Hôm nay,  

Khủng Bố Tại Boston

30/04/201300:00:00(Xem: 4821)


Vũ Linh

...khóa tay nhà chức trách khi xếp hạng khủng bố vào phạm vi “an ninh trật tự”...

Ngày 15 Tháng Tư vừa qua, hàng chục ngàn người tề tựu hai bên lề đường trong thành phố Boston để xem cuộc chạy bộ đường trường, là một biến cố hàng năm rất nổi tiếng của Boston, tại tiểu bang Massachusetts. Hàng trăm người tụ tập tại điểm đích cuối để xem những người về đầu. Đúng 2:50 chiều, quả bom đầu tiên nổ tung, mười hai giây sau, quả bom thứ hai nổ theo, cách đó vài chục thước.
Kết quả, ba người chết tại chỗ, 265 người bị thương, phần lớn ở chân, trong đó có nhiều người sau đó phải cưa cả hai chân. Hai quả bom được chế biến từ hai nồi áp xuất, chứa đầy đinh, bi, và sắt vụn.
Cảnh sát kêu gọi dân chúng gửi cho họ những hình và khúc phim họ đã thu được trong toàn bộ cuộc chạy đua. Hàng chục ngàn tấm hình và đoạn phim ngắn được gửi đến. Trong mấy ngày đầu, nhà chức trách đã ngồi tra xét từng tấm hình và đoạn phim, nhìn cả chục ngàn khuôn mặt cũng như hành động của những người đang đứng xem cuộc chạy đua, nhất là những người đứng gần điểm đích. Họ đã nhận diện ra khoảng một chục người tình nghi, đeo ba-lô nặng chĩu sau lưng. Rồi họ cũng thấy có hai người đi cùng nhau, cùng đặt ba-lô xuống đất và bình thản bước đi. Một lúc sau thì hai tiếng nổ đã phát xuất từ hai chỗ để ba-lô đó.
Bốn ngày sau vụ nổ, họ đã truy ra được hai người đó. Hai người đó thấy hình mình trong danh sách tình nghi, đã tìm cách chạy trốn vào trường đại học nổi danh Massachusetts Institute of Technology, MIT, chặn một chiếc xe, đuổi người lái xe xuống và cướp xe đi. Người lái bỏ lại điện thoại di động trên xe, và đi khai báo cảnh sát. Cảnh sát gọi số điện thoại di động đó và truy ra được địa điểm của chiếc xe bị cướp.
Ngay sau đó, thì cảnh sát được tin trong khu gần trường đó đã xẩy ra một vụ bắn chết một cảnh sát. Cảnh sát Boston, phối hợp với FBI và cơ quan an ninh quốc gia, đổ xô đến nơi. Một cuộc nổ súng ào ạt kiểu Hồ-Ly-Vọng xẩy ra. Có tin lực lượng an ninh đã huy động từ 2.000 đến 4.000 cảnh sát đến khu vực, và từ 300 đến 500 viên đạn đã được bắn ra. Kết quả, một người bị bắn chết, một người nhẩy lên xe vọt chạy, cán qua người chết, trốn thoát. Nhưng ngày hôm sau, người thứ hai cũng bị một cư dân trong vùng tố nơi trú ẩn, trong một chiếc du thuyền nhỏ, đấu trong sân sau nhà. Anh này bị bao vây, không có vũ khí gì trên tay, nhưng vẫn bị cảnh sát xả súng bắn đến bị thương nặng, trong đó có một viên đạn trúng cổ khiến anh có thể câm vĩnh viễn.
Cảnh sát chính thức thông báo hai người đó là hai anh em Tamerlan (26 tuổi) và Dzhokhar (19 tuổi) Tsarnaev, thủ phạm của vụ nổ bom tại Boston. Người bị bắn chết là anh, người bị thương nặng là em. Hai anh em này là dân Hồi giáo Chechen, gốc tại Dagestan, một cộng hòa tự trị trong Liên Bang Nga, nằm phiá nam Nga, ven biển Caspian.
Dân Hồi giáo Chechnya trong những năm qua đã tuyên chiến với Liên Bang Nga và đã liên tục đụng chạm với Mạc Tư Khoa qua những vụ bắt con tin và tấn công khủng bố đẫm máu.
Cả hai anh em đã theo bố mẹ xin tỵ nạn tại Mỹ từ hơn mười năm trước, tuy bố mẹ đã trở về sống tại quê nhà. Dân Hồi giáo Chechen được Mỹ cho vào tỵ nạn để tránh đàn áp của chính quyền Mạc Tư Khoa.
