Hôm nay,  

Giấc Mộng Obamacare

4/23/201300:00:00(View: 15929)
...Obamacare đến nay đã đẻ ra 19.842 điều lệ, tổng cộng dầy hơn 20.000 trang...

Obamacare sẽ là một vấn đề thời sự quan trọng từ giờ cho đến năm tới. Năm 2014 là năm Obamacare sẽ có hiệu lực trọn vẹn tuy những hệ quả lâu dài vẫn còn mù mờ. Đến tháng Mười năm nay, tất cả 50 tiểu bang đều phải thiết lập xong các trung tâm phối hợp (exchanges) để thiên hạ có thể tìm mua bảo hiểm y tế thích hợp nhất. Năm tới cũng là năm có bầu cử giữa mùa, bầu lại Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và hàng loạt thống đốc, dân biểu và nghị sĩ tiểu bang. Phản ứng của dân Mỹ đối với Obamacare sẽ được thể hiện qua lá phiếu.

Chính quyền Obama ý thức được từ đầu sự thiếu hậu thuẫn của Obamacare nên đã cố tình kéo dài thời gian hiệu lực trọn vẹn qua khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.

Cuộc bầu tổng thống có ảnh hưởng quyết định trong một vài điều luật. Chẳng hạn như điều cho phép các con được bảo hiểm cùng với cha mẹ cho đến 26 tuổi, là một trong những điều luật được ủng hộ mạnh, thì có hiệu quả ngay lập tức, từ năm 2009, trước hai cuộc bầu năm 2010 và 2012. Ngoài ra, chính quyền Obama cũng đặc miễn cho gần 1.500 công ty, phần lớn có nghiệp đoàn, được miễn áp dụng Obamacare cho đến năm 2014 để tránh phải sa thải hàng loạt nhân viên trước cuộc bầu tổng thống 2012. Nói cách khác, TT Obama ý thức rất rõ một số điều luật trong Obamacare sẽ bị mất lòng dân rất nhiều, nên thu xếp ngày hiệu lực lòng vòng quanh cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, có lợi thì có hiệu lực sớm, có hại thì có hiệu lực sau, để bảo đảm ông được tái đắc cử.

Cung cấp bảo hiểm cho toàn dân là điều ông mong muốn càng sớm càng tốt, nhưng tái đắc cử vẫn là chuyện quan trọng hơn.

Bây giờ Obamacare tới đâu rồi?

Thượng nghị sĩ Dân Chủ Max Baucus nhận định Obamacare như xe lửa đang lao khỏi đường rầy (train wreck) vì hơn một nửa các tiểu bang từ chối không thiết lập các trung tâm phối hợp này. Đại đa số dân chúng sẽ không biết phải làm gì, mua bảo hiểm ở đâu, làm sao tránh bị phạt. Sẽ là tình trạng rối loạn hơn tơ vò.

Báo phe ta New York Times nhận định vấn đề lớn nhất của Obamacare sẽ là thiếu bác sĩ. Phần lớn số 30 triệu người được Obamacare cho gia nhập thị trường y tế sẽ cần bác sĩ tổng quát. Hiện nay, ở Mỹ, cứ 10 bác sĩ thì chỉ có 3 người là bác sĩ tổng quát, còn 7 người là bác sĩ chuyên môn, vì bác sĩ chuyên môn có lợi tức gấp ba lần bác sĩ tổng quát, ít người muốn làm bác sĩ tổng quát. Hiện nay, Mỹ đang thiếu bác sĩ tổng quát trầm trọng, nhất là tại các vùng nông thôn hay tỉnh nhỏ. Bây giờ thêm 30 triệu người nữa thì chắc chắn bệnh nhân sẽ phải lấy hẹn cả tuần nếu không phải cả tháng trước, và đến phòng mạch thì sẽ chờ mỏi cổ.

Chuyện thiếu bác sĩ, thiên hạ đã biết từ bốn năm trước rồi. Bây giờ báo phe ta New York Times mới chịu nhìn nhận, sau khi gạo đã thổi thành cơm từ ba năm nay rồi.

