Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

05/03/201300:00:00(Xem: 6721)
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. Xin độc giả đừng xem đấy là chính sử, vì “Thiết nghĩ” chỉ là ý kiến riêng của tác giả. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần.)

NGUYỄN KHẮC HIẾU
(1889 - 1939)

Nguyễn Khắc Hiếu quê Sơn Tây, hiệu Tản Đà (ghép bởi núi Tản và sông Đà). Mặc dù ông có tiếng là văn hay chữ đẹp, từ lúc còn học trường Quy Thức, bài “Âu Á nhị châu hiện thế” của ông rất nổi tiếng, nhưng lại thi hỏng nhiều lần.

Ông yêu con gái ông tri huyện phủ Vĩnh Tường, nhưng mối tình này thất bại, sau đó ông lại thương da diết cô bán sách họ Đỗ ở phố Hàng Bồ. Cô yêu cầu ông cố gắng đỗ kỳ thi Hậu bổ, nhưng ông bị hỏng khi thi vấn đáp; ông hỏng thi Hương luôn. Cô gái có chồng khác, ông ray rức nhớ nhung:

“Quái lạ sao ta cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đăng đẳng suốt canh thâu
Bốn phương mây nước người đôi ngả
Hai gánh tương tư, một gánh sầu”

Năm 1913, ông ra làm báo, cộng tác Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1921, ông làm chủ bút báo Hữu Thanh bị thất bại, lập tiếp Tản Đà thư cục, rồi An Nam tạp chí, rồi lại bị đình bản. Tản Đà vào miền Nam, viết cho báo Thần Chung và Đông pháp thời báo, được một thời gian. Ông trở lại miền Bắc tái lập An Nam thời báo, nhưng cũng thất bại. Ông phải dịch thơ Đường cho báo Ngày Nay và dịch Liêu trai chí dị, chú thích truyện Kiều cho nhà xuất bản Tân Dân. Ông cũng là người yêu nước nồng nàn, thể hiện khi quốc gia bị tang tóc qua bài: “Vịnh bức dư đồ rách”:

“Biết bao lúc trước công vườn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi”

Trong suốt 25 năm, làm báo và làm thơ, ông để lại:

- Tiểu thuyết: Thề non nước. Giấc mộng lớn. Giấc mộng con...

- Luận thuyết: Tản Đà tùng văn, Tản Đà Xuân sắc...

- Dịch thuật: Liêu trai chí dị, Đại học, Đường thi...

*- Thiết nghĩ: Những nàng tiên nhớ nhung da diết trong lòng Tản Đà, cố đeo đuổi thì bị hụt hẫng, nhưng nàng thơ lại chung thuỷ với ông suốt đời. Sự sắt son của nàng thơ với Tản Đà, đã đưa danh tiếng ông lên rực rỡ, năng lực sáng tác càng ngày càng dồi dào. Ông là một cây bút phóng khoáng, phong phú về mọi lãnh vực văn chương. Văn thơ ông lãng mạn nếu không muốn nói là ngông nghênh, với tâm tình đặc biệt. Tản Đà là người hun đúc và thai nghén cho sự ra đời thơ mới trong nền văn học Việt Nam, ông đã dang tay kết hợp giữa nền văn học cổ điển với văn học hiện đại.

Trong lĩnh vực thi ca, dòng thơ của Tản Đà mượt mà, có màu sắc riêng, đã vượt thời gian và không gian. Thơ tự sáng tác của ông đặc sắc, thơ dịch của ông càng sát nghĩa bản chính, càng uyển chuyển nhẹ nhàng. Thơ dịch của ông, thường là các bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường; có thể là hay hơn các bản dịch khác, có những bài thơ dịch của ông còn hay hơn cả nguyên tác. Vì thơ dịch của ông sáng sủa, không bị gò bó, tâm hồn dịch giả có thể cũng rung cảm thật sự vào đó; nhà thơ Bùi Giáng trong cuốn “Đi vào cõi thơ”, đã thẳng thắn phát biểu về thơ dịch của Tản Đà là: “vô tiền khoáng hậu”.


Bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu (khoảng 704-754) thời nhà Đường. Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng, Hoàng Hạc Lâu được coi là một trong những bài thơ hay thời Đường.

Nguyên tác:

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Tản Đà dịch:

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!”

Thể thơ Đường luật của thi sĩ Tản Đà, chiếm tỷ lệ cao nhất (58%, 106 bài) trong đấy có nhiều bài thơ là tuyệt bút cho hậu thế. Thơ Đường luật là thể loại có tính quy phạm cao về niêm luật, đối, với số câu số chữ hạn chế, khó diễn đạt trọn vẹn, khó nói hết cảm xúc của thi nhân. Nhưng nhà thơ Tản Đà vẫn uyển chuyển dùng từ nhẹ nhàng, phóng khoáng, đã làm say mê người đọc, như bài thơ “Ghẹo người vu vơ”:

“Đầu ai sao tóc rối lung tung?
Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng?!”

Những từ: lung tung, chắc hẳn là những từ bình dị rất gần gũi với đời sống dân dã, dễ dàng thấm vào lòng người. Thơ Tản Đà có truyền cảm mạnh mẽ, khác với lối ước lệ, trừu tượng của thơ Đường trước đây, thơ ông đã gây cho người đọc đồng tình và vấn vương, xem câu thơ “Đề ảnh mỹ nhân” biểu lộ:

“Vẻ ngọc long lanh pha sắc nước
Nhị non ngào ngạt lộn hương giời”

Từ đấy, chúng ta thấy rằng: Qua văn thơ của Tản Đà, ông đã đóng góp rất to lớn cho nền thi ca Việt Nam.

Thơ trào lộng của Tản Đà, có phảng phất phong thể thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng thơ ông có vẻ tình tứ và nhẹ nhàng, không châm biếm, đả kích mạnh mẽ như Hồ Xuân Hương, bài thơ “Chơi chùa Hương Tích” của ông là một ví dụ:

“Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết nhắn nhe cho”

Có người cho rằng Tản Đà là người chỉ biết ăn chơi, hay đã lạc vào cõi mộng; lòng yêu nước của ông lại hững hơ. Nhưng một chiến sĩ cầm súng gươm xông xáo nơi chiến trận trừ giặc đáng phục, thì một văn thi sĩ chống giặc bằng ngòi bút có hoan hô không?! Bài thơ “Chơi trại hàng hoa”, Tản Đà đã u uất khi thấy đồng bào cơ cực bởi thực dân Pháp đô hộ:

“Ôi Lý Trần Lê đâu mất cả
Mà thấy hươu nai đủng đỉnh chơi?!”

Cảm bội: Tản Đà

Tình yêu dang dở, khó ung dung!
Vương vấn tương tư, dạ não nùng
Viết báo, làm thơ, danh tiếng khắp
“Dư đồ rách nát” nỗi niềm chung!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.