Hôm nay,  

Bài số 2 – Loạt bài Du lịch tại Hoa Kỳ: Trận Bighorn June, 1876

08/06/201300:00:00(Xem: 7115)
Giao Chỉ, San Jose 
Thăm chiến trường xưa.

Xa lộ liên bang số 90 chạy hướng Đông Tây tại nơi giáp ranh 2 tiểu bang Montana và Wyoming sẽ gặp ngã ba liên tỉnh lộ 212. Đây là vùng được mang danh Little Bighorn Valley. Cả vùng sông nước Bighorn phía Bắc xa lộ 90 cách đây 137 năm là chiến trường của trận lịch sử quân da đỏ tiêu diệt toàn thể trung đoàn kỵ binh số 7 của Hoa Kỳ. Đoàn du khách Á Châu chúng tôi từ chuyến xe Bus đổ xuống bãi đậu ngay giữa chiến trường. Hơn 50 khách du lịch trang bị 30 máy hình và máy quay phim ồn ào bấm nút. Khu chính giữa là viện Bảo Tàng. Phía cánh phải là nghĩa trang quốc gia cấp tiểu khu. Hướng lên đồi cao là đài kỷ niệm của chiến sĩ Hoa Kỳ, ngay bên cạnh là khu tử chiến cuối cùng của trung đoàn kỵ binh số 7. Từ ngọn đồi này nhìn xuống bên trái là khu tưởng niệm của các dũng sỉ da đỏ. Tại đây cỏ tranh mọc cao và có bảng chỉ dẫn coi chừng rắn độc. Chính nơi đây là trận Bighorn đã xẩy ra. Trận đánh ghi dấu chiến thắng hào hùng của dân da đỏ. Sau trận này, phe da đỏ bị tiêu diệt dần và phải rút vào các khu tập trung. Hình ảnh các chiến binh da đỏ sau đó chỉ còn trên màn ảnh Hoa Kỳ. Trước khi kể chuyện hôm nay xin nhắc lại chuyện cũ.

Năm 1976 đoàn di dân tỵ nạn Việt Nam theo tiếng gọi của tình quê đã kéo nhau đi từ miền Đông qua miền Tây. Từ thủ đô DC về Cali. Lúc đó lòng người chưa ổn định, đi ngang nước Mỹ rất vội vàng. Tiện đâu thì ghé lại bên đường. Chưa bao giờ nghĩ đến việc du lịch . Vì vậy chúng tôi dễ dàng bỏ qua vùng Bighorn.

Bây giờ có dịp trở lại trung tâm Bắc Mỹ, tìm hiểu nước Hoa Kỳ, đã ghi nhận lịch sử Tây tiến với rất nhiều xúc động.

Đầu tiên xin tóm lược như sau.

Khi người Âu Châu theo con tàu May Flower đến Mỹ, gặp thổ dân trên bờ biển Đại Tây Dương đã chung sống rất thân thiện. Hai bên cùng nhau thù tạc trong cái năm có Lễ tạ ơn lần đầu tiên. Nhưng sau đó cuộc sống đã không thuận lợi. Dành dân chiếm đất vẫn là nguyên do của chiến tranh. Dân da đỏ sống trong các lều du mục. Các bộ lạc trồng tỉa theo mùa, nuôi gia súc trên các đồng cỏ thiên nhiên. Dân da trắng chiếm đất cắm dùi. Xây cất các nông trại và các thị xã. Nấu rượu bán cho da đỏ và bán cả súng đạn. Các bộ lạc da đỏ bắt đầu khoanh vùng giữ đất chặn con đường Tây tiến. Cuộc chiến giữa 2 phe diễn ra trong nhiều thập niên. Đồng thời cũng đã có nhiều thỏa hiệp giữa 2 bên được ky kết tùy từng giai đoạn. Trước năm 1870 một thỏa hiệp đã được chính quyền Hoa Kỳ ký kết với các bộ lạc Lakota và Cheyenne. Cam kết rằng từ nay khu thung lũng Bighorn này thuộc da đỏ. Lấy thiên nhiên làm chứng. Khi nào suối không chảy, mưa không rơi, lá không rụng thì mới giải lời cam kết. Nhưng vài năm sau, tin tức Bighorn có vàng, lập tức dân giang hồ Hoa Kỳ tràn vào Bighorn đào vàng. Trận chiến giữa dân tìm vàng và dân da đỏ bùng nổ. Chính phủ Hoa Kỳ theo chủ trương do dân, vì dân và cho dân Mỹ bèn xé hiệp ước, ra lệnh cho da đỏ phải di chuyển về vùng tập trung. Mặc cho lá rừng vẫn rơi với nước mắt da đỏ. Suối vẫn chảy nhưng lời cam kết thì để trôi theo nước. Hàng ngàn dân da đỏ gồm gia đình, ông già bà già, đàn bà trẻ con phải bỏ Bighorn ra đi. Lịch sử di dân ghi lại đây là những chuyến đi đầy nước mắt. Hàng ngàn dân da đỏ đã chết trên đường về các khu tập trung.
giao_chi_3_resized
Hình ảnh trên tuyến đường du lịch.
Nhưng tại vùng thung lũng Bighorn đã có các chiến binh da đỏ của các bộ lạc Lakota và Cheyenne tình nguyện ở lại giữ đất. Lãnh đạo quân liên hiệp các bộ lạc da đỏ là dũng sĩ Sitting tù trưởng Lakota, với tay súng anh hùng có tước hiệu là ngựa điên Crazy Horse chỉ huy tác chiến..

