Hôm nay,  

Nhơn Đọc Bài Tháng Tư 2013 Để Nhớ Tháng Tư 1975

25/05/201300:00:00(Xem: 5323)
Cỏ May được đọc qua bài viết này do một ông bạn cao niên từ Montréal, Canada, nơi ông cư ngụ, gởi cho. Ông vốn là một nhà khoa học, trước 75, giảng dạy Thổ nhưỡng tại Đại Học Khoa học Sài gòn, và còn làm chuyên viên nông nghiệp cho Liên Hiệp Quốc cho tới ngày hưu trí ở luôn tại Montréal. Bài này, không thấy tên tác giả nhưng tác giả là một Thầy thuốc. Và không phải là ông bạn của mình.

Mình gọi "Thấy thuốc" (Médecin). Gọi theo chữ nghĩa là " Y sĩ ". Như tác giả viết. Cách gọi này là đúng nhưng người đời thường gọi, mà ai cũng hiểu, đó là "Bác sĩ" (Docteur). Có lần trong câu chuyện, Cỏ May gọi "Thầy thuốc", bị đính chánh vì để tránh bị hiểu lầm với "Đông y sĩ " hay thầy cạo gió như đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hà nội. Mà ở Huê kỳ có "Bác sĩ Đông y" kia mà.

Đúng là "Sự thật ở bên này dảy Pyrénées không còn là sự thật ở bên kia dãy Pyrénées nữa". Ở Pháp, chỉ có Tiến sĩ Y khoa mới được gọi là "Bác sĩ" như Bác sĩ Vidoux, Bác sĩ Titout,... (Docteur Vidoux, Docteur Titout,...). Nếu Bác sĩ Vidoux là Bác sĩ về ngành Thú y cũng được. Cũng cùng là Docteur nhưng về các nghành khác như Toán, Vật lý, Văn chương,...Chương trình học dài hơn và công trình nghiên cứu mất nhiều thì giờ hơn, nhưng không ai gọi Docteur... (Tiến sĩ...) như ở Huê kỳ.

Tác giả có ý định xin đi tỵ nạn ở Úc, nhưng lại chọn định cư ở Montréal. Và sự chọn lựa này đã không làm cho tác giả hối hận vì không đi Úc.

Sài gòn, một thời để nhớ

Ngày nay, tác giả và gia đình trở thành dân Canadien, Québecois. Nhưng ông vẫn không làm sao quên bẳng được ông là người việt nam và là người sài gòn!

35 năm dài trôi qua để ông ghi nhận bước đi của thời gian, từ Tháng Tư 1975 đến tháng Tư 2013. Ông nhớ lại chuyến hải hành gian nan của 35 năm trước và ông ý thức rỏ lý do ông đã liều mạng là để tìm Tự do. Ngày nay ông Cảm ơn Canada, Cảm ơn Montréal, Cảm ơn Québec!

Đẹp quá!

Những chi tiết này đã làm cho Cỏ May nhớ lại mình cũng là kẻ vượt biển tới Mã-lai, vào ngày Tết – năm đó nhuần, ngày cuối năm là 29 rồi mùng một - lên đất liền, sau cùng chánh quyền mã-lai cho di chuyển tới ở trong một Nhà Hội của làng gần đảo Poulau Besar, nơi tác giả ở. Lúc ở đây, chúng tôi nghe ông Đại diện Cao Ủy Tỵ nạn, người Thụy điển, cho biết ở ngoài đão Poulau Bésar vừa có người việt nam tới. Ở đó có nước ngọt tốt hơn nước giếng ở đây.

Xin nhắc lại tác giả bài “Canada, Québec và Tôi – Tháng Tư 2013, để nhớ lại Tháng Tư 1975” đang định cư tại Montréal và ngày nay là dân canadien, québecois, nhưng ông vẫn không quên Sài gòn.

Không riêng ông Thầy thuốc này, nhiều người không phải sanh đẻ tại Sài gòn, hay chỉ ở Sài gòn trong một thời gian ngắn, rất ngắn, cũng vẫn nhận mình là người sài gòn. Sài gòn như có cái gì để làm cho họ trồng cây si vậy? Có người nhớ lại những kỷ niệm ở Sài gòn xưa viết:

