Hôm nay,  

Kinh Tế Năng Lượng Và Sự Chọn Lựa Đầu Tư

17/05/201300:00:00(Xem: 4923)
(Hội thảo về năng lượng tổ chức tại Maison des Sciences Economiques ,Université de Paris.)

Cuộc hội thảo về " Kinh tế năng lượng và sự chọn lựa đầu tư " đã được tổ chức tại Maison des Sciences Economiques de Paris ngày 20 tháng Tư 2013 vừa qua, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các giáo sư, bác sĩ,kỹ sư, các nhà kinh tế,công nghiệp, nghiên cứu sinh, sinhviên...... chật ních giảng đường đại học Paris ,lắng nghe thuyết trình viên kỳ cựu về năng lượng ,GS Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Cố vấn

Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Viện kinh tế ,Chính sách, Năng lượng Grenoble, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble.

GS Nguyễn Khắc Nhẫn sau khi ngỏ lời cám ơn ban tổ chức ?(1), đã trực tiếp có lời chào mừng sự có mặt của GS Michel Poloujadof ( đại học Sorbonne, ECP và ESE ) và phu nhân, cũng như ông Dương Chí Dũng, đại sứ Việt Nam tại Pháp, cùng lời nhắn nhủ ông Dũng chuyển đạt tới chính phủ Việt Nam những phân tích lợi hại về ngành kỹ nghệ năng lượng hiện nay và những đề nghị xây dựng đầy tâm huyết của GS cho đất nước.

Để hướng dẫn cử tọa hiểu thấu đáo về đề tài ,thuyết trình viên thông báo sẽ cố gắng đề cập nhiều chủ đề liên quan đến

1 - Kinh tế Năng lượng
2 - Sự lựa chọn đầu tư và
3 - Kết luận

trước khi đi tới cuộc tranh luận về "Lựa chọn chiến lược cho Việt Nam."

Vì đề tài khoa học phức tạp, trong suốt 4 tiếng thuyết trình không nghỉ giải lao, từ 15 g tới 19g15, GS Nhẫn đã chỉ đủ thời giờ trình bày ngắn gọn về

- các khái niệm cơ bản về kinh tế năng lượng
- dây chuyền và hệ thống năng lượng
- hệ số chuyển đổi (tỷ lệ điện/nhiên liệu)
- tài nguyên và dự trữ (phương pháp tính tiềm năng lý thuyết, kỹ thuật và kinh tế của thủy điện toàn cầu, của Pháp và của Việt Nam (thông qua sơ đồ Mc Kelvey- Nguyễn Khắc Nhẫn).

- Năng lượng tái tạo, năng lượng hóa thạch, năng lượng sơ cấp, năng lượng cuối và năng lượng hữu ích.

GS đã không đi sâu được vào những chủ đề như

- những nguồn năng lượng tái tạo (thí dụ năng lượng gió ở Bình Thuận)

- chiến lược năng lượng và sự tăng trưởng kinh tế

- chính sách công nghiệp

- cách tính chi phí gây ra bởi sự sụp đổ hệ thống điện

- và những sai lầm nghiêm trọng trong việc ước tính giá cả điện năng hạt nhân kW/giờ

Sự thất thóat năng lượng

Điểm quan trọng, GS nhấn mạnh, là sự thất thóat từ trung tâm phát điện đến hộ tiêu thụ cuối cùng là chiếc bóng đèn (năng lượng có hiệu lực tại bóng đèn chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ so sánh với năng lượng của nguyên liệu được xử dụng tại các nhà máy phát điện). Tổng số lãng phí năng lượng trên thế giới rất đáng kể.Ngay tại Việt Nam sự thất thóat này lên tới khoảng 30%, tương đương với năng lượng sản xuất của vài lò phản ứng hạt nhân gộp lại.

Trên bình diện vật lý, lẽ dĩ nhiên năng lượng được bảo tòan. Phương trình luôn giữ cân bằng.Nhưng điều đáng chú ý là năng lượng bị thóai hóa và chính chất lượng của nó cần được bảo tòan: phải tiết kiệm bằng cách giảm (entropie) nhiệt động lực ( giảm khuynh hướng tiêu tán năng lượnghữu ích khi một hệ vật lý chuyển trạng thái tại một nhiệt độ tuyệt đối xác định)

Vai trò của tỷ lệ chiết khấu (hệ số hiện tại hóa)

(Tỷ lệ chiết khấu tính bằng phần trăm giảm, so với giá gốc, và cho phép tính giá trị trong tương lai so sánh với giá trị hiện tại)

Những công ty Pháp ,EDF (Électricité de France ), CEA( Commissariat à l'énergie atomique et aux énergies alternatives) và AREVA dùng tỷ lệ chiết khấu là 5% (tỷ lệ chiết khấu thật là 3% cộng thêm 2% tỷ lệ lạm phát)

Cần lưu ý là một tỷ lệ chiết khấu cao làm giảm trị giá ( che mờ gần như xóa đi ) những khoản sẽ phải chi tiêu trong tương lai ,nhất là tương lai xa, và cho phép gian lận trong cách tính: nhiều người đã lợi dụng nó để xem nhẹ chi phí thực sự rất lớn của việc quản lý chất thải phóng xạ hay việc tháo gỡ nhà máy điện hạt nhân sau qúa trình sử dụng!