Năm 2011, chính quyền Nga đã yêu cầu FBI điều tra dùm hành tung của Tamerlan vì nghi ngờ anh này có liên hệ đến các nhóm khủng bố Hồi giáo Chechnya. FBI kêu Tamerlan lên phỏng vấn, nhưng không thấy có gì đáng nghi ngờ nên thả ra. Sau đó, Nga nhờ CIA điều tra. CIA yêu cầu Trung Tâm Quốc Gia Chống Khủng Bố (National Counterterrorist Center - NCC) ghi tên Tamerlan vào danh sách khủng bố phải theo dõi, có nghiã là có thể sẽ bị theo dõi và cấm bay. Qua năm 2012, Tamerlan đi Nga sáu tháng, không ai biết đi đâu, làm gì, liên hệ với ai. FBI, CIA, NCC, chẳng ai để ý và theo dõi gì hết.
Theo tin báo chí, Tamerlan thật sự là chủ chốt, có thể đã nhồi sọ người em với những tư tưởng Hồi giáo quá khích. “Tamerlan” cũng là tên của một nhà độc tài Ả Rập lừng danh đã từng mang quân đi tung hoành tại Trung Đông trong thế kỷ thứ 14, nổi tiếng với thành tích chuyên lấy sọ quân địch bị ông giết đắp thành những kim tự tháp nhỏ để ông ngắm chơi.
Vụ tấn công của anh em Tsarnaev nêu lên nhiều câu hỏi quan trọng.
Trước hết là vấn đề điều tra và theo dõi những người bị tình nghi là khủng bố. Nga thông báo việc nghi ngờ hai anh em này là phần tử khủng bố cho FBI, CIA và NCC. Vậy mà Tamerlan vẫn bình chân như vại, đi Nga sáu tháng không ai để ý.
Chỉ có hai giả thuyết. Một là mấy ông an ninh Mỹ không giỏi gì cho lắm, bắt được mồi ngon mà lại để xổng ra quá dễ dàng vì sơ ý, không theo dõi kỹ khiến hai anh em này có thể học làm bom qua internet, hay đi Nga học làm bom, rồi mang bom đi giết người khơi khơi. Hai là giả thuyết FBI, CIA, NCC biết hết, nhưng không làm gì được vì hai anh em này chưa động thủ, do đó, trên mặt pháp lý, FBI chưa có quyền làm gì hết vì tuân theo nguyên tắc “an ninh trật tự” của TT Obama (bàn ở phần dưới đây).
Câu hỏi thứ hai được nêu lên là hai anh em này có kết nối với một tổ chức khủng bố nào không, và việc làm của họ có nằm trong một kế hoạch khủng bố quy mô hơn không.
Nhà chức trách Mỹ đã xác định họ là những tên khủng bố độc lập nội bộ, có hành động quá khích vì là tín đồ Hồi giáo cực đoan, chứ không phải là thành viên của một tổ chức khủng bố nào, hay hành động theo chỉ thị nào. Đây thực ra nằm trong chính sách của chính quyền Obama, muốn giới hạn tất cả mọi cuộc tấn công khủng bố vào phạm vi hành động cá nhân, không liên hệ gì đến các tổ chức khủng bố để tránh khỏi phải đối diện với khủng bố quốc tế, sẽ bắt buộc chính quyền Obama phải có hành động xa hơn, ra ngoài nước Mỹ, là điều tối kỵ đối với TT Obama.
Lập luận này có điểm đáng xét lại vì chính phủ Nga và CIA đã nghi ngờ họ có liên hệ với khủng bố Hồi giáo Chechnya từ mấy năm trước rồi.
Hơn nữa người em, khai báo anh em hắn học chế tạo bom qua mạng internet. Các chuyên gia về bom không tin hai anh em này có thể chế tạo bom và sử dụng một cách hữu hiệu như vậy chỉ nhờ vào internet. Chắc chắn là phải có hướng dẫn kỹ thuật kỹ lưỡng, cũng như có thực tập đầy đủ. Như vậy, vấn đề đặt ra là Tamerlan có phải đã đi Nga, đến vùng Hồi giáo quá khích Chechnya để thụ huấn một kháo học đặc biệt nào đó không?
Có người cũng đã thắc mắc hai anh em tỵ nạn này lấy tiền đâu ra để sống nếu không phải được khủng bố Chechnya nuôi. Cả hai anh em đều không đi làm, ông anh suốt ngày đi học đánh quyền anh, rồi đầu năm 2012, đi Nga tới sáu tháng, ông em thì học đại học Darmouth. Chính quyền tiểu bang Massachusetts đã xác nhận hai anh em sống một phần nhờ trợ cấp an sinh của tiểu bang. Chưa rõ tài trợ gì, vì lý do nào và bao nhiêu tiền, nhưng chắc chắn không đủ để ngồi nhà đi du lịch hay học đại học.

