Hôm nay,  

Màu Quân Phục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

15/06/201300:00:00(Xem: 19689)
Từ-điển Oxford định-nghĩa động từ (Verb): “Camouflage” là che dấu sự hiện-diện của một người, động-vật hoặc đối-tượng bằng cách ngụy trang – (hide or disguise the presence of a person, animal, or object by means of camouflage).

Danh-từ (Noun): “Camouflage” nghĩa là phương-cách ngụy-trang (thí-dụ cho binh-lính mặc quân-phục màu sắc hòa-trộn với môi-trường xung-quanh khiến địch không thể nhận ra).

“Camouflage” hiểu nôm-na theo tiếng Việt là quần-áo “rằn-ri” của lính.

Trang-phục loại này không thấy quân-nhân mặc trong những cuộc chiến ngày xưa. Lúc ấy, người ta thường xử-dụng các màu sắc cùng thiết-kế ấn-tượng đậm nét cho quân-trang nhằm trấn áp kẻ thù và giúp các đơn-vị dễ phân biệt nhau.

Đầu thế kỷ 18 (XVIII) họ bắt đầu dùng những màu tối nâu và xanh lá cây cho quân-phục. Năm 1857, người Anh ở Ấn-Độ buộc phải nhuộm các áo bó màu đỏ sang màu bùn gọi là khaki. Những bộ đồng phục màu trắng vùng nhiệt-đới được nhúng vào chè để nhuộm. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, nhưng màu sắc đó đã trở thành chuẩn-mực cho quân-đội phục-vụ ở Ấn-Độ từ những năm 1880. Cho đến chiến-tranh Boer lần thứ hai năm 1902, màu nâu xám mới trở thành chiến-phục cho toàn quân-đội Anh. Sau đó các nước khác như Hoa-Kỳ, Nga, Ý dùng màu khaki giống như vậy và những màu sắc quân-phục khác cho phù hợp với môi trường nước họ.

Khi bàn về đồng-phục chiến-đấu của người Mỹ Trong chiến-tranh Việt-Nam; tài-liệu “The History of The American Military Uniform” (Lịch-Sử của Quân-Phục Hoa-Kỳ) đã ghi nhận rằng: chiến-tranh Việt-Nam, còn được gọi là chiến-Tranh Đông-Dương lần thứ hai, là một cuộc xung-đột quân-sự đã xảy ra ở Việt-Nam, Lào và Campuchia từ ngày 26 tháng 9, năm 1959 đến 30 tháng 4, 1975. Giữa Cộng-Sản miền Bắc Việt-Nam (dưới sự hỗ-trợ của các nước thuộc khối Cộng-Sản do Nga và Trung-Cộng dẫn đầu) và chính-phủ Nam Việt-Nam; được đồng-minh Hoa-Kỳ và các quốc-gia chống Cộng khác giúp đỡ.

Sau thế-chiến thứ II, quân-phục Mỹ đã có rất nhiều thay đổi khi họ vào tham-trận Việt-Nam; để chống với sức nóng thiêu-đốt vùng nhiệt-đới nên các loại vải hàng dệt may được dùng phải thoáng mát và màu sắc nhằm đánh lừa thị giác đối-phương; giống lá cây rừng xanh đậm, màu đất hoặc da cọp vằn…

Những màu nhạt cho quân-phục Mỹ sau này với công-dụng ngụy-trang cho địch khó nhận ra vì giống với nền cát vàng trên sa-mạc như ở mặt trận Trung-Đông, Afghanistan, Iraq …

Tác-giả Trần-Hội và Trần Đỗ-Cẩm trên Nguyệt San Đoàn Kết (Austin, TX) số 40, tháng 6 năm 1993 ghi-nhận rằng:

“Quân Lực VNCH được phân chia làm 3 quân chủng: Hải-Quân, Không-Quân và Lục-Quân, thường được gọi tắt là Hải, Lục, Không Quân. Cũng như đa số các quân-đội trên thế-giới, Lục- Quân bao giờ cũng phải đảm-đương phần lớn trách-nhiệm trong các cuộc chiến, nên quân-chủng này quan trọng nhất và có đông quân nhất.

