Hôm nay,  

Tháng Tư Nghe Nhạc Trịnh

4/13/201300:00:00(View: 10436)
Tôi mê nhạc Trịnh. Thỉnh thoảng, buổi sáng cuối tuần bỏ vào máy một CD để thưởng thức những dòng nhạc đã từng làm rung động lòng mình với tình yêu, yêu người và yêu quê hương. Còn đi nghe ca sĩ hát trên sân khấu thì may ra năm có một lần.

Từ khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất vào một ngày đầu tháng Tư mười hai năm về trước, trong nước đến ngày giỗ ông cả vạn người lại có dịp ngồi kề bên nhau để cùng hát, cùng nghe những ca từ đã ghi dấu nhiều nét đậm, nhạt trong lòng người Việt.

Tại hải ngoại, những nơi có đông người Việt sinh sống cũng thường có sô nhạc Trịnh vào đầu tháng Tư, như một cách tưởng nhớ người nhạc sĩ đã viết ra những dòng nhạc chuyên chở dùm người nghe từng nỗi niềm riêng.

Dịp tháng Tư năm nay ở Mỹ có D&D Entertainment của đôi vợ chồng Dũng Taylor và Thu Phương tổ chức sô nhạc chủ đề “Ru tình” ở mấy nơi, từ nam California vào cuối tháng Ba, qua Houston rồi về San Jose với hai sô vào Chủ nhật 7-4.

Chương trình ở San Jose diễn ra tại Santa Clara Convention Center với thành phần ca sĩ gồm Thu Phương, Nguyên Khang, Quang Linh, Hà Anh Tuấn, Tùng Dương, Thương Linh và Giang Trang.

Đối với khán giả Thung lũng Hoa vàng thì Thương Linh và Giang Trang là hai giọng nữ rất mới, còn Hà Anh Tuấn và Tùng Dương đã vài lần xuất hiện trên sân khấu trong vùng.

Giang Trang là một cuộc chơi mới với nhạc Trịnh và đây là lần đầu tiên cô hát ở Mỹ. Thời còn học Đại học Hà Nội cô hay hát nhạc Trịnh trong một quán sinh viên có tên “quán Tranh”. Mấy năm gần đây cô có dịp hát ở LEspace của trung tâm văn hoá Pháp và đã cho ra đời hai CD là “Lênh đênh phố nhớ” và “Hạ huyền” gồm những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
buivanphu_20130412_h01_giangtrang
Giang Trang thể hiện “Rừng xưa đã khép.” (ảnh Bùi Văn Phú)
Hôm đó Giang Trang được Thu Phương, người biên tập chương trình, giới thiệu “là một món qùa rất đặc biệt [vì không có tên trên tờ quảng cáo], một giọng hát bình yên nhất, nhẹ nhàng nhất và vô tư nhất… như băng nhạc Sơn Ca 7…”. Thu Phương muốn nhắc đến hình ảnh Khánh Ly của một thời xa xưa.

Năm ngoái, sau khi được giới thiệu cho nghe vài ca khúc của Trịnh với tiếng hát Giang Trang, tôi thấy cách hòa âm phối khí của nhóm bạn và giọng hát này có sự truyền cảm mạnh nên đã tìm cách liên lạc, hỏi chuyện Giang Trang, để là một phần trong loạt bài phỏng vấn về cảm nhận nhạc Trịnh mà tôi đã thực hiện với nhiều người trong và ngoài nước.

Giang Trang là người trẻ nhất trong số những người tôi phỏng vấn. Cô mới ngoài 30 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nhưng đã có những cảm nhận thật sâu lắng về Trịnh Công Sơn.

Khi Giang Trang bước ra. Dáng người nhỏ bé, mảnh khảnh và rất đơn giản làm tôi nhớ lại hình ảnh Khánh Ly ngày xưa mà trong phần giới thiệu Thu Phương cũng đã có chút so sánh.

Giang Trang cùng Thu Phương hát “Mưa hồng”, rồi một mình Giang Trang thể hiện “Rừng xưa đã khép”. Tuy thính đường không đông lắm, chừng ba trăm, nhưng Giang Trang đã nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình từ khán giả.

Nhạc Trịnh dễ thấm vào hồn vì ca từ ông viết ra và một phần cũng do người thể hiện nó. Thanh Thuý qua “Ướt mi” thuở xa xưa lắm, Hà Thanh đầu tiên cất giọng “Chiều một mình qua phố”, rồi “Hạ trắng” với Lệ Thu là những tiếng hát êm đềm, thư thả trên sóng phát thanh ở miền Nam trong nhiều năm.
buivanphu_20130412_h02_rutinh
Chương trình “Ru tình” với Hà Anh Tuấn, bên trái, Nguyên Khang, Thu Phương, Quang Linh và Tùng Dương. (ành Bùi Văn Phú)
Nhưng khi Trịnh Công Sơn gặp được Khánh Ly với giọng khàn khàn thả từng con chữ, rất tự lự, có khi chậm rãi như than thở, khi hối thúc như hồi trống trận để rồi giọng hát đó và ca từ nhạc Trịnh đã trở thành dấu ấn văn hoá trong lòng dân tộc.

Nhạc Trịnh được yêu thích nên có nhiều ca sĩ hát. Nhưng hát và để lại trong lòng người nghe những cảm xúc sâu đậm và muốn nghe lại thì không dễ.

Khánh Ly với nhạc Trịnh nhiều người nghe hoài vẫn thích. Các sô nhạc Trịnh với Khánh Ly luôn được đón nhận nhiệt tình. Ngoài Khánh Ly còn Hồng Nhung và Trịnh Vĩnh Trinh là những giọng ca mà chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã nhận xét là thể hiện nhạc của ông rất hay.

Giọng nam, tôi thích nhất Thanh Hải. Anh đàn ghi-ta và hát “Chiều trên quê hương tôi” thấm lòng người nghe hơn cả chính giọng Trịnh Công Sơn. Sau này tôi cũng thích Ánh Tuyết, Cẩm Vân. Nhưng thế hệ trẻ hơn chưa thấy ai. Giọng hát Giang Trang còn đang là một thử nghiệm.

Hôm rồi có Quang Linh với “Ru tình”, “Chiều một mình qua phố”; có Nguyên Khang hát “Diễm xưa”, Thương Linh với “Còn tuổi nào cho em” khá hay, nhưng chưa thực sự truyền cảm.
buivanphu_20130412_h03_giangtrangthuphuong
Thu Phương và Giang Trang. (ảnh Bùi Văn Phú)
Ca sĩ trẻ như Hà Anh Tuấn với “Phôi pha”, “Xin cho tôi” hay Tùng Dương qua “Hạ trắng”, “Vết lăn trầm”, “Một cõi đi về” không tạo ấn tượng nhiều, có bài còn rất phản cảm vì giọng ngân dài quá và nhiều lúc hét lên hơn là hát.

Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây…
.
Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn dòng máu trong tim anh
.
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em…
Ca từ mang mang tình yêu và những lời ru mà cứ vung tay hét lên thì khó lọt được vào lòng người.
© 2013 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.