Hôm nay,  

Thuở Đó Chúng Mình

3/5/201300:00:00(View: 6060)
Em yêu!

Một ngày chợt nhìn mình trong gương. Những vết chân chim trên khóe mắt gợi nhớ những vết chân chim thiên di bỏ lại đằng sau trên đồi cát quá khứ. Mà đôi cánh bồng phiêu còn mãi tung gió bên trời này. Những vết nhăn trên da thịt buồn thiu thèm khát những nụ hôn xa xăm trên tình ta thanh tân ngày đó.

Kỷ niệm thật lạ kỳ. Nhiều lúc ngủ yên trong góc kín tâm hồn. Nhiều lúc cố nhớ mà thấy đâu mơ hồ. Chợt một chiều len lén vào hồn những hoài niệm âm thầm. Như những chồi non chợt một ngày hé nụ giửa giá băng không hẹn giờ. Như tiếng chim hót thân quen trước hiên nhà một sáng im hơi. Ánh ngày lên như không chờ không đợi...Và những kỷ niệm của chúng mình vụng trở về bằng những giai điệu cùng đồng vọng trời đông - trời tây.

Dòng đời không là một cuốn phim mà ta có thể trở lại ngọn nguồn, làm lại từ đầu ở những trang đời tăm tối, ráp nối những mất mát tan hoang. Bởi thế nên lòng luôn khát khao hoài niệm cùng ray rức: "Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau..." trong Kỷ Niệm của Phạm Duy.

Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo; Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo tôi nghe tiếng còi tàu

Những ngày đầu thân ái có trăng lên trên ngọn cau, mẹ ngồi khâu áo bên ngọn đèn dầu hao, cha ngồi xem báo. Trong đêm vắng đìu hiu, vang vẳng tiếng còi tàu...Những tiếng còi tàu mời gọi những cuộc lử thứ phiêu du lên đường trai trẻ. Âm vang những cuộc tiển đưa hào sảng khí khái mộng tang bồng mà ướt đẩm giọt lệ chia tay. Những cuộc chia ly thật đẹp cho núi sông ngày đầu khói lửa.

Cho tôi lại chiều hè, tôi đi giữa đường quê
Hai bên là hương lúa, xa xa là ngọn tre
Thấp thoáng vài con nghé,
Tiếng nước dưới chân đê
Tôi mê trời mây tía không nghe mẹ gọi về

Ơi những hình ảnh yên bình mộc mạc của đường quê chiều hè trời mây tiá, ngập hương lúa bóng tre. Bình thản con trâu gặm cỏ và tiếng nước róc rách chân đê. Có chú bé ham mê hoa đồng cỏ nội, quên cả giờ cơm chiều bên mái tranh khói lam ...Một bức tranh đồng quê đẹp như lòng tuổi thơ trong trắng đầy nhiệt huyết. Bỏ trường lớp và tà áo trắng học trò, lên đường trả nợ núi sông "Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao". Một thuở thiếu thời thanh tân ngoan hiền. Tâm trai trẻ đầy lạc quan không oán hờn tha nhân. Đầy ước mơ thi sĩ muốn an bằng nghịch cảnh và hào phóng với đời.

Cho tôi lại nhà trường, bao nhiêu là người thương
Không ai thù ai oán, ai cũng bảo tôi ngoan
Tôi yêu thầy tôi lắm, nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng, cô em bạn cùng đường
*Cho tôi lại một mùa mưa rơi buồn ngoại ô
Đêm đêm đèn trong ngõ soi sáng mảnh tim khô
Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ
Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ
*
Cho tôi lại còn nhiều cho tôi lại tình yêu
Tôi không đòi khôn khéo, tôi không đòi bao nhiêu
Cho tôi lòng non yếu dễ khóc dễ tin theo

Cho tôi thời niên thiếu cho tôi lại ngày đầu
*
Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu đi vui và bên nhau
Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo, trên môi một nguyện cầu
Một tuổi trẻ đầy ước mơ và vì tuổi trẻ nên lòng còn non yếu, dễ khóc dễ tin theo.

Nếu được trở lại từ đầu để xây lại một cuộc tình, một cuộc đời. Anh sẽ mong một cuộc tình với hình ảnh đơn sơ mà hạnh phúc trong đời như vậy. Cũng xin đi lại từ đầu thật chậm và không vội vàng đi vội về sau. Thật chậm bởi niềm vui qua mau khi thời gian có cánh. Không vội bởi hạnh phúc mong manh. Bởi vội vàng dễ đánh mất những suy tính nghiêm trọng cho đời. Những đổ vở hư hao không bao giờ hàn gắn lại...Những nhiệt thành vội vả hồn nhiên và bị nhiễm đầy hào quang lợi dụng. Sẽ không còn "dễ khóc dễ tin theo" những hứa hẹn của những thiên đường mù, những hạnh phúc hư ảo bong bóng cầu vồng, những Lá Diêu Bông quyến rũ không thực trong đời mơ.

Anh sẽ đi lại từ đầu bằng những kỷ niệm thật hồn nhiên, thật đẹp như một thuở của chúng mình. Một thời ta đã yêu. Thuở chúng mình ngày đó - The way we were.

Memories
Light the corners of my mind
Misty watercolor memories
Of the way we were
Scattered pictures
Of the smiles we left behind
Smiles we gave to one another
For the way we were
*
Kỷ niệm
Thắp sáng những góc khuất của ký ức
Những kỷ niệm nhạt nhoà màu sắc
Của chúng mình thuở đó.
Những hình ảnh rời rạc
của nụ cười chúng mình để lại
Những nụ cười ta đã cho nhau
Cho thuở đó chúng mình.
*Can it be that it was all so simple then
Or has time rewritten every line
If we had the chance to do it all again
Tell me - Would we? Could we?
*Liệu mọi chuyện được giản đơn như thế
Hay quá khứ được viết lại từng dòng
Nếu chúng mình có cơ hội làm lại
Em hỡi! Mình có làm được không?
*
Memories
May be beautiful and yet
What's too painful to remember
We simply choose to forget
*
So it's the laughter
We will remember
Whenever we remember
The way we were
*
Kỷ niệm
Có lẽ quá đẹp và đau thương để nhớ
Nên chúng mình thanh thản mà quên
Chỉ có tiếng cười vui là chúng mình nhớ mãi
Mổi khi nhớ lại.
Nhớ thuở đó chúng mình.

Sẽ không có chuyện tình nào đẹp bằng sự đổ gãy. Sẽ không có gì làm kỷ niệm đầy vơi bằng bóng dáng nụ em cười. Sẽ không có ai đem Memories - Kỷ niệm vào hồn thật hay như tiếng hát ngàn trùng của Barbra Streisand. Một ca sĩ nay đã 70 tuổi mà thời gian chỉ làm nồng say thêm một giọng hát cao sang qúy phái. Một giọng hát nhẹ như sương ở những đỉnh cao vun vút mà trầm ấm lòng người ở vực sâu thang âm. Một ca sĩ có chiếc mủi không đẹp nhưng luôn hát những bài ca chọn lọc thật đẹp. Thật đẹp như Woman in Love mà chúng ta say đắm năm 80. Thật buồn như You Don't Bring Me flowers năm nào. Thật ngây dại như What Kind of Fool đầy kỷ niệm. Những kỷ niệm thật đẹp và buồn như chúng mình thuở đó, phải không em?.

NP Bảo Sinh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.