Hôm nay,  

Chế Độ Dân Chủ Mỹ Biến Thái?

11/06/201300:00:00(Xem: 9048)
...dân Mỹ nói chung, sẽ thấy lo ngại viễn ảnh một Nhà Nước vú em, “công an trị”...

Chính quyền Obama đang phải trực diện một lúc ba vụ xì-căng-đan. Vụ nào cũng không nhỏ mà lại có triển vọng ngày một lớn thêm, như lỗ thủng trên tàu, bị áp lực của nước, ngày một xé to ra, cho tới lúc... cả cái tàu bị ngập nước và chìm.

Cuộc điều tra, sau mấy tuần liền, vẫn chỉ là mới bắt đầu. Và dĩ nhiên chẳng ai biết sẽ đi về đâu, sẽ làm đắm cái tàu hay sẽ là bong bóng xì hơi, rồi vào lãng quên. Chuyện to đang bị chính quyền ép thành bé, hay chuyện bé đang bị đối lập xé ra to? Cho đến phút này, chỉ có trời biết. Thời gian sẽ trả lời.

Nhưng có một chuyện rõ ràng hơn ban ngày. Nhà báo kỳ cựu Bob Woodward, người đã khui ra vụ Watergate khiến TT Nixon mất job, đã nói rõ nhất: không một người nào trong chính quyền Obama đã nói hết sự thật (“no one in the Obama administration has come clean”). Tất cả mọi người, từ TT Obama xuống đến các viên chức thấp nhất bị dính dáng đều … nói dối quanh, nay thế này mai thế khác.

Trong vụ khủng bố tấn công Benghazi, Tòa Bạch Ốc chỉa tay xuống báo cáo của CIA, CIA nói có báo cáo đầy đủ, chỉa tay qua Bộ Ngoại Giao đã sửa báo cáo. Bộ Ngoại Giao tố lại CIA chịu trách nhiệm khi ký tên ra báo cáo. Chạy qua chạy lại, không ai biết ai có trách nhiệm gì trong vụ này. Cũng chẳng ai biết trong vụ giết chết đại sứ và ba nhân viên lãnh sự quán này, vai trò TT Obama là gì, có được báo cáo ngay không? Chỉ biết đêm hôm đó ông bận ăn tiệc gây quỹ tranh cử tại Las Vegas. Chuyện ông kiếm tiền để ở lại Tòa Bạch Ốc dĩ nhiên quan trọng hơn chuyện đại sứ bị khủng bố giết.

Trong cảnh mù mịt đó, chỉ có một chuyện là rõ ràng: TT Obama là một người coi trọng chuyện “ơn đền nghiã trả”. Ngay sau vụ Benghazi, bà đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice bị đẩy ra truyền hình để đổ thừa vụ tấn công lên đầu ông đạo diễn làm cuốn phim nhục mạ Tiên Tri Mohamed, mặc dù bà ta chẳng biết gì về câu chuyện. Sau đó, bị lòi ra là bà nói láo, bị truyền thông chỉ trích tàn tệ. TT Obama trả ơn Lê Lai cứu Chúa chịu đòn của bà Rice bằng cách đề cử làm Ngoại Trưởng thay thế bà Hillary. Phe Cộng Hòa chống đối mạnh khiến bà phải rút lui vì thấy ít hy vọng được Thượng Viện phê chuẩn. Bây giờ TT Obama bổ nhiệm bà Rice làm Cố Vấn An Ninh, không cần phải qua Thượng Viện phê chuẩn.

Bà Rice không có nửa ngày kinh nghiệm về an ninh, nhưng không sao. Ông Obama không có kinh nghiệm về bất cứ chuyện gì còn làm tổng thống được, huống chi đây chỉ là chức “cố vấn”.

Việc bổ nhiệm này được cựu cố vấn của TT Clinton, James Carville, gọi là “tát vào mặt” đối lập Cộng Hòa. Nhất là khi thấy Cộng Hoà đang chất vấn mạnh chuyện khủng bố tấn công Benghazi và những lời tuyên bố của bà Rice khi vụ này xẩy ra.