Sự lựa chọn đầu tư tại Việt Nam tới nay đã không dựa trên tỷ lệ chiết khấu mà dùng tiêu chỉ thời gian thu vốn. Tiêu chỉ này không phải là một sự lựa chọn tốt vì nó bỏ qua hai điểm rất quan trọng là giá trị tiền tệ và gía trị của số vốn (tính theo thời gian) Đây có phải là một trong những lý do gây ra sự thiếu chặt chẽ và hợp lý trong chương trình xây dựng ồ ạt những nhà máy thủy điện tại Việt Nam?

Tình hình điện lực Việt Nam hiện nay

GS Nhẫn đã đưa ra vài con số của năm 2010, liên quan đến tình hình điện lực Việt Nam hiện nay:

Công suất đặt tổng cộng của EVN : 20.000 MW (1megawatt (MW) = 1 000 000 W)

Sản lượng : 100 TWh ( 100 tỉ Watt giờ hay 1tỉ kWgiờ)

Cơ cấu các nguồn năng lượng trong bản tổng kết về điện:

thủy điện 38%, khí 33,5%, than 18,5%, các năng lượng khác 10%

Trong khi đó mức tiêu thụ điện năng có hệ số tăng trưởng trung bình hằng năm là 12% đến 15% ,một tốc độ không thể đáp ứng về lâu về dài.

Với PIB (Produit Intérieur Brut tổng sản phẩm quốc nội hay GDP Gross Domestic Product) trung bình là 6% từ nhiều năm nay hệ số đàn hồi của Việt Nam vượt quá 2, đây là một con số quá cao (tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng điện hàng năm của Việt Nam cao gấp 2,0 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP, điều này chứng tỏ rằng lãng phí của ta rất lớn!)

Chương trình hạt nhân của Việt Nam

Việt Nam loan báo sẽ xây một chuỗi 14 lò phản ứng phân bố trên 8 địa điểm, nằm tại 5 tỉnh ở miền Trung (1000 MW mỗi lò trong số 10 lò đầu tiên, sau đó là 1300 MW – 1500 MW)

Năm tỉnh đó là : Ninh Thuận(3 địa điểm), Quảng Ngãi(2), Phú Yên (1), Bình Định(1), Hà Tĩnh (1).


Thời điểm để đưa vào hoạt động lò phản ứng số 1 của Nga dự kiến là năm 2020 (theo diễn giả điều này chắc là không thể kịp)!

GS Nhẫn cho biết từ 10 năm nay ông đã viết tổng cộng khoảng 40 bài báo về những lợi hại của chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam, bao gồm nhiều cuộc phỏng vấn với RFI, BBC, và RFA (công bố trên nhiều trang mạng, trong đó có vietsciences (2), và hôm nay một lần nữa, ông nhắc lại ông hòan tòan phản đối chương trình này vì rất nhiều lý do:

- quá tham vọng, tốc độ xây dựng quá nhanh,

- Việt Nam trong tình trạng hiện tại không thể nào kham nổi: quá tốn kém – chi phí khủng khiếp,

- không thể đảm bảo an toàn trong ngành kỹ nghệ ĐHN , nhất là VN thiếu nguồn nhân lực chuyên môn...Ngay cả các lò phản ứng thế hệ 3 cũng không thể tránh được mọi trục trặc, hoặc trường hợp bất ngờ như bị tấn công mạng (ví dụ Iran),v.v....gây nguy hạ không lường không chỉ bây giờ mà cả cho những thế hệ tiếp nối.

Với sự hiểu biết nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm, phải nhận thấy mỗi lò phản ứng xây xong sẽ làm kẹt đất nước trong một thế kỷ ! (50 năm khai thác, 50 năm tháo gỡ, chưa kể việc xử lý chất thải phóng xạ lâu dài chưa có giải pháp ) .Nếu chẳng may xảy ra thảm họa, như Chernobyl hay Fukushima (mức 7 thang quốc tế International Nuclear Event Scale INES), liệu Việt Nam làm sao có đủ khả năng về chuyên gia và tài chính để đối phó?

Mới đây, chi phí một lần thảm họa theo các chuyên viên Pháp phỏng tính lên khoảng 430 tỉ Euros (tức 20% PIB của Pháp),so sánh với chi phí 1000 tỉ đôla ở Fukushima cho tới nay!

Không những thế, Việt Nam còn có nguy cơ bị phóng xạ cắt làm đôi trong một thời gian hầu như vô hạn định (diện tích đất miền Trung quá eo hẹp) (3)

Lựa chọn chiến lược đầu tư cho Việt Nam.

