay: Dân Việt ta đâu mà để cho một thiểu số người Tầu ngang ngược hoành hành trên quê hương mình khắp nơi như vậy? Dân ta đâu mà để cho một thiểu số VC cầm quyền tự tung tự tác, vu khống bôi nhọ, đày đọa người dân yêu nước vô tội, một cách ngang nhiên? Dân ta đâu mà để cho bọn cán bộ đảng viên cộng sản công-khai tham nhũng, cướp nhà cướp đất dân, làm giàu trên xương máu của dân nghèo?... Lịch sử cứ tái diễn và dân ta vẫn cam lòng chịu cảnh nô lệ, tủi nhục. Bên cạnh những người Việt dấn thân hy sinh cho đất nước, đại đa số người Việt chúng ta còn quá thờ ơ với vận mệnh đất nước. Tôi tuyệt đối tin rằng: Hôm nay, trừ tụi CS tư bản đỏ, không còn ai thích cộng sản, ai cũng ngán ngẫm bọn cầm quyền VC làm tay sai cho giặc Tàu Cộng hiện tại, nhưng nhiều người vẫn cho rằng “đạp đổ nó đi là chuyện của người khác lo”. Ở hải ngoại thì ích kỷ, hễ thoát khỏi khổ rồi, thì “không dính líu chính trị”, lại còn về Việt Nam du lịch hưởng thụ, sợ già chết không kịp hưởng. Ở trong nước, thì có tâm lý “nằm chờ sung rụng” của đa số, không muốn dấn thân, chỉ muốn ngồi chờ người khác hy sinh cho mình hưởng... Tiên trách kỷ, hậu trách nhân! Có câu trả lời nào khác để lý giải cho tình hình đất nước nô lệ (cho Việt Cộng và Tầu Cộng) bấy lâu nay?”

Thật vậy, “True independence and freedom can only exist in doing what's right.” Brigham Young. Bao giờ đa số người Việt từ bỏ được sự thờ-ơ chính trị và cái tôi (the ego) quá lớn, đồng thời biết hợp tác với người tài đức hơn mình, để làm việc phải?

Ngày Độc Lập Hoa Kỳ, 4.7.2013 - GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Human Science

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.