Người ta có cảm tưởng chức Cố Vấn An Ninh không còn mang ý nghiã thực sự lo về an ninh nữa, mà là chỗ để TT Obama đãi ngộ bạn thâm giao của ông. Bà Rice nhìn một cuộc tấn công của khủng bố mà chỉ thấy một đám dân biểu tình tự phát rồi tòa lãnh sự bị đốt, bốn nhân viên bị giết như là một tai nạn không có dự tính trước. Bây giờ bà sẽ là người lo về an ninh cho chúng ta. Đáng mừng hay đáng lo?

Rồi đến chuyện rình mò nhà báo. Tin Bộ Tư Pháp lấy danh sách điện thoại của hai chục nhà báo của thông tấn AP nổ bùng ra, chưa kịp hết khói thì bị bồi thêm vài chuyện liên quan nữa. Không phải là 20 nhà báo của AP mà tới gần 100 người. Bộ Trưởng Eric Holder ra trước quốc hội điều trần, đổ thừa lỗi lên đầu thứ trưởng và xác nhận ông tuyệt đối không vi phạm tự do báo chí.

Nói chưa xong câu thì lại lòi ra một nhà báo của Foxnews bị Bộ Tư Pháp theo dõi và kết án là thành phần phạm pháp –criminal- chỉ vì cái tội dám đi lùng tin bí mật quốc gia. Và người ký giấy xin quan tòa cho phép theo dõi anh ta chính là ông Holder, sau khi mất công mấy ngày trời đi lùng mới kiếm được một thẩm phán da đen chấp nhận ký trát cho theo dõi. Không những trắng trợn vi phạm luật tự do báo chí, mà còn phạm tội nói láo trong điều trần hữu thệ trước quốc hội.

Ông Holder trước đây từ chối cung cấp tài liệu cho quốc hội về vụ bán súng cho băng đảng ma túy (chiến dịch Fast and Furious), bị quốc hội kết tội khinh thường quốc hội. Thep luật thì trường hợp này, bộ Tư pháp phải bắt thủ phạm phạt tù. Nhưng ông Holder là bộ trưởng Tư Pháp, chẳng lẽ lại tự bắt mình. Rốt cuộc câu chuyện chìm xuồng.

Bây giờ ông Holder biện minh chuyện theo dõi nhà báo là cần thiết để ngăn chặn những thất thoát tin từ chính quyền ra mặt báo. Trong chuyện thất thoát tin này, Đô Đốc Dennis Blair, nguyên giám đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) của TT Obama, đã bàn trên truyền hình: chuyện thất thoát tin bí mật là một chính sách phổ biến trong chính quyền Obama do gương từ những viên chức cao cấp nhất, vì chính quyền này đã chuyên môn cố tình xì ra những tin nào họ muốn xì ra để tạo áp lực hay kiếm hậu thuẫn quần chúng. Bằng chứng là cựu giám đốc CIA Leon Panetta đã cung cấp dữ liệu bí mật cho một đạo diễn để làm phim Thirty Dark Zero về vụ giết Bin Laden. Nói cách khác, chính quyền Obama xì tin có lợi cho mình là quốc sách, viên chức thấp xì tin bất lợi cho chính quyền thì là tội mưu phản bị bắt bỏ tù.