Một nhà báo phe ta khác, Joe Klein trên báo Time, đã phải than phiền về “Obamacare Incompetence”, chỉ trích chính quyền Obama đã bò chậm hơn rùa vì quá nặng nề, không thể nào toàn bộ luật có thể có hiệu lực đầy đủ đúng hạn kỳ được. Luật Obamacare cho đến nay đã đẻ ra 19.842 điều lệ, tổng cộng dầy hơn 20.000 trang giấy lớn, chồng thành tập cao hơn hai thước.

Nhưng đây không phải là những vấn đề lớn nhất của Obamacare.

Trên căn bản Obamacare ra đời với hai mục đích chính: 1) cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho toàn dân, bao gồm những người đã có bịnh mà bị các hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm, và những người vì nhiều lý do không có bảo hiểm y tế; và 2) cắt giảm chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế quá cao hiện nay của Mỹ, giúp làm nhẹ bớt gánh nặng quá lớn cho các gia đình nghèo. Tên gọi chính thức của Obamacare là “Affordable Care Act”, đại khái dịch là “Luật Về Chăm Sóc Y Tế Có Thể Gánh Chịu Được”.

Đối với mục đích đầu, nhiều người đã làm tính và thấy không mua bảo hiểm và đóng phạt rẻ và có lợi hơn mua bảo hiểm. Đây là suy tính điển hình của giới trẻ là giới phải đóng tiền bảo hiểm cao trong khi họ thấy không cần bảo hiểm vì họ còn rất khỏe mạnh, để tài trợ cho việc bảo hiểm những người lớn tuổi, dễ bị bịnh hơn.

Đối với mục đích thứ hai, thì mới đây, một tổ chức nghiên cứu (Society of Actuaries, là ngành chuyên tính về xác xuất bảo hiểm) đã cho biết chi phí y tế sau khi Obamacare có hiệu lực, sẽ tăng trung bình một phần ba (32%) chứ không thể suy giảm như TT Obama hứa hẹn. Một vài tiểu bang sẽ thấy chi phí y tế giảm nhẹ, nhưng hầu hết các tiểu bang khác đều sẽ thấy chi phí tăng vọt, nhiều ít tùy tiểu bang:

Giảm chi phí: các tiểu bang giàu vùng đông bắc như Nữu Ước, Massachusetts, New Jersey, Rhode Island, Vermont. Giảm trung bình trên dưới 10%.

Tăng chi phí: các tiểu bang kỹ nghệ với nhiều dân lao động vùng đại hồ như Ohio (+80%), Wisconsin (+80%), Indiana (+68%), các tiểu bang nghèo với nhiều dân da màu như Maryland (+67%), Alabama, Mississippi, và tiểu bang nhiều di dân gốc Nam Mỹ, Cali (+62%).

Nhìn vào những con số trên, ta thấy cái mâu thuẫn lớn của Obamacare: với mục đích giảm chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế cho dân nghèo, rốt cuộc, Obamacare sẽ cắt giảm chi phí tại những tiểu bang giàu sụ nhất, trong khi lại tăng mạnh tại các tiểu bang nhiều dân lao động, dân da đen và dân gốc Nam Mỹ nhất. Dân tỵ nạn ta phần lớn sống tại Cali và Maryland, là hai tiểu bang nằm trong danh sách chi phí tăng mạnh nhất, hơn 60%. Đại khái nếu tổng cộng chi phi y tế trước đây là 1.000 đô một tháng, thì trong tương lai gần, bà con ta sẽ phải trả hơn 1.600 đô. Nhờ Obamacare.

Cái lý do đơn giản nhất là những tiểu bang nghèo cũng là những tiểu bang có nhiều người trước đây không có bảo hiểm nhiều nhất. Bây giờ số người tham gia vào thị trường y tế cũng lớn nhất tại những tiểu bang này, và do đó, chi phí cũng tăng mạnh nhất luôn.

