Hôm nay,  

“Để Con Mãi Yêu Ngài” Tiếng Nhạc Của Thi Sĩ Nguyễn Phan Nhật Nam

16/04/201300:00:00(Xem: 8643)
LTS: Từ những năm 1990s, cộng đồng Việt tại Nam California đã được thưởng thức một giọng thơ đầy tình tự quê hương, dân tộc mang tên Nguyễn Phan Nhật Nam. Đến những năm 2000s, thì giới thưởng ngoạn lại đón nhận đĩa nhạc “Những tình khúc Thiên niên kỷ” do nhạc sĩ Nam Hưng phổ nhạc thơ NPNN. Và ở thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba, chúng ta bất ngờ khi nghe tiếng nhạc của chính thi sĩ NPNN trong tác phẩm “Để con mãi yêu Ngài.” Trong ba thập niên, người thi-nhạc-sĩ đã kiên trì với nghệ thuật, dốc hết tim óc vào sáng tác. Lần đầu tiên, Anh đã phá lệ để trả lời phỏng vấn. Chúng ta cùng anh đi lại hành trình ba mươi năm đó, và tìm hiểu thêm về tác giả cũng như các tác phẩm của anh, để cùng Anh yêu người và yêu Ngài.

TGT: Xin chào thi sĩ Nguyễn Phan Nhật Nam. Cám ơn Anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Mời Anh tự giới thiệu đôi điều tiểu sử của mình.

NPNN: Mình sinh ra và lớn lên ở Sàigòn, đến định cư tại Hoa Kỳ, Nam California vào cuối tháng 9/1994 theo diện HO. Tốt nghiệp trường Đại Học Long Beach ngành kỹ sư lập trình điện toán (Computer Science) năm 2004. Hiện đang làm kỹ thuật viên cho hãng SAIC.

TGT: Anh bắt đầu làm thơ trong hoàn cảnh nào? Anh có xuất bản thơ khi còn ở Việt Nam không?

NPNN: Mình bắt đầu làm thơ trong hoàn cảnh… tị nạn. Hồi còn học phổ thông ở Việt Nam, mình không đam mê thơ văn lắm, cũng không nghĩ là mình sẽ theo cái nghiệp văn chương. Qua Mỹ được mấy tháng, trong lúc chờ cho đủ một năm nhập học, có lẽ hoàn cảnh, lối sống mới có nhiều điều mới lạ và bỡ ngỡ khiến cho mình thêm nhớ Quê Hương và bạn bè. Lúc đó bắt đầu cầm bút, chủ yếu là để viết ra tâm sự của mình. Viết nhiều, bỏ nhiều, lọc lựa lại được một số bài tương đối hoàn chỉnh rồi in tập thơ đầu tay “Mênh Mông Nỗi Nhớ” để giới thiệu với bạn bè văn nghệ gần xa. Viết riết rồi theo nghiệp thơ văn luôn. Hiện tại thì mình chuyển hướng thêm về âm nhạc.

TGT: Anh tâm đắc nhất điều gì về những tác phẩm thơ của mình?

NPNN: Dù hay, dù dở thì cũng là đứa con tinh thần do mình bỏ bao công sức viết nên. Nghĩ đó cũng chính là tâm tư, tình cảm và tâm sự của chính mình. Đó có lẽ là điều mình tâm đắc nhất khi đọc lại những gì mình đã viết.
deconmaiyeungai_front_cover
Phụ bản: Bìa trước CD “Để con mãi yêu Ngài” và pdf nhạc.
TGT: Anh cũng tham gia sinh hoạt sinh viên và các hội đoàn trong nhiều năm, và phụ trách phần layout cho Nguyệt san Hiệp Nhất trong một thời gian dài. Theo Anh, những môi trường này – nhất là môi trường đại học – có tạo hứng và nuôi hứng cho Anh không?

NPNN: Môi trường sinh hoạt trong các đoàn thể sinh viên Công Giáo và hội đoàn nhà thờ là những môi trường lành mạnh. Nó giúp mình có thêm được nhiều kinh nghiệm sống và những tình cảm chân thành từ bạn bè, người quen. Điều này giúp ích rất nhiều cho các sáng tác của mình.

TGT: Những cảm giác của Anh khi xuất bản tập thơ đầu tiên?

NPNN: Rất vui vì lần đầu tiên có tác phẩm để “khoe” và tặng bạn bè cũng như giới thiệu đến những người yêu thơ văn. Cũng có người khen và chê. Thành thật mà nói thì những bài thơ đầu của mình vẫn chưa có độ “chín mùi” và súc tích như những bài mình viết sau này…

TGT: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.” Là con trai duy nhất trong gia đình, Anh đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ Ba mình, Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, một sử gia đã cống hiến nhiều bài khảo cứu, nhận định có giá trị cao cho báo giới hải ngoại?

NPNN: Lông cánh thì bây giờ chắc cũng rụng hết rồi (cười). Mặc dù không nghĩ mình sẽ theo nghiệp thơ văn nhưng có lẽ cái máu văn nghệ đã được di truyền từ trong tim, đến bây giờ mới phát lộ ra. Đương nhiên những kinh nghiệm sáng tác được chuyển tải trong những tác phẩm của ba mình cũng giúp ích cho mình không nhỏ trên bước đầu sáng tác. Mình cũng phải tự học hỏi, mày mò, đọc thêm nhiều để có thể nâng cao trình độ viết lách cũng như tạo ra cái nét riêng biệt cho chính mình.