Vẫn chưa hết, xin quý độc giả kiên nhẫn. Báo Anh, The Guardian vừa khui ra tin NSA và FBI bắt hãng Verizon cung cấp dữ liệu về tất cả các cuộc điện đàm qua Verizon của cả triệu khách hàng trong mấy tháng qua. Bị chất vấn, NSA xác nhận tin đó đúng, nhưng biện minh là sự theo dõi đó cần thiết vì nhu cầu chiến tranh chống khủng bố. Điều thứ nhất, theo dõi cả triệu người, chẳng lẽ ở Mỹ này có cả triệu tên khủng bố? Điều thứ nhì, TT Obama đã tuyên bố chiến tranh chống khủng bố chấm dứt rồi, không phải sao? Vậy sao còn phải theo dõi cả triệu người bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố? Một tin bên lề: tin này do một viên chức NSA xì ra cho một tờ báo lớn Mỹ, nhưng báo này giữ im lặng, nên viên chức này xì ra cho báo Anh. Không biết báo Mỹ nào, nhưng rõ ràng là báo “phe ta”, không muốn đăng tin bất lợi cho TT Obama.

Rồi Wasghinton Post lại khám phá ra NSA cũng theo dõi những người sử dụng mạng qua tin tức của chín hãng internet (Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, Skype, …). Chương trình này được khai sinh dưới thời TT Bush, bị ứng viên Obama đả kích thậm tệ. Nhưng chương trình đã lớn mạnh gấp bội, từ theo dõi vài trăm ngàn “tình nghi” dưới Bush, bây giờ đã lên tới cả trăm triệu người.

Chuyện gì đang xẩy ra? Nước Mỹ trở thành “công an trị”? NSA đã trở thành KGB?

Rồi lại đến chuyện khui thùng rác.

Trong cả hai đảng, đặc biệt là trong ban tham mưu của các chính khách ra tranh cử bất cứ chức vụ nào, đều có một bộ phận gọi là “oppo research” chuyên đi khui thùng rác, đào xâu quá khứ xa gần của người đối nghịch, xem lại từng hành động, quyết định, và lời tuyên bố, hay bất cứ gì gì khác, để moi ra những cái gì xấu xa có thể khai thác để đánh đối thủ. Như trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua. TT Obama ra tranh cử nhưng chẳng có thành tích nào đủ vẻ vang để câu cử tri, bèn theo chiến thuật đánh phủ đầu. TĐ Romney bị tấn công qua cả trăm triệu tiền quảng cáo trên truyền hình, mô tả ông như là ngáo ộp đe dọa tính mạng của người già, người nghèo, dân lao động, dân da màu, ...


Bây giờ chiến thuật đó được chính quyền Obama mang ra sử dụng không phải để tranh cử gì nữa, mà là để bôi tro lên các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa dám chống TT Obama.

DB Darrell Issa, Chủ Tịch tiểu ban đang điều tra về cơ quan thuế IRS, đã tích cực đặt vấn đề IRS với chính quyền Obama. Thay vì đưa ra những giải đáp cụ thể để giải tỏa vấn đề, phe Obama sau khi nói dối quanh cả mấy tuần nay, đưa ông David Plouffe, người hai lần chịu trách nhiệm ban vận động tranh cử (campaign manager) của TT Obama, ra truyền hình nói ông Issa là một cựu tội phạm không có tư cách để chất vấn tổng thống. Ông Plouffe lôi chuyện cách đây 40 năm, ông Issa khi đó 19 tuổi, bị cảnh sát gọi lên hỏi cung vì nghi ngờ là đồng lõa với một người anh khi đó 21 tuổi bị tố đã ăn cắp một chiếc xe. Ông Issa được bạch hóa mà không bị truy tố gì. Nhưng chỉ vậy cũng đủ để ông Plouffe hơn bốn chục năm sau lục lọi, lôi ra bôi bác ông Issa là cựu tội phạm để khoả lấp xì-căng-đan IRS.

Chính trị dưới thời TT Obama đã không có gì giống những lời tuyên bố “hoành tráng” đẹp đẽ của ứng viên của Hy Vọng, mà chỉ còn là nối dối quanh, khoả lấp, dấu diếm, theo dõi cả nước, và đấu võ trong bùn.

Nhìn vào tất cả những chuyện trên, ta hãy thử tưởng tượng những chuyện này mà xẩy ra dưới thời Bush thì phản ứng của khối truyền thông cấp tiến và khối dân cử Dân Chủ sẽ phản ứng như thế nào?