Những nghiên cứu loại này thật ra chỉ xác nhận bằng các con số cụ thể những gì mà thiên hạ ai cũng biết hết từ lâu rồi. Những quảng bá của TT Obama, là Obamacare sẽ cắt giảm chi phí y tế đi ngược lại mọi lý luận toán học hay kinh tế sơ cấp. Khi các công ty bảo hiểm, nhà thương, bác sĩ bị bắt phải nhận những người bị bệnh nặng từ trước thì không có cách nào chi phí y tế có thể giảm được. Chỉ có các chính trị gia và những người nhắm mắt tin họ mới có thể chấp nhận cái lý luận ngược đời như vậy. Ở đây, phải nhìn nhận trên phương diện nhân đạo, Obamacare mở cửa cho những người bị bệnh nặng được bảo hiểm và chữa trị đầy đủ, là một tiến bộ cho dân Mỹ, không ai có thể chối cãi được. Nhưng TT Obama đáng lẽ ra nên chân thật với dân hơn, và nhìn nhận là cái giá phải trả sẽ không nhỏ, chứ không nên lập lờ khẳng định Obamacare sẽ cắt giảm chi phí y tế. Vấn đề là nếu nói thật ra từ đầu thì Obamacare đã chết trong trứng nước.

Chẳng những TT Obama đã không nói sự thật về việc chi phí y tế sẽ tăng, mà ông cũng không dám nói gia tăng sẽ mạnh nhất trong những tiểu bang nhiều người nghèo nhất. Đây chính là khối cử tri mê Obamacare nhất, chỉ vì thiếu hiểu biết nhất. Họ hoan hô Obamacare vì khiá cạnh nhân đạo, mà không nhìn vào khiá cạnh kinh tế. Hay có nhìn vào khiá cạnh kinh tế, thì cũng vẫn hoan hô vì tin vào lập luận mỵ dân của TT Obama: nhà giàu sẽ bị đánh thuế nặng hơn để chi trả cho bội phí này.


Điều mà nhiều người nghèo không thể hay không chịu nhìn thấy, là thực tế không dễ gì đánh thuế nhà giàu. Họ sẽ có đủ trăm phương ngàn kế để trốn thuế. Nếu không trốn thuế được thì họ sẽ tìm cách chuyền thuế của họ lên đầu người khác, như tăng giá hàng và dịch vụ của họ, và người tiêu thụ, giàu cũng như nghèo, sẽ là những nạn nhân cuối cùng. Một cách giản dị và cụ thể, ông chủ đại siêu thị có bị đóng thuế cao hơn, sẽ tăng giá hàng, người mua hàng sẽ trả giá cao hơn, tức là gánh cái thuế dùm cho ông đại gia.

Phản ứng đầu tiên của chính quyền Obama là chẻ sợi tóc làm ba, chỉ trích nghiên cứu trên sơ hở nhiều điểm kỹ thuật, do đó, không chính xác. Nhưng cuối cùng thì bà Bộ Trưởng Y Tế Kathleen Sebelius đành phải nhìn nhận chi phí y tế sau Obamacare sẽ gia tăng chứ không giảm.

Bà Sebelius nhìn nhận chi phí bảo hiểm sẽ tăng, nhưng cố bào chữa bằng cách nhấn mạnh chính quyền Obama sẽ giúp những người nghèo không đủ phương tiện. Câu hỏi đặt ra là như vậy thì những người không phải là nghèo nhất, đại đa số dân gọi là trung lưu thì sao?

Kẻ viết này đã nhiều lần lập luận trên cột báo này, xứ Mỹ gồm có ba thành phần xã hội: dân nghèo nhất thì được Nhà Nước tung tiền ra giúp đỡ đủ cách, dân giàu nhất thì dư dả lo cho mình, chỉ có khối dân nửa nạc nửa mỡ, gọi là trung lưu, là khối dân kẹt cứng ở giữa. Đóng thuế tối đa mà không có cách trốn thuế, và không đủ nghèo để được Nhà Nước giúp. Dưới chính quyền Obama, khối này sẽ phải đóng bảo phí cao hơn, trong khi việc làm thì phiêu lưu hơn, mất job như chơi, đồng thời sẽ phải đóng thuế cao hơn để Nhà Nước có tiền tài trợ bảo phí cho khối dân nghèo.