“Sài gòn một thuở là hòn Ngọc Viển đông, một Paris lắp lánh khắp cõi Châu Á. Vậy mà ngày nay, Sài gòn lại bị mang một cái tên quái gở không một người sài gòn nào muốn thừa nhận. Người ta vẫn gọi là Sài gòn để xác nhận mình là người sài gòn mà không bị xấu hổ*. Một thành phố mải mải vẫn mang tên là Sài gòn. Sài gòn của muôn đời. Sài gòn trong trái tim của người đang sống tại đó hay đang lưu lạc khắp năm châu thế giới … Người sài gòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân sài gòn, dù chỉ ở một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sài gòn nhưng yêu Sài gòn mải mải và mang Sài gòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn của mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng tôi chính là dân sài gòn. Tóm lại Sài gòn là của tất cả mọi người suốt dãy giang san từ Bắc qua Trung tới Nam. Sài gòn như một Hiền mẫu dang rộng vòng tay ôm thương yêu quảng đại những con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa. Một người Pháp sanh ra ở Paris. Một ngày nào đó, anh tới Sài gòn và tuyên bố từ nay tôi không còn là dân Paris nữa. Tôi là dân sài gòn và ở lại đây cho tới ngày cuối cùng. Vậy là dân sài gòn gọi ngay anh Tây này là “anh Hai”, “anh Tư” và có thể thêm “anh Hai trắng” hoặc “anh Tư tóc vàng” vừa cho đậm đà, vừa để dể phân biệt khi nói chuyện với người khác về anh này.(Đêm Sài gòn Ngọc ngà dỉ vảng - Một thời để nhớ - không thấy tên tác giả)

Sài gòn là như vậy đó. Ai cũng biết. Ai cũng thương.

Bến Ninh kiều ngày đưa Ông Táo

Ông Thầy thuốc Québecois ở Sài gòn được 13 năm và ở Québec nay được 35 năm, tức từ lúc ông bỏ Sài gòn vượt biển năm 1978. Cỏ May bỏ Sài gòn đi xuống cần Thơ vào ngày đưa Ông Táo, tháng 2 năm 1978, và Chợ Cần thơ bán Chợ Tết. Người ta thường nói ngày 23, ngày 14 và ngày mùng 5 nên cử kiêng vì đó là 3 ngày xấu trong tháng. Mùng 5, 14, 23, đi sao, về vậy, không ra chuyện gì. Lúc đi chỉ nghĩ đó là lúc Chợ Tết, người đi đông đảo dễ trà trộn làm như người về quê ăn Tết. Điểm hẹn của chúng tôi là Bến Ninh kiều, ngay tượng Hồ Chí Minh. Chúng tôi lần lượt xuống ghe nhỏ đậu tại bến Ninh kiều chờ qua trưa ngày hôm sau sẽ đi dọc theo sông Hậu hướng ra cửa biển trong lúc đó tàu lớn từ bên Long Xuyên qua, hai ghe nhỏ cặp tàu lớn, người leo qua tàu lớn, bỏ ghe nhỏ lại thù lao cho người lái. Tàu lớn, hai bên hông kẻ “Công Ty Vận tải Đường thủy” do hợp đồng chở đá từ Biên hòa cung cấp cho Tỉnh Trà vinh xây bến cá.

Khúc sông gần biển, nước ròng chảy rất mau. Tàu chúng tôi đi tới ngã ba Đại Ngãi bị mắc cạn nằm ì ở đó. Cả tàu hơn trăm người đều lên ruột. Con ít tự nhiên giữ im phắng phắc. Ai cũng nghĩ chờ sáng ra hay đêm gặp tàu tuần tiểu của vc để nạp mạng trọn. Tới 5 giờ sáng, chiếc xà lang đậu phìa bên kia sông, hướng từ Bạc liêu lên, pha đèn sáng trưng và bắt đầu di chuyển. Anh thuyền trưởng của chúng tôi là dân đi biển nhà nghề nên không nhiều kinh nghiệm về đường sông. Còn ông Phạm văn Nhứt, thuyền trưởng lái tàu từ mấy tháng nay thì lên bờ rồi. Ông là người đầy kinh nghiệm vừa đường biển, vừa đường sông. Ông không muốn đi ra nước ngoài. Ông nhận lời giúp chúng tôi vượt biển vì thương chúng tôi mà thôi. Ông là ông già mà anh em làm việc trên tàu ai cũng thương, cũng kính trọng. Con người của biển cả, của sóng gió nên dể thông cảm với mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội. Khi ông rời tàu bước lên bờ, anh em, kẻ kêu bác, người kêu chú, kêu anh, đều nhìn ông và rơi nước mắt. Vì biết từ giả ông là không biết ngày nào có thể gặp lại ông. Khi tới Mã lai, anh em nhắc ông mỗi khi gặp phải chuyện rắc rối vì ông có cách giải quyết vấn đề rất giản dị mà làm mọi người đều hài lòng.