Suốt 1tiếng rưỡi, diễn giả đã trả lời rất nhiều câu hỏi của cử tọa và cuộc tranh luận được tiến hành trong bầu không khí thân mật và xây dựng.

Đại sứ Dương chí Dũng đã đưa ra thắc mắc :Tại sao Pháp đã quyết định xây dựng 19 nhà máy điện hạt nhân với 58 lò phản ứng?

Vì đã có dịp theo dỏi từ đầu đến cuối chương trình này của Pháp với tư cách cố vấn tại nha Tổng giám đốc EDF, GS Nhẫn đã có thể phân tách kỹ lưỡng những lý do đưa chính phủ Pháp tới quyết định trên:

- cơn khủng hoảng dầu hỏa đầu tiên vào năm 1973 đưa tới giá nhập khẩu dầu hỏa tăng vọt,

- tỷ lệ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch quá cao,

- và rất quan trọng là sự sẵn có nhân lực với trình độ khoa học, kĩ thuật rất cao của CEA và EDF, thêm và cơ cấu ngành công nghiệp cơ điện vững chắc của Pháp.

(Cũng nên nhớ đó là thời kỳ trước thảm họa Chernobyl)

Rất đáng tiếc vì thiếu thời gian, các chủ đề liên quan đến CO2 và biến đổi khí hậu, các lĩnh vực năng lượng và các thách thức của thế giới về năng lượng, chỉ được lướt qua nhanh.

Kết thúc buổi hội thảo, GS Nguyễn Khắc Nhẫn thiết tha đề nghị Việt Nam nên thay đổi cấp tốc chiến lược trước cuộc cách mạng năng lượng tòan cầu đang diễn ra :

hệ thống điện thông minh smart grid, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo (énergies de flux), năng lượng phân bố (énergie décentralisée), tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, khí schiste (mặc dù có sự ô nhiểm môi trường), khí hidro tự nhiên (kết hợp năng lượng tái tạo và dự trữ khí hidro)...

Với nhiều thập niên kinh nghiệm, theo ông, lựa chọn chiến lược hợp lý duy nhất cho Việt Nam, về kỹ thuật cũng như kinh tế, phải dựa trên.

- sự khai thác triệt để và có kế họach năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời sẽ chiếm 50% tại Đan Mạch vào năm 2050),

- sự khuyến khích tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và

- thay đổi thói quen của người dân trong cách sử dụng.

Góp ý của tác giả:

Năng lượng hạt nhân thời "hậu Chernobyl và hậu Fukushima"

Kinh tế và an tòan tới nay là hai mặt của vấn đề trong tranh luận về sử dụng năng lượng hạt nhân.

Nhưng 27 năm sau Chernobyl, nền y khoa thế giới đã nghiêm trọng cảnh báo về những tác hại không tránh được cho môi trường và sức khoẻ con người, cũng như sự bất lực của y khoa khi tai nạn xảy tới.Trong khi lợi điểm kinh tế cũng đã được chứng minh chỉ là một nhầm lẫn trong cách tính, đã vô tình hay cố ý bỏ quên phí tổn tháo gỡ các nhà máy sau qúa trình sử dụng ,và nhất là quản lý chất thải.

Hiện nay những quốc gia có kinh nghiệm sử dụng ĐHN đã nhìn nhận việc quản lý chất thải hạt nhân là một bài tóan không đáp số, là mối nguy hại không lường được cho ngày nay và cả những thế hệ tương lai.Nên dù chưa tìm được ngõ thóat, họ đã tối thiểu quyết định phải dứt khóat với ĐHN để hầu ngưng tiếp tục tăng lượng chất thải. Cuối cùng thì chính những quốc gia được coi là chậm tiến vì chưa có kỹ nghệ hạt nhân nghiễm nhiên trở thành những quốc gia may mắn nhất.

Nếu không thiếu trí tuệ thì không một dân tộc nào lại không biết học hỏi rút kinh nghiệm từ những điều nhầm lẫn của người đi trước. Mong rằng 90 triệu dân Việt Nam sẽ quyết liệt hành động để bảo vệ đất sống của con cháu mình.
____
(1) Ban tổ chức cuộc hội thảo gồm có cô Lê Thùy Linh, kỹ sư Trần Bằng và kỹ sư Nguyễn Duy Mạnh.

(2) http://vietsciences.free.fr/design/cht_tg-nguyenkhacnhan.htm

(3) 27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận
http://www.boxitvn.net/bai/46567

Bài học Fukushima cho Việt nam: dân tộc Việt, đừng cúi đầu chịu chết!
http://danluan.org/tin-tuc/20130310/thuc-quyen-bai-hoc-fukushima-cho-viet-nam-dan-toc-viet- dung-cui-dau-chiu-chet

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.