Trên nguyên tắc, Obamacare sẽ bành trướng chương trình Medicaid cho người nghèo rất nhiều. Đây là một chương trình được tài trợ bởi các tiểu bang, với sự trợ giúp của liên bang.

Trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, hầu hết các tiểu bang chẳng những khó mở rộng Medicaid vì thiếu tiền, mà còn sẽ phải cắt bớt Medicaid. Nhà Nước Obama đã hứa hẹn chính quyền liên bang sẽ gánh 100% phần gia tăng chi phí đó trong ba năm đầu kể từ ngày tiểu bang mở rộng Medicaid, rồi những năm sau đó sẽ trợ giúp 90%. Nghe thì rất phấn khởi. Vấn đề là các thống đốc tiểu bang nhìn vào tình trạng tài chánh liên bang, và không dễ tin lời hứa hẹn của TT Obama như đám dân thường. Họ cho rằng liên bang sẽ không có đủ tiền để gánh cái phụ phí này, và cuối cùng thì các tiểu bang sẽ là nạn nhân thực sự vì phải gánh chịu bội phí một mình. Phần lớn đây là những tiểu bang nghèo miền nam, đang gặp khó khăn ngân sách nặng.

Một nửa số tiểu bang do đó đã từ chối không nới rộng chương trình Medicaid này. Và Tối Cao Pháp Viện đã nhìn nhận quyền từ chối này của các tiểu bang. Kết quả là những thành phần trung lưu thấp, sẽ bị kẹt trong cuộc tranh chấp giữa tiểu bang và liên bang. Chưa đủ tuổi để vào chương trình Medicare cho người già, không đủ nghèo để vào chương trình Medicaid cho người nghèo, chưa đủ giàu để có thể bỏ tiền túi mua bảo hiểm thường, và sẽ bị phạt nặng nếu không mua bảo hiểm y tế. Trên đe dưới búa.

TT Obama khi tranh cử lần đầu năm 2008, đã trực diện ba vấn đề lớn của Nước Mỹ: 1) khủng hoảng gia cư đưa đến khủng hoảng tài chánh rồi khủng hoảng kinh tế, và thất nghiệp lan tràn, 2) cuộc chiến dai dẳng chống khủng bố cùng với hai cuộc chiến liên hệ tại Afghanistan và Iraq, và 3) khủng hoảng chính trị thể hiện bởi phân hoá trầm trọng giữa hai chính đảng, từ thời TT Clinton qua đến thời TT Bush.

TT Obama hứa hẹn giải quyết cả ba vấn nạn lớn và được đa số dân Mỹ tín nhiệm.

Kết quả, sau một nhiệm kỳ, ta thấy kinh tế vẫn èo uột, chiến tranh tại Trung Đông chấm dứt tuy chiến tranh chống khủng bố vẫn là câu hỏi lớn, nhất là sau vụ bom nổ tại Boston mới đây, và nước Mỹ phân hóa hơn bao giờ hết.

Nhiều người đã đặt vấn đề khả năng của TT Obama, một người với một quá trình mỏng hơn trang giấy trước khi lên làm tổng thống. Nhận định này có phần đúng, nhưng chưa đủ để giải thích những thành quả yếu kém của TT Obama. Muốn hiểu rõ vấn đề thì phải nhìn xa hơn.

TT Obama là người có tham vọng cực kỳ lớn, tự cho mình là Đấng Tiên Trị giáng trần để đổi đời, chứ không phải để giải quyết những vấn đề thời sự tạp nhạp.