Ngày đầu tìên xuống tàu, giới thiệu với ông thủy thủ đoàn xong, ông liền hỏi:

- Ở đây có ai tên Cư không? Nếu có, tôi lên bờ ngay vì không làm việc chung được.

- Thưa không. Mà tại sao vậy, bác?

- Tôi tên Nhứt nên kỵ với tên Cư, chớ sao.

Tới đây vài người hiểu ra, cười lên. Chỉ còn anh Trung sĩ Hải quân phụ máy, gốc dân Hà nội, không hiểu nên hỏi lại. Mấy anh hiểu, bảo hãy nói ngược lại “Nhứt Cư” thì hiểu ngay. Lẩm bẩm vài giây, Trung sĩ Hải quân hiểu được, phá lên cười sặc sụa như chưa bao giờ được cười một trận thoải mái như vậy. Từ đó, anh dành hết thì giờ phục vụ sư phụ.

Quả thật, nước lớn, tàu nổi lên. Chiếc xà lang kia cũng vừa chạy ngang qua. Thợ máy cho máy chạy. Thuyền trưởng lên phòng lái cho tàu từ từ chạy ra cửa biển. Đi ngang qua đốn Đại Ngãi, trước kia là căn cứ Mỹ, lính vc đang làm lễ chào cờ sáng thứ hai. Tàu lặng lẽ lướt sóng như dân vận tải đường thủy làm ăn lương thiện theo chế độ xã hội chủ nghĩa như đã được học tập kỳ.

Thỉnh thoảng có ghe nhỏ chở vài tên vc bám theo tàu để khỏi chạy máy đuôi tôm đở hao dầu. Trên tàu có vài thanh niên gốc bắc, mặc áo màu cứt ngựa giống như bộ đội, tiến tới ghe nhỏ bảo hãy buông ra tránh rủi ro. Ghe nhỏ vội buông ra, chạy chậm lại sau tàu.

Ra tới cửa biển, anh thuyền trưởng cẩn thận tránh bãi lầy và lưới cá. Lối 10 giờ sáng, vài thanh niên trong thủy thủ đoàn, xách cái xô nhựa đi lần theo bà con vừa nằm, vừa ngồi la liệt trong hầm tàu để hỏi ai cần ói không? Dân vượt biển bắt đầu say sóng vì tàu đã ra khỏi đất liền khá xa. Tới vùng biển sâu nên tàu bắt đầu nhảy sóng.

Tới gần sáng hôm sau, Thuyền trưởng kêu chỉ giàn đèn sáng trước mặt và nói “Thằng lái tàu ngủ quên nên chạy đả đời, tàu lại quay về Côn Sơn. Thôi bà con mình sửa soạn lên bờ gặp lại đồng chí”. Ai cũng tỉnh người, hết say sóng. Thấy vậy, anh Thuyền trưởng bật cười và nói “Nói chơi, chớ tàu đã qua khỏi Côn Sơn xa rồi. Đó là đèn của giàn khoan dầu ở ngoài khơi thuộc hải phận quốc tế”.

Lúc trời trong, mây tạnh, quả thật màu xanh của trời và màu xanh của biển làm thành một màu. Nhưng khi nhìn biển trong giấy lát sẽ thấy màu xanh của biển bắt đầu đổi ra màu từ tím, tím xẩm rồi đen. Khi thấy biển màu đen là lúc người nhìn biển bắt đầu ói. Nhờ đó mới hiểu cụ thể thế nào là “biển đen ngòm” như trong văn chương thường viết.

Trẻ con mã-lai

Tàu rướn lên cạn nằm chình ình đó. Trước mặt như có một dải cây cối lúp xúp dưới những ngọn đèn điện màu đỏ cao chói vói cho phi cơ biết mà tránh. Chúng tôi thành công cuộc hải hành vì Thuyền trưởng bảo cứ nhắm hướng Mã-lai đâm tới. Singapour không cho vào nên tránh hướng đó. Mà không thành công sao được? Bây giờ có muốn đi nữa cũng không được vì tàu mắc cạn cứng ngắt không nhút nhít nổi.

Một thanh niên gốc hoa trên tàu nhảy xuống lội lên bờ. Cảnh sát chụp, hỏi đi đâu? Anh ta trả lời tiếng Tàu, bị cảnh sát mã-lai thoi cho mấy thoi. Anh trả lời tiếng Anh, cảnh sát buông ra và bảo hãy ở yên đó, sáng ra giải quyết.