Truyền thông dòng chính, không phải là tất cả đều hồ hởi hỏi tội TT Obama đâu. Chẳng hạn CNN, tin quan trọng hàng đầu của CNN điện tử ngày 7 tháng 6 vừa qua không phải là những tin về những xì-căng-đan động trời đâu, mà là tin một anh lính biệt đội người nhái chuyển giới. Tin lớn thứ nhì là tin TT Putin ly dị vợ. Theo CNN, đó mới là những tin quan trọng, chứ còn tin chính quyền Obama lén lút theo dõi cả triệu người là ... chuyện nhỏ đừng nên thắc mắc.

Tuy nhiên, trong cả ba vụ xì-căng-đan, quan trọng nhất vẫn là vụ sở thuế IRS ngâm tôm giấy xin quy chế miễn thuế, và theo dõi các nhóm bảo thủ. Nền tảng chính trị Mỹ là chế độ tự do dân chủ, tôn trọng những người khác chính kiến. Do đó, “chơi xấu“ đối lập kiểu này, dân Mỹ không chấp nhận được. TT Nixon bị mất job chính vì lý do theo dõi sái phép đối lập qua xì-căng-đan Watergate, cho dù ông đã đạt được những thành quả vang vọng cả thế giới như bắt tay với Nga và Tầu, hoá giải phần lớn đe dọa chiến tranh nguyên tử, cũng như chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Dân Mỹ ghi nhận thành quả, nhưng vẫn cho ông về vườn sớm.

Ở đây, ta vẫn thấy tiếp tục những chuyện nói dối quanh, sở trường của chính qyền Obama. Mới đầu thì là vài viên chức ở văn phòng Cincinnati, sau đó là vài viên chức sở thuế tại trung ương IRS ở thủ đô. Rồi lòi ra là gần một trăm viên chức IRS ở Cincinnati, tức là gần hết toàn bộ văn phòng IRS ở tỉnh này, bị dính líu. Rồi bà giám đốc lo về quy chế miễn thuế ở trụ sở trung ương ở thủ đô bị lôi ra trước quốc hội, đã mau mắn nêu tu chính án thứ 5 để khỏi trả lời câu hỏi của các dân biểu. Tu chính án thứ 5 (Fifth Amendment) là tu chính án Hiến Pháp cho phép công dân Mỹ không trả lời những câu hỏi của chính quyền, cảnh sát, hay cả quốc hội, nếu họ sợ những câu hỏi đó sẽ bị sử dụng để buộc tội họ. Đây là tu chính án luôn luôn được những tên tội phạm kiểu như Al Capone của mafia viện dẫn vì quá nhiều tội, không dám khai ra. Nếu IRS không làm tội gì thì sao lại phải viện dẫn tu chính án này?

Câu chuyện đến đây tưởng là hết, nhưng vẫn chưa hết. Lòi ra chuyện giám đốc IRS trong bốn năm của TT Obama đã vào Tòa Bạch Ốc 157 lần, gần như mỗi tuần một lần điều chi trong bốn năm. Đứng hàng thứ nhì, chỉ sau bà chuyên viên gây quỹ vận động tranh cử cho TT Obama. Hơn gấp hai hay ba lần tất cả nhân viên nội các, kể cả bà Hillary, bộ trưởng Tài Chánh Geithner, bộ trưởng Quốc Phòng Gates. Trong hai năm dưới thời TT Bush, cũng ông giám đốc IRS này đã vào gặp TT Bush ... đúng một lần. Câu hỏi đặt ra là sao vào Tòa Bạch Ốc nhiều thế? Để bàn chuyện gì? TT Obama tuyên bố IRS là một cơ quan độc lập, không theo lệnh của Tòa Bạch Ốc. Vậy thì giải thích như thế nào việc ông giám đốc IRS vào Tòa Bạch Ốc gần như mỗi tuần trong hơn bốn năm trời ròng rã? Vào uống bia với tổng thống?