Câu hỏi thứ ba do chính TT Obama nêu lên: làm sao hai thanh niên trẻ, trưởng thành tại Mỹ, trong môi trường văn hoá, tôn giáo, và chính trị cởi mở của Mỹ, mà lại có thể có tư tưởng quá khích, thù hằn Mỹ đến độ trở thành khủng bố mang bom đi giết người vô tội dễ dàng và bình thản như vậy.
Chính quyền Obama đã mau mắn trả lời câu hỏi này. Một phát ngôn viên của chính quyền nhận định hai anh em này, cũng như đa số dân Hồi giáo, bất mãn với Mỹ vì Mỹ đã mang quân xâm chiếm Iraq và Afghanistan, là hai xứ Hồi giáo. Sách lược của TT Obama và khối cấp tiến từ trước đến giờ vẫn là đổ thừa TT Bush về mọi chuyện, và xiả tay vào hai cuộc chiến tại hai xứ Hồi giáo này để biện minh cho thái độ thù hằn của Hồi giáo đối với Mỹ. Cái mà khối cấp tiến đó “quên” giải thích là hai vụ đánh bom hai cao ốc World Trade Center, một lần năm 1993, và một lần vào ngày 9/11, đều thể hiện thái độ thù Mỹ, nhưng lại đã xẩy ra trước khi TT Bush đánh Iraq và Afghanistan.
Sau cuộc tấn công 9/11 tại Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, TT Bush tuyên bố nước Mỹ ở trong tình trạng chiến tranh (state of war) với quân khủng bố toàn cầu. Không kể vụ anh Richard Reid bị bắt khi thất bại không châm được ngòi nổ trong giầy của anh ta trên chuyến bay American Airlines từ Paris đi Miami, tháng Chạp năm 2001, khi các biện pháp phòng ngừa khủng bố sau 9/11 chưa được sắp xếp xong, trong suốt bẩy năm sau đó, nhờ chính sách chống khủng bố tích cực và hữu hiệu của TT Bush, nước Mỹ đã không trải qua một cuộc tấn công khủng bố nào khác.
Đầu năm 2009, tân TT Obama chấm dứt “tình trạng chiến tranh chống khủng bố”. Ông coi chuyện khủng bố như một vấn đề “an ninh trật tự công cộng” (law and order). Có một thời, các cơ quan chính quyền bị cấm không được sử dụng danh từ “khủng bố” và “Hồi giáo quá khích”. Các vụ tấn công khủng bố, không biết vì ngẫu nhiên hay vì sự thả lỏng trong chính sách chống khủng bố, bắt đầu xuất hiện lại, đặc biệt là hai vụ lớn nhất:
- Faruq Abdulmutallab dấu bom trong quần lót, dự tính đánh bom trên phi cơ khi gần tới phi trường Chicago. Nhờ sự nhanh trí và can đảm của một cô tiếp viên hàng không mà anh khủng bố tài tử này đã thất bại, không châm ngòi nổ được.
- Thiếu tá quân y Nidal Hassan xả súng bắn các đồng đội, giết chết 13 người. Anh này vừa bắn vừa hét những câu tôn vinh Allah, nhưng vụ bắn giết này được chính quyền Obama xếp vào loại “bạo động sở làm” (workplace violence), như thể đây là chuyện hai cô thư ký túm tóc đánh nhau chứ không phải đã có 13 người bị thảm sát nhân danh Allah. Nghe thật vô lý, nhưng lại rất là “phải đạo chính trị” theo mô thức vuốt ve Hồi giáo của TT Obama.
Cả hai vụ đều xẩy ra trong năm 2009 sau khi TT Obama đã nhậm chức. Trong vòng hai năm sau, cũng đã xẩy ra vài cuộc tấn công lẻ tẻ khác, trong đó nguy hiểm nhất là vụ anh Faizhal Shahzad đặt bom trong một chiếc xe đậu tại Manhattan, Nữu Ước, năm 2010, may mà bom không nổ vì anh khủng bố tài tử chế bom không đúng cách, và vụ anh Najibullah Zazi dự tính đặt bom trên đường xe điện Nữu Ước, cũng thất bại.
Khó mà khẳng định việc gia tăng hoạt động khủng bố là hậu quả trực tiếp của việc thay đổi sách lược chống khủng bố do TT Obama quyết định, nhưng dù sao thì sự trùng hợp cũng khá đặc biệt. Dưới chính sách cứng rắn của TT Bush, không hề có vụ khủng bố tấn công nào, trong khi dưới chính sách dễ dãi, lấy cảm tình Hồi Giáo của TT Obama, thì các vụ tấn công lại gia tăng liên tục, cho đến vụ tấn công mới nhất ở Boston.
