Hôm nay,  

“Để Con Mãi Yêu Ngài” Tiếng Nhạc Của Thi Sĩ Nguyễn Phan Nhật Nam

16/04/201300:00:00(Xem: 8684)
LTS: Từ những năm 1990s, cộng đồng Việt tại Nam California đã được thưởng thức một giọng thơ đầy tình tự quê hương, dân tộc mang tên Nguyễn Phan Nhật Nam. Đến những năm 2000s, thì giới thưởng ngoạn lại đón nhận đĩa nhạc “Những tình khúc Thiên niên kỷ” do nhạc sĩ Nam Hưng phổ nhạc thơ NPNN. Và ở thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba, chúng ta bất ngờ khi nghe tiếng nhạc của chính thi sĩ NPNN trong tác phẩm “Để con mãi yêu Ngài.” Trong ba thập niên, người thi-nhạc-sĩ đã kiên trì với nghệ thuật, dốc hết tim óc vào sáng tác. Lần đầu tiên, Anh đã phá lệ để trả lời phỏng vấn. Chúng ta cùng anh đi lại hành trình ba mươi năm đó, và tìm hiểu thêm về tác giả cũng như các tác phẩm của anh, để cùng Anh yêu người và yêu Ngài.

TGT: Xin chào thi sĩ Nguyễn Phan Nhật Nam. Cám ơn Anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Mời Anh tự giới thiệu đôi điều tiểu sử của mình.

NPNN: Mình sinh ra và lớn lên ở Sàigòn, đến định cư tại Hoa Kỳ, Nam California vào cuối tháng 9/1994 theo diện HO. Tốt nghiệp trường Đại Học Long Beach ngành kỹ sư lập trình điện toán (Computer Science) năm 2004. Hiện đang làm kỹ thuật viên cho hãng SAIC.

TGT: Anh bắt đầu làm thơ trong hoàn cảnh nào? Anh có xuất bản thơ khi còn ở Việt Nam không?

NPNN: Mình bắt đầu làm thơ trong hoàn cảnh… tị nạn. Hồi còn học phổ thông ở Việt Nam, mình không đam mê thơ văn lắm, cũng không nghĩ là mình sẽ theo cái nghiệp văn chương. Qua Mỹ được mấy tháng, trong lúc chờ cho đủ một năm nhập học, có lẽ hoàn cảnh, lối sống mới có nhiều điều mới lạ và bỡ ngỡ khiến cho mình thêm nhớ Quê Hương và bạn bè. Lúc đó bắt đầu cầm bút, chủ yếu là để viết ra tâm sự của mình. Viết nhiều, bỏ nhiều, lọc lựa lại được một số bài tương đối hoàn chỉnh rồi in tập thơ đầu tay “Mênh Mông Nỗi Nhớ” để giới thiệu với bạn bè văn nghệ gần xa. Viết riết rồi theo nghiệp thơ văn luôn. Hiện tại thì mình chuyển hướng thêm về âm nhạc.

TGT: Anh tâm đắc nhất điều gì về những tác phẩm thơ của mình?

NPNN: Dù hay, dù dở thì cũng là đứa con tinh thần do mình bỏ bao công sức viết nên. Nghĩ đó cũng chính là tâm tư, tình cảm và tâm sự của chính mình. Đó có lẽ là điều mình tâm đắc nhất khi đọc lại những gì mình đã viết.
deconmaiyeungai_front_cover
Phụ bản: Bìa trước CD “Để con mãi yêu Ngài” và pdf nhạc.
TGT: Anh cũng tham gia sinh hoạt sinh viên và các hội đoàn trong nhiều năm, và phụ trách phần layout cho Nguyệt san Hiệp Nhất trong một thời gian dài. Theo Anh, những môi trường này – nhất là môi trường đại học – có tạo hứng và nuôi hứng cho Anh không?

NPNN: Môi trường sinh hoạt trong các đoàn thể sinh viên Công Giáo và hội đoàn nhà thờ là những môi trường lành mạnh. Nó giúp mình có thêm được nhiều kinh nghiệm sống và những tình cảm chân thành từ bạn bè, người quen. Điều này giúp ích rất nhiều cho các sáng tác của mình.

TGT: Những cảm giác của Anh khi xuất bản tập thơ đầu tiên?

NPNN: Rất vui vì lần đầu tiên có tác phẩm để “khoe” và tặng bạn bè cũng như giới thiệu đến những người yêu thơ văn. Cũng có người khen và chê. Thành thật mà nói thì những bài thơ đầu của mình vẫn chưa có độ “chín mùi” và súc tích như những bài mình viết sau này…

TGT: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.” Là con trai duy nhất trong gia đình, Anh đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ Ba mình, Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, một sử gia đã cống hiến nhiều bài khảo cứu, nhận định có giá trị cao cho báo giới hải ngoại?

NPNN: Lông cánh thì bây giờ chắc cũng rụng hết rồi (cười). Mặc dù không nghĩ mình sẽ theo nghiệp thơ văn nhưng có lẽ cái máu văn nghệ đã được di truyền từ trong tim, đến bây giờ mới phát lộ ra. Đương nhiên những kinh nghiệm sáng tác được chuyển tải trong những tác phẩm của ba mình cũng giúp ích cho mình không nhỏ trên bước đầu sáng tác. Mình cũng phải tự học hỏi, mày mò, đọc thêm nhiều để có thể nâng cao trình độ viết lách cũng như tạo ra cái nét riêng biệt cho chính mình.