Trận quyết liệt sinh tử. Lúc đó là tháng 6 năm 1876 các bộ lạc da đỏ quyết định ở lại Bighorn với 7000 dân Lakota, Cheyenne, Sioux và Arapaho cùng với 2000 chiến binh.

Quân chính phủ có trung đoàn kỵ binh số 7 do trung tá George Amstrong Custer chỉ huy. Đây là đơn vị tiền phương của chiến dịch tập trung và di dân da đỏ. Ông Custer vốn là anh hùng của kỵ binh Hoa Kỳ, có nhiều chiến công và nhiều huy chương trong quân lực. Ngay khi được tin da đỏ tập trung tại trung tâm Bighorn, ông Custer ước tính nhầm về khả năng địch nên đã vội mở cuộc tấn công mà không chờ đợi đại quân của liên bang ở phía sau. Với trung đoàn 7 gồm 600 kỵ binh ông chia công tác cho 3 tiểu đoàn. Đích thân Custer chỉ huy 5 đại đội tiến thẳng vào mục tiêu. Đơn vị xung phong của ông lọt vào giữa mặt trận trong khi các tiểu đoàn bị chận đánh bên ngoài bởi quân số đông đảo của chiến binh da đỏ. Giữa một ngọn đồi thấp tại Bighorn bộ chỉ huy trung đoàn và các đại đội xung kích bị vây hãm bởi hàng ngàn tay súng da đỏ. Dũng sĩ của ba bộ lạc hò hét cưỡi ngựa chung quanh phòng tuyến của trung đoàn 7 giữa bãi trống. Kỵ binh của Custer phải bắn cho ngựa của mình ngã quỵ xuống để làm điểm tựa mà tác chiến. Không một chiến binh nào của đại đội chỉ huy và các đại đội tác chiến của trung đoàn 7 còn sống. Tất cả đều hy sinh tại chỗ với trung tá Custer. Một chiến binh da đỏ sau này đã kể lại: Da đỏ vừa cưỡi ngựa vòng quanh thật nhanh và bắn. Trong vòng vây lính Hoa Kỳ tử chiến giữa một khu vực đầy khói lửa. Kẻ đứng người ngồi. Những người chết nằm xuống. Những người bị thương vẫn còn bắn. Ngựa hý vang trời rồi người và ngựa cũng bị đạn gục xuống. Trung đoàn kỵ binh số 7 bị giết riêng tại ngọn đồi Bighorn là 5 đại đội.


Phía da đỏ bị chết lối 100 người nhưng xác đã đem đi hết. Khi đại quân của liên bang Hoa Kỳ kéo đến chiến trường thì chỉ thấy còn toàn xác lính Mỹ. Chuyện xảy ra vào tháng 6-1876.
giao_chi_2_resized
Hình ảnh trên tuyến đường du lịch.
Sau cuộc chiến, những tháng Sáu….