Tòa Bạch Ốc giải thích lòng vòng, ông giám đốc này vào Toà Bạch Ốc thảo luận về tác dụng của Obamacare. Nếu nói về Obamacre thì sao không bàn với bà bộ trưởng Y Tế Sebelius? Nghe không ổn, Tòa Bạch Ốc lại nói ông IRS vào để bàn về tác dụng tài chính của stimulus, kích cầu kinh tế. Nói về tài chính sao không nói chuyện với bộ trưởng Tài Chính Geithner? Nghe vẫn chưa ổn, Tòa Bạch Ốc lại nói con số 157 là con số những cuộc hẹn, có rất nhiều cuộc hẹn ông IRS này đã không đến nên thực sự con số lần ông IRS vào Toà Bạch Ốc rất ít. Lại một chuyện nói láo vớ vẩn. Ông công chức cao cấp nào dám thất hẹn với tổng thống cả trăm lần?

Tóm lại, vẫn chỉ là nói dối quanh. Dối đầu lòi đuôi. Vậy sự thực, trong cái chuyện IRS này, TT Obama có vai trò như thế nào?

Theo thăm dò dư luận của đại học Quinnipiac, 20% dân Mỹ cho đây là mấy ông công chức nhỏ làm bậy, 26% cho là đây là hành động của IRS trung ương ở Hoa Thịnh Đốn, và 40% tin là do chỉ thị của Tòa Bạch Ốc.

Cho đến nay, hàng ngàn câu hỏi vẫn còn lơ lửng không có câu trả lời vì như ký giả Woodward đã nói, không ai chịu nói hết sự thật cả.

Nhưng hậu quả của mấy cái xì-căng-đan đã bắt đầu lấp ló. Hậu thuẫn của TT Obama bị tổn thương nặng khi tỷ lệ những người tin ông là thành thật hay lương thiện (honest) rớt từ 68% xuống 49%, gần hai chục điểm. Vẫn theo Quinnipiac, số người ủng hộ trước đây lớn hơn số người chống là ba điểm (48%-45%), bây giờ đảo ngược, số người ủng hộ ít hơn số người chống tới bốn điểm (45%-49%).

Báo phe ta New York Times đã phải phán TT Obama đã mất hết mọi tín nhiệm (President Obama has now lost all credibility).

Nhưng nhìn cho kỹ, nạn nhân lớn nhất của cả ba vụ, nhất là hai vụ IRS và theo dõi truyền thông, chính là tư tưởng và các chính sách cấp tiến nói chung.

Những xì-căng-đan này không ít thì nhiều sẽ làm tê liệt chính quyền Obama ít ra là vài tháng nữa nếu không muốn nói tới hết nhiệm kỳ của TT Obama. Các chương trình cấp tiến ông muốn thực hành sẽ ít hy vọng được thông qua. Chẳng những vì phe đối lập Cộng Hòa sẽ bị kích thích để chống đối mạnh hơn, mà ngay cả dân Mỹ nói chung, sẽ cảm thấy lo ngại viễn ảnh một Nhà Nước vú em, “công an trị”, muốn kiểm soát và can thiệp vào đủ mọi chuyện nhưng lại chứng tỏ làm việc hết sức luộm thuộm, không bất tài chẳng làm nên trò trống gì thì cũng là ăn vụng không biết chùi mép. Chủ trương Nhà Nước vú em của TT Obama và khối cấp tiến sẽ bị dân chúng xét lại rất kỹ. (9-6-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
12/06/201300:52:27
Khách
đồng ý với ông Vủ Linh. Chính phủ Mỹ từ từ giống Việt Nam cộng sản thật đó. Hở một chút là phản động. Nguy hiểm thật. Cám ơn bài báo sự thật đau lòng này.
11/06/201312:43:18
Khách
Mo6t5 bai2 bao1 ra6t1 hay .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.