TGT: Anh đã đến với âm nhạc như thế nào? Điều gì đã khiến Anh muốn viết nhạc? Anh đã theo học những chương trình nào và với những nhạc sĩ bạn bè nào?

NPNN: Mình đến với âm nhạc cũng là sự tình cờ mà thôi. Mình được cái may mắn là quen biết cũng như cộng tác với nhiều nhạc sĩ tài năng. Lúc đầu thì các nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ của mình. Khi phổ nhạc thì đôi khi vì ca từ không hợp với giai điệu đòi hỏi phải thay đổi lời cho phù hợp với bài nhạc hoặc đôi khi phải viết lời mới theo giai điệu của bài nhạc đã phổ ra. Để làm được việc này thì đòi hỏi phải biết về nhạc lý cũng như xướng âm. Về nhạc lý thì mình tự tìm sách đọc thêm. Còn kỹ thuật sáng tác thì mình học hỏi nhiều từ nhạc sĩ Nam Hưng và nhạc sĩ Lê Vũ vì hai người nhạc sĩ này ở gần nơi mình cư ngụ, có dịp gặp gỡ thường xuyên. Kỹ thuật máy móc tân tiến hiện giờ cũng giúp ích cho mình rất nhiều trong việc viết nhạc thay vì đòi hỏi phải chơi rành nhạc cụ như trước đây. Đương nhiên là nếu mình tự viết nhạc và lời được thì sẽ dễ dàng và uyển chuyển hơn thay vì cùng ca từ từ thơ.

TGT: Anh đã làm thơ lâu hơn thời gian Anh sáng tác nhạc. Nhưng nếu không tính về thời gian sáng tác, thì theo Anh, làm thơ và viết nhạc – cái nào khó hơn?

NPNN: Cái nào cũng có cái khó của nó. Làm thơ muốn hay ngoài việc ý thơ phải hay, phải theo vần và luật thơ. Nếu không muốn theo vần và luật thì có thể làm thơ theo kiểu tự do nhưng nhiều khi thật khó làm cho người ta đọc mà nhớ. Thơ có vần, điệu thì dễ đọc và dễ nhớ hơn. Đôi khi vì sự gò bó của luật và vần của thơ mà mình không diễn tả hết cái điều mình muốn nói. Nhạc thì ngoài việc phải rành nhạc lý, muốn tìm ra một giai điệu hay và ca từ cho phù hợp thật cũng tốn rất nhiều công sức. Nhạc thì không ai có thể phủ nhận được là rất dễ chuyển tải đến người nghe hơn. Còn thơ, muốn hiểu, cảm nhận về thơ thì phải biết ít nhiều về kết cấu của nó. Nhạc thì chỉ cần người nghe thấy hay, ca từ súc tích là có thể làm người ta cảm nhận được.
deconmaiyeungai_copy
TGT: Mời Anh nói thêm về các CD nhạc mà Anh đã thực hiện. Riêng CD “Để con mãi yêu Ngài,” có phải đây là dạng thánh ca vào đời không? Độc giả có thể tìm mua hai CD này và các tập thơ của Anh ở đâu, thưa Anh?

NPNN: CD đầu tiên “Những tình khúc thế kỷ” (2000) hợp tác với nhạc sĩ Nam Hưng. CD “Dẫu một lời yêu em” (2003) và “Từ độ xa người” (2010) thì với nhạc sĩ Trần Quang Lộc (Việt Nam ). Các CD này đều là nhạc tình phổ từ thơ của mình. Nhạc tình thì mình viết cũng khá nhiều có lẽ do có nhiều cảm hứng. Hiện tại đang thâu âm từ từ khi điều kiện tài chánh cho phép. Thánh ca thì mình bắt đầu viết cũng khá lâu nhưng bị gián đoạn một thời gian dài do có lẽ tập trung vào dòng nhạc và thơ tình và do phần nhiều vì sinh kế hàng ngày. Dự định viết thánh ca mình đã ấp ủ từ lâu do cảm nhận về đức tin qua những thăng trầm trong cuộc đời. Có những điều người ta sống một thời gian dài mới nhận ra được mặc dù những điều đó luôn hiện hữu với ta mọi ngày. Cuốn CD thánh ca được thực hiện do cảm nhận bao hồng ân Thiên Chúa ban xuống cuộc đời mình và gìn giữ mình qua năm tháng mà mình thật chưa đáp trả lại được bao nhiêu với ân tình bao la đó. Năm vừa rồi do mọi điều kiện thuận lợi nên mình cho thu âm và thực hiện CD, sợ sau này bận rộn rồi cũng không thể thực hiện được. Cũng có thể gọi cuốn CD thánh ca này là “thánh ca vào đời” vì mình dùng ca từ gần gũi, bình dị để người nghe dễ cảm nhận hơn. Độc giả muốn có tập thơ và các CD có thể thư về: Nam Nguyen, 8952 Champion Ave., Westminster, CA 92683. Giá mỗi cuốn là $10 bao gồm cước phí trong nội địa Hoa Kỳ. Email về: NPNhatNam@yahoo.com.

TGT: Xin chân thành cám ơn thi-nhạc-sĩ NPNN một lần nữa đã phá lệ để trả lời phỏng vấn lần đầu, và chia sẻ về kinh nghiệm sáng tác cũng về các tác phẩm của Anh. Mến chúc Anh nhiều may lành và dồi dào cảm hứng sáng tạo.

NPNN: Xin cám ơn Trangđài và hy vọng được mọi người đón nhận các tác phẩm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.