Trận thảm bại của kỵ binh Hoa Kỳ xẩy ra tháng 6-1876. Ngay sau đó người Mỹ tìm thấy duy nhất 1 con ngựa của trung đoàn 7 còn sống. Bộ chỉ huy đem con ngựa nuôi tại Fort Lincoln. Chiến mã có tên là Comando sống thêm được 15 năm nhưng không kể được về những cái chết oai hùng của các kỵ sĩ. 50 năm sau, cũng vào tháng 6-1926 ngay tại Bighorn một ngôi mộ chiến sĩ vô danh được dựng lên để tưởng niệm cho các chiến sĩ 2 phía. Hai bên tượng đài là tượng bán thân của chiến binh Hoa Kỳ và da đỏ. Đại diện 2 phe thù địch ngày xưa bắt tay nhau với sự chứng kiến của 50 ngàn dân Montana trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm trận Bighorn. Trong dịp này dũng sĩ da đỏ Crazy Horse được xưng tụng là người da đỏ anh hùng tiêu biểu của tiền nhân da đỏ trong cuộc chiến đấu bảo vệ truyền thống văn minh của nền văn hóa bộ lạc. Tháng 6 năm 1948 một điêu khắc gia Hoa Kỳ gốc Ba Lan tưởng như cũng mang dòng máu điên của con ngựa chứng ngày xưa đã khởi sự công trình đục núi để khắc tượng Crazy Horse trên núi đá South Dakota. Phải chờ đến 50 năm sau, vào ngày 3 tháng 6 năm 1998 công trình mới hoàn tất được khuôn mặt của Crazy Horse. Lễ khánh thành với 7000 người tham dự có con cháu của các chiến binh da đỏ hiện diện. Phần còn lại của công trình kiệt tác này dự trù còn phải thêm vài thập niên nữa. Điêu khắc gia tác giả đã qua đời cùng người con trưởng. Mộ phần cha con chôn ở chân núi. Chương trình điêu khắc vĩ đại nhất thế giới hiện đã bàn giao lại cho thế hệ thứ hai và bắt đầu có thế hệ thứ ba nối tiếp. Đây sẽ là đề tài của bài tiếp theo.

Riêng bài viết lần này về trận Bighorn mục đích đề cao tinh thần mã thượng của Hoa Kỳ đã xây dựng khu Bảo tàng ghi thành tích chiến thắng huy hoàng của người da đỏ và đồng thời gương hy sinh của trung đoàn 7 kỵ binh Hoa Kỳ.

Sau này tại Việt Nam trận chiến Quảng Trị, trận chiến Bình Long cần học được bài học quân tử của Bảo tàng Viện Montana và tượng đài South Dakota. Để đem lại cho thế hệ tương lai các bài học lịch sử đến từ cả 2 phía. Đứng giữa ngọn đồi Bighorn, chúng tôi nhìn xuống phía dưới. Khu vực có hàng rào chôn mộ bia của kỵ binh trung đoàn 7. Đây là ngọn đồi tử chiến sau cùng. The Last Stand Hill. Phía bên kia là đài tưởng niệm da đỏ quây vòng tròn tượng hình của chiến thuật bao vây cổ điển.
giao_chi_1_resized
Hình ảnh trên tuyến đường du lịch.
Mỗi bên đều có bia đá ghi rõ. Đây là nơi chiến binh Hoa Kỳ ngã xuống. Đây là nơi dũng sĩ da đỏ hy sinh." Hồn tử sĩ gió ù ù thổi". Ngọn gió nào cho bên đây, ngọn gió nào cho bên kia.

Và một ngày nào đó ngọn gió Cao Miên thổi qua chiến trường An Lộc. Ai đã chết cho bên này và ai đã chết cho bên kia ở con đường số 13 oan trái.

Một tấc đường, một giải khăn tang. Ai đem máu đỏ nhuộm cờ vàng. Rồi ra đến miền Trung. Gió Lào thổi trên sông Quảng Trị. Đưa những thuyền giấy hoa đèn mang theo các linh hồn tử sĩ trôi ra biển Đông. Linh hồn nào của lính Bắc và linh hồn nào của lính Nam. Nếu người Việt trong nước chưa học được bài học đối xử với tử sĩ phe thù nghịch. Người Việt ở hải ngoại đã học được những gì qua cuộc chiến Nam Bắc Hoa Kỳ và cuộc chiến trên đường Tây tiến của kỵ binh Mỹ tử chiến cùng dân da đỏ.

Bao giờ tượng đài của tướng quân Nguyễn Khoa Nam được khắc trên núi Thất Sơn. Và nơi ông tự sát phải trở thành bảo tàng viện. Sáng ngày 1 tháng 5-1975 với ba hồi chuông thỉnh Phật và một phát súng vào đầu. Hình ảnh này sẽ lưu trữ trong ngôi nhà ông đã sống giờ phút cuối cùng tại Cần Thơ. Đó chính là ý nghĩa tôi tìm thấy trong chuyến đi vào lòng lịch sử Hoa Kỳ. (Bài số 3 tiếp theo: Ba thế hệ tạc tượng Crazy Horse. Khắc cho giấc mơ – Carving a Dream).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
Nhà giàu, học giỏi, mà thành khủng bố tự sát" Sao không ứng cử tổng thống" Vụ khủng bố hụt tại London và phi trường Glasgow
“Độc tài, độc đảng là bà đẻ của tham nhũng vì hệ thống cai trị dựa trên sự bao che và tuỳ tiện để bảo vệ đặc lợi cho đảng cầm quyền.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.