Theo định-nghĩa khái-quát, Lục-Quân gồm các quân-nhân đánh giặc "trên mặt đất". Không- Quân dùng phi-cơ để bay trên trời và Hải-Quân xử-dụng các chiến-hạm, chiến đĩnh trên sông ngòi hay biển cả.” (Ngưng trích)


Một tài-liệu trên “rvnhs.com” (Republic of Vietnam Historical Society) viết về lịch-sử của quân-phục quân-lực Việt-Nam-Cộng-Hòa như sau:

Đó là những bộ quần-áo được cung-cấp cho nam và nữ quân-nhân trong các lực-lượng vũ-trang miền Nam nước ta. Thời kỳ đầu những trang-phục này gần giống như lính của cựu Hoàng Bảo-Đại, bao gồm một số bộ dư của Mỹ và Anh trong thế-chiến thứ II. Đến cuối đời Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm, quân-phục Việt-Nam-Cộng-Hòa phát-triển đẹp hơn, phần lớn được sản-xuất tại Việt Nam - đồng thời rất khác biệt với các mặt hàng của Mỹ. Vì những bộ quần áo của lính miền Nam Việt-Nam đạt tiêu-chuẩn cao và mang nét độc đáo riêng nên sau này được dùng làm căn-bản về quân-phục của các lực-lượng vũ-trang trên toàn thế-giới.

Link: http://rvnhs.com/museum/uniforms.html

Ngày xưa còn bé, không biết và cũng chưa bao giờ tìm hiểu về lịch-sử quân-phục Việt-Nam-Cộng-Hòa nhưng chúng tôi đã yêu vô cùng màu áo trận của các anh. Không như những quần áo phùng-phình xấu-xí của Bộ-Đội sau ngày 30 tháng Tư, 1975 nhan-nhản ngoài đường phố; ngược lại quân-phục Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa rất nề-nếp, trang-trọng, phong-độ và oai-hùng.
vinh_danh_quan_luc_vnch_resized
Hình ảnh nghệ sĩ vinh danh quân lực VNCH.
“19 tháng 6” lại trở về, đánh dấu ngày quân-đội Việt-Nam-Cộng-Hòa đứng lên làm lịch-sử. Gia-đình “Chân-Quê” xin gửi lời trân-trọng tri-ân đến các cựu quân-nhân Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa; những anh-hùng quốc-gia dân-tộc đã một đời trai trẻ xông-pha trận mạc. Có người đã hy-sinh mạng sống hoặc để lại một phần thân-thể trên quê-hương. Tất-cả chỉ nhằm bảo vệ cho sự an-bình của người dân miền Nam Việt-Nam chúng tôi.

Các ca-nhạc-sĩ: Phương-Hồng-Quế, Phượng-Linh, Thanh-Hằng, Thùy-Liêm, Lan-Anh, Bác-Sĩ Đệ (cựu sĩ-quan ngành Quân-Y Nha-Kỹ-Thuật), Trung-Chánh (cựu Quân-Cảnh), Quốc-Hùng (Black Caps & cựu Lục-Quân), nhạc-sĩ kỳ-cựu Châu-Hiệp, Thái-Nguyên và Diamond Bích-Ngọc xin đàn và hát tặng các anh cựu quân-nhân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa một sáng-tác tuyệt-vời của nhạc-sĩ Y-Vân, nguyên bản như sau:

“Anh về Thủ Đô chúng tôi chờ mong
Với vạn niềm tin với muôn tình thương
Điểm tô phố phường người trai áo xanh
Phố hoa pha màu lá rừng
.
Anh về Thủ Đô ấm êm lòng tôi
Đứng lại gần nhau nói câu chuyện vui
Chuyện hai chúng minh gặp nhau chốn đây
Lúc quân dân cùng nắm tay
.
Ôi nầy anh !
Áo xanh chiến trường bạc mầu
Mến anh mến từ thuở nào
Người trai tranh đấu
Ôi nầy anh !
Đã mang đến tình mặn mà
Đón anh những lời thật thà
Lòng dân mong chờ
.
Anh về Thủ Đô biết bao là vui
Đã để lại đây mến thương đầy vơi
Người dân nước Việt ghi ơn các anh
Đã hy sinh vì giống nòi
.
Anh về Thủ Đô nước Nam tự do
Chút quà mừng anh chiến binh đường xa
Là muôn tấm lòng yêu thương đón anh
Đón anh trai hùng bước qua!”


Diamond Bích-Ngọc viết cho lễ kỷ-niệm Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa, 2013.
(California 12 giờ 30 phút khuya ngày 14 tháng 6, 2013).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.