TGT: Anh đã đến với âm nhạc như thế nào? Điều gì đã khiến Anh muốn viết nhạc? Anh đã theo học những chương trình nào và với những nhạc sĩ bạn bè nào?

NPNN: Mình đến với âm nhạc cũng là sự tình cờ mà thôi. Mình được cái may mắn là quen biết cũng như cộng tác với nhiều nhạc sĩ tài năng. Lúc đầu thì các nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ của mình. Khi phổ nhạc thì đôi khi vì ca từ không hợp với giai điệu đòi hỏi phải thay đổi lời cho phù hợp với bài nhạc hoặc đôi khi phải viết lời mới theo giai điệu của bài nhạc đã phổ ra. Để làm được việc này thì đòi hỏi phải biết về nhạc lý cũng như xướng âm. Về nhạc lý thì mình tự tìm sách đọc thêm. Còn kỹ thuật sáng tác thì mình học hỏi nhiều từ nhạc sĩ Nam Hưng và nhạc sĩ Lê Vũ vì hai người nhạc sĩ này ở gần nơi mình cư ngụ, có dịp gặp gỡ thường xuyên. Kỹ thuật máy móc tân tiến hiện giờ cũng giúp ích cho mình rất nhiều trong việc viết nhạc thay vì đòi hỏi phải chơi rành nhạc cụ như trước đây. Đương nhiên là nếu mình tự viết nhạc và lời được thì sẽ dễ dàng và uyển chuyển hơn thay vì cùng ca từ từ thơ.

TGT: Anh đã làm thơ lâu hơn thời gian Anh sáng tác nhạc. Nhưng nếu không tính về thời gian sáng tác, thì theo Anh, làm thơ và viết nhạc – cái nào khó hơn?

NPNN: Cái nào cũng có cái khó của nó. Làm thơ muốn hay ngoài việc ý thơ phải hay, phải theo vần và luật thơ. Nếu không muốn theo vần và luật thì có thể làm thơ theo kiểu tự do nhưng nhiều khi thật khó làm cho người ta đọc mà nhớ. Thơ có vần, điệu thì dễ đọc và dễ nhớ hơn. Đôi khi vì sự gò bó của luật và vần của thơ mà mình không diễn tả hết cái điều mình muốn nói. Nhạc thì ngoài việc phải rành nhạc lý, muốn tìm ra một giai điệu hay và ca từ cho phù hợp thật cũng tốn rất nhiều công sức. Nhạc thì không ai có thể phủ nhận được là rất dễ chuyển tải đến người nghe hơn. Còn thơ, muốn hiểu, cảm nhận về thơ thì phải biết ít nhiều về kết cấu của nó. Nhạc thì chỉ cần người nghe thấy hay, ca từ súc tích là có thể làm người ta cảm nhận được.
deconmaiyeungai_copy
TGT: Mời Anh nói thêm về các CD nhạc mà Anh đã thực hiện. Riêng CD “Để con mãi yêu Ngài,” có phải đây là dạng thánh ca vào đời không? Độc giả có thể tìm mua hai CD này và các tập thơ của Anh ở đâu, thưa Anh?

NPNN: CD đầu tiên “Những tình khúc thế kỷ” (2000) hợp tác với nhạc sĩ Nam Hưng. CD “Dẫu một lời yêu em” (2003) và “Từ độ xa người” (2010) thì với nhạc sĩ Trần Quang Lộc (Việt Nam ). Các CD này đều là nhạc tình phổ từ thơ của mình. Nhạc tình thì mình viết cũng khá nhiều có lẽ do có nhiều cảm hứng. Hiện tại đang thâu âm từ từ khi điều kiện tài chánh cho phép. Thánh ca thì mình bắt đầu viết cũng khá lâu nhưng bị gián đoạn một thời gian dài do có lẽ tập trung vào dòng nhạc và thơ tình và do phần nhiều vì sinh kế hàng ngày. Dự định viết thánh ca mình đã ấp ủ từ lâu do cảm nhận về đức tin qua những thăng trầm trong cuộc đời. Có những điều người ta sống một thời gian dài mới nhận ra được mặc dù những điều đó luôn hiện hữu với ta mọi ngày. Cuốn CD thánh ca được thực hiện do cảm nhận bao hồng ân Thiên Chúa ban xuống cuộc đời mình và gìn giữ mình qua năm tháng mà mình thật chưa đáp trả lại được bao nhiêu với ân tình bao la đó. Năm vừa rồi do mọi điều kiện thuận lợi nên mình cho thu âm và thực hiện CD, sợ sau này bận rộn rồi cũng không thể thực hiện được. Cũng có thể gọi cuốn CD thánh ca này là “thánh ca vào đời” vì mình dùng ca từ gần gũi, bình dị để người nghe dễ cảm nhận hơn. Độc giả muốn có tập thơ và các CD có thể thư về: Nam Nguyen, 8952 Champion Ave., Westminster, CA 92683. Giá mỗi cuốn là $10 bao gồm cước phí trong nội địa Hoa Kỳ. Email về: NPNhatNam@yahoo.com.

TGT: Xin chân thành cám ơn thi-nhạc-sĩ NPNN một lần nữa đã phá lệ để trả lời phỏng vấn lần đầu, và chia sẻ về kinh nghiệm sáng tác cũng về các tác phẩm của Anh. Mến chúc Anh nhiều may lành và dồi dào cảm hứng sáng tạo.

NPNN: Xin cám ơn Trangđài và hy vọng được mọi người đón nhận các tác phẩm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.