Ở đây, ta cũng phải xét lại sự khác biệt giữa “tình trạng chiến tranh” và “an ninh trật tự công cộng”. Trong tình trạng chiến tranh, nhà chức trách có nhiều quyền hạn để điều tra, ngăn chặn, bắt giữ trước khi vụ tấn công xẩy ra. Sau cuộc tấn công và sau khi các can phạm bị bắt, thì nhà chức trách cũng có nhiều quyền để giam giữ và thẩm tra hơn, và có quyền coi những tên khủng bố này như các quân nhân đối nghịch (ennemy combatant), miễn áp dụng nhiều luật dân sự có mục đích bảo vệ dân quyền của công dân Mỹ.
Nếu cuộc tấn công bị coi như là vấn đề an ninh trật tự, thì quyền của nhà chức trách bị giới hạn hơn nhiều. Đại để là không được bắt giữ trước, mà chỉ có thể có hành động sau khi cuộc tấn công đã xẩy ra, dù biết là quá muộn. Và nếu bị bắt, thì họ cũng sẽ được truy tố theo luật dân sự dành cho công dân Mỹ, với đầy đủ bảo đảm về nhân quyền, về luật sư, về cách đối xử, thẩm tra, thời hạn giam giữ, … Nhất là “quyền Miranda” theo đó, cảnh sát trước khi hỏi cung, phải cho can phạm biết là họ có quyền không trả lời vì những câu trả lời có thể bị dùng để kết tội họ. Sau khi anh Dzhokhar tỉnh dậy trong nhà thương, cảnh sát đã đến hỏi cung nhưng không đọc luật Miranda cho anh ta. Một quan tòa biết được đã ngưng cuộc thẩm tra cảnh sát, gián đoạn cuộc điều tra. Vài chính khách Cộng Hòa đã chỉ trích quan tòa, nhưng thật ra, ông này đã làm đúng trách nhiệm. Trách nhiệm là ở TT Obama khi ông khóa tay nhà chức trách khi xếp hạng khủng bố vào phạm vi “an ninh trật tự”.
Trong vụ Boston này, người ta thấy Tamerlan đã bị FBI, CIA, và NCC lưu ý, nhưng bó tay, có thể không có quyền hành động gì hết vì cái anh khủng bố này chưa ra tay, chưa tấn công, chưa giết ai hết. Và dĩ nhiên, đợi đến khi vụ đánh bom Boston xẩy ra thì đã quá muộn, ba người đã chết và 265 người đã bị thương. Dưới thời TT Bush thì Tamerlan có thể đã bị bắt giữ hay trục xuất từ 2010 rồi và đã không có cuộc đánh bom tại Boston.
Vụ tấn công tại Boston này cũng đưa ra bằng chứng rõ ràng nhất là chính sách vuốt ve Hồi giáo của TT Obama, bắt đầu từ những bài diễn văn xin lỗi đủ chuyện ngay sau khi mới chấp chánh, cho đến các chương trình gọi là nới vòng tay –outreach- tới các cộng đồng Ả Rập và Hồi giáo tại Mỹ, đã chẳng có chút kết quả gì. Khủng bố Hồi giáo vẫn tiếp tục, tuy phần lớn vô hại vì tính tài tử của mấy anh khủng bố.
Cuộc tấn công tại Boston cũng đã có một hậu quả khá bất ngờ, là tạo khó khăn cho việc giải quyết vấn đề di dân bất hợp pháp. Tuy hai anh em Tsarnaev đều là dân được chấp nhận vào tỵ nạn hoàn toàn hợp lệ, nhưng việc hai anh em là Hồi giáo từ vùng quá khích đến sống ở Mỹ để rồi có cư hội nhân danh Hồi giáo quá khích mang bom đi giết dân Mỹ, đã đặt ra vấn đề có cần kiểm soát chặt chẽ hay giới hạn việc nhận di dân vào Mỹ hay không. Người anh Tamerlan vẫn còn quy chế tỵ nạn, nhưng người em Dzhokhar, đã vào quốc tịch Mỹ.
Cuộc điều tra về vụ đánh bom tại Boston chỉ mới bắt đầu, còn rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, cũng như còn rất nhiều chi tiết quan trọng chưa được công bố đầy đủ.
Nhưng ngay bây giờ, người ta đã có thể đặt câu hỏi chính sách vuốt ve Hồi Giáo và nhẹ tay với các tên khủng bố của TT Obama có làm cho nước Mỹ an toàn hơn dưới thời TT Bush hay không? (28-04-13)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.