Những chuyện như giải quyết thất nghiệp, chấm dứt chiến tranh, làm hoà với đối lập, ... thật ra đều không quan trọng đối với TT Obama, bất kể những hứa hẹn khi tranh cử. Toàn là những chuyện thời sự nhất thời, đến rồi đi bất kể ông làm gì hay không làm gì. Trong đầu ông là những chuyện có tính đổi đời, có hậu quả dài hạn thay đổi đời sống người dân. Như những chuyện mà các TT Roosevelt, Johnson, hay Reagan đã làm. TT Roosevelt là cha đẻ qũy hưu trí Social Security, TT Johnson đã tặng cho dân Mỹ Medicare, Medicaid, và luật giải phóng dân da màu. TT Reagan đã mang nước Mỹ theo con đường bảo thủ trong gần nửa thế kỷ, giải thoát thế giới khỏi ách thống trị của cộng sản sau hơn 70 năm.

Đó là lý do TT Obama đã chú tâm hoàn toàn vào vấn đề Obamacare trong hai năm đầu của ông, lơ là khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Ông muốn đó phải là tác phẩm ông để lại cho hậu thế. Ông cũng hiểu ông chỉ có thể thực hiện được giấc mộng đó khi mà đảng Dân Chủ của ông kiểm soát cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp, tức là trong hai năm 2009-2010. TT Obama gọi đó là “cơ hội chỉ có một lần trong đời người” (once in a lifetime window of opportunity).

Kinh tế trì trệ ở mức tăng trưởng 1%-2%, 15 triệu người thất nghiệp, ngân sách thâm thủng bạc ngàn tỷ, công nợ leo tới 16.000 tỷ, 12 triệu di dân bất hợp pháp, các qũy an sinh bị đe dọa phá sản trong thế hệ tới, tất cả chỉ là chuyện nhỏ so với cải tổ y tế sẽ khắc tên Barack Obama vào lịch sử. Ngay cả những chuyện như phí tổn cả chục ngàn tỷ của Obamacare và việc tắc nghẽn nhà thương, bác sĩ, cũng đều là chuyện nhỏ nhất thời so với việc lưu danh muôn thuở của TT Obama.

Cho đến bây giờ thì việc nguyên ê-kíp kinh tế đầu tiên của TT Obama rút lui sau hai năm đầu đã được hiểu rõ ràng hơn. Họ từ chức vì thấy rõ TT Obama không coi việc giải quyết khủng hoảng kinh tế là ưu tiên, đưa đến khủng hoảng dai dẳng, thất nghiệp dây dưa, và uy tín họ bị sứt mẻ.

Vấn đề đặt ra là tác phẩm để đời đó thật ra tốt hay xấu, có lợi cho dân hay không, và nhất là có thọ được từ thế hệ này qua thế hệ khác hay không. Đây là câu hỏi phải cả chục năm nữa mới có câu trả lời. Chỉ biết cho đến nay, đa số dân Mỹ vẫn chống Obamacare mạnh mẽ, và đảng Cộng Hòa vẫn tìm đủ cách để thu hồi luật. Chỉ cần đảng kiểm soát Hạ Viện (đã có được rồi), và Thượng Viện (hy vọng cho năm tới) thì Obamacare sẽ lâm nguy. Hay chỉ cần dân Mỹ thấy chi phí y tế ngày càng leo thang và họ không kham nổi thì cái “affordable care” cũng sẽ bị xét lại.

Một điểm đáng lưu ý: Thượng Viện mới đây đã biểu quyết khuyến cáo thu hồi điều lệ gia tăng thuế đánh trên các dụng cụ y khoa trong Obamacare. Biểu quyết thu được 79 phiếu trên 100, trong đó có 32 nghị sĩ Dân Chủ trước đây phê chuẩn Obamacare bây giờ đồng ý thu hồi điều lệ trên. Một bước đầu nhiều ý nghiã? (21-04-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Reader's Comment
4/23/201319:31:20
Guest
Nước Mỹ là nước lo cho dân nên người nghèo được giúp đở nhiều hơn là đúng thôi.
4/23/201312:28:36
Guest
To6i ra61t thi1ch cac1 bai2 vie61t cua4 Vu4 Linh ve62 TT Obama. Mong d9o75c d9oc5 nhie5u1 ho7n .
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.