Trưa hôm sau, người tàu Mả-lai mang thức ăn tới ủy lạo và hỏi thu mua vàng. Chúng tôi vội bày thức ăn ra trước mủi tàu cúng Têt. Cùng hướng về đất nước khấn vái và lạy ba lạy. Không ai có thể cầm được nước mắt.

Vẫn ở trên tàu vi đây là khu du lịch. Qua hôm sau, chánh quyền Mã-lai tới với Đại diện Hồng thập tự đưa chúng tôi vào ở trong một trường học vì học sinh đang nghỉ Tết. Lập danh sách xong, chúng tôi được thừa nhận người tỵ nạn chánh trị.

Vài ngày sau, chúng tôi được đưa về một nhà hội, bên kia sông là thành phố Mersing. Nơi đây không có rào, nhưng chúng tôi không được đi ra khỏi quá 20m. Nggười canh giử chúng tôi là một thanh niên mã-lai với khẩu súng săn 2 nòng có đạn.

Đêm chúng tôi thường nghe tiếng súng. Một hôm, thanh niên mã-lai này kêu đám thanh niên trong trại báo tin hắn ta đã bắn đươc con chó thường lui tới trại. Mấy thanh niên của chúng tôi xin con chó để làm tiệc cầy. OK. Thế là anh em đem “cờ tây” ra hạ. Không ai biết mổ, bèn cầu cứu bác sĩ Ph. gốc Hà nội (Gia đình định cư ở Lausanne, Thụy sĩ. Trong nhóm chứng tôi có 3 bác sĩ, 2 dược sĩ, 2 y tá, giáo chức, luật sư không ích lợi trong lúc này). Quả thật đúng là tay nhà nghề vì ông là bác sĩ giải phẩu của Chợ rẩy.

Sáng hôm sau, thanh niên Mã-lai trở lại tìm con chó để đem đi chôn. Anh em chỉ con chó đã làm thịt, khỏi đem chôn. Cậu Mã-lai nhìn khối thịt chó bèn ngã xỉu. Lúc tỉnh dậy, mấy thanh niên Việt nam nhắc lại hôm qua anh đã đồng ý cho chúng tôi kia mà. Anh ta lắc đầu vội chạy đi. Giờ sau, anh ta trở lại với ông Quận trưởng. Mọi người mới biết sự thật. Anh này không hiểu tiếng Anh ngoài chữ tomorrow nên nghe anh em xin con chó để ngày mai làm thịt, là OK vì nghe có tomorrow.

Vui vẻ cả làng. Nhưng chúng tôi bị phạt phải lau rửa thật sạch nhà hội, rửa cả ngoài sân và chung quanh miệng giếng.

Chúng tôi nói với ông Quận là chúng tôi tuân lệnh cấm, không ăn thịt heo ở đây. Ô Quận ôm đầu kêu trời “Con chó cũng như con heo vậy, các ông, các bà ơi!”. Chúng tôi đề nghị ông lập danh sách những con gì không được phép ăn để chúng tôi tránh.

Sáng hôm sau, gần như tất cả trẻ con học sinh của ngôi trường bên cạnh đều túa ra đứng bên hàng rào nhìn về phía chúng tôi, nói to “You eat dog death!!” cho tới giờ vào lớp. Nhiều đứa lộ ra vẻ mặt như sợ những người eat dog death vậy.

Trong nhóm chúng tôi, phần lớn đi Mỹ, Canada. Có 4 người đi Úc. Những người đi Pháp được đi sớm.

Cỏ May từ khi làm giấy tờ tỵ nạn chỉ có một nguyện vọng là xin đi Úc vì Úc nằm trong vùng khí hậu thái bình dương, gần Việt nam, sẽ ít bở ngở trong thời gian đầu tới và ngày nào đó có về Sài gòn, mình cũng đi nhanh hơn. Điều quan trọng hơn là dân Úc lè phè, mình dể hội nhập vào nền văn hóa này. Ở Mỹ con người ta làm việc quần quật, mình sợ chạy theo không kịp. Ở Âu châu, nhứt là Pháp, đời sống khó khăn.

Khi phái đoàn Úc tới, mình xin ghi tên thì mới biết ông Tây đã nhận rồi. Và chỉ còn một tuần nữa là đi. Phái đoàn Úc khuyên không nên thay đổi.

Thế là định mệnh đã an bài. Ngày nay chỉ không biết lúc nào sẽ về được Sài gòn đi một vòng thoải mái nhìn lại cảnh cũ. Người xưa, chắc không còn mấy ai?

“Hồn ở đâu bây giờ?”

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.