Hôm nay,  

Tết Nguyên Đán

07/02/201300:00:00(Xem: 6160)
(Lời tâm tình: Nay sắp đến Tết Nguyên Đán và tháng Giêng là tháng tết, nên “Trang Đất Việt” tạm ngưng các tỉnh thành VN, để đăng về: Tết Nguyên Đán, Văn thơ, Cổ tích và truyền kỳ...)

I- Tết Nguyên Đán

: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay gọi đơn giản là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết) đọc trệch ra mà thành tết. Nguyên là nguyên thuỷ, bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm. Tết năm mới của Việt Nam bắt đầu vào mùa xuân, trong không khí mát mẻ, cây cối, hoa cỏ tốt tươi, do đó năm mới sẽ hy vọng: Khoẻ khoắn, an lành và may mắn.

Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng hằng năm theo Âm lịch, tại nước Việt Nam và ở một số quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, nên ngày Tết Nguyên đán (đầu năm của Âm lịch), không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch, thường thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Tết Nguyên Đán đối với người Việt rất thiêng liêng, nên mọi người, mọi gia đình, đều chuẩn bị tết từ đầu tháng chạp (trước ngày tết một tháng), như: Tiền bạc, sửa sang nhà cửa, mua sắm rim mứt, quần áo mới để đón tết.

1- Tiễn đưa ông Táo: Ngày xưa ở Việt Nam (đến nay còn nhiều gia đình giữ tập tục này), người ta tin rằng Táo Quân (Táo là bếp, Quân là vua: Thần Bếp), cai quản việc bếp núc, vào cuối năm vào ngày 23 tháng chạp (ÂL). Táo về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế, báo cáo rành rẽ mọi việc của gia đình nơi thần Táo ở (nếu nhà bếp cấp quốc gia, thì Táo sẽ bẩm báo việc quốc gia). Chuyện kể về thần Táo (lúc còn nhỏ, tôi được nghe mẫu thân kể chuyện Thần táo, nay xin được thuật lại), thuở xa xưa có một nông dân cưới được một người vợ đẹp lắm, mỗi lần đi làm ruộng, ông mang bức hình của người vợ theo, để nơi bờ ruộng vừa làm vừa ngắm. Một hôm có một con quạ sà xuống gắp bức hình bay là đà, quạ bị người lính đi săn, bắn trúng chân, nên quạ thả bức hình để thoát thân.

Người hướng dẫn đoàn lính đi săn là một vị Đại vương. Đại vương ngắm nghía người trong bức hình duyên dáng mặn mà, nên truyền lính đi tìm bà đem về cung. Ông nài nỉ và bắt buộc bà làm vợ. Người nông dân xa vợ, rầu rĩ, nhớ nhung, không làm lụng được, nên bị đói rách, đi lang thang. Run rủi vào trúng nhà của người vợ cũ. Bà cho ông tiền bạc và ăn uống. Liền lúc đó, nghe tiếng lính đi săn đã về xôn xao ngoài ngõ. Hốt hoảng quá! Bà bảo người chồng cũ chui vào lò để trốn. Lính đem con nai vừa bắn được bỏ vào lò để thui. Bà quá hối hận, vì vô tình đã hại chết người chồng cũ. Nên bà nhảy vào lò lửa cùng chết chung, cho trọn tình nghĩa.

Đại vương sửng sốt, quá lưu luyến vợ nên cũng nhảy vào lò cùng chết chung. Ngọc Hoàng nghe bẩm báo sự việc, ngẫm nghĩ cả 3 người đã chết thật chan chứa tình nghĩa, nên phong cả 3 người là Thần Táo, do đó Táo Quân có hai ông một bà. Từ đấy người ta thờ Táo Quân với câu đối: “Hữu đức năng tư hoả. Vô tư khả đạt thiên”. Nghĩa là: Có tài săm soi lửa. Khả năng bẩm báo trời.

2- Gởi tết: Sắp đến ngày tết, con cháu các ngành thứ ở riêng, mang hoa qủa, bánh mức về nhà trưởng (nhà thờ ông bà) để nhà trưởng cúng tổ tiên.

3- Biếu tết: Biếu tết là trò tặng quà đến thầy, hay người ta tặng quà với nhau, giữa những người trong họ hàng, bạn bè, người làm cùng sở, để gây thêm tình thân mật.

4- Tảo mộ: Tảo mộ là sang sửa mồ mả tổ tiên, mồ mả người đã mất, vì tin rằng hồn người chết được hưởng tết vui vẻ, có nơi chờ đến tháng ba, tết Thanh minh mới tảo mộ.

5- Lễ Giao thừa: Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, giao thừa: “Cũ giao lại, mới đón lấy”. Trong lễ giao thừa, nơi các đình miếu cúng tế do làng trưởng hay vị tiên chỉ hoặc thủ từ làm chủ lễ. Tại tư gia do người gia trưởng sắp xếp việc cúng bái, vậy cúng ai? Theo Phan Kế Bính trong “Phong tục Việt Nam” viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới”. Như vậy có 12 vị Hành khiển, theo địa chi (Tý, Sửu... Hợi), mỗi năm một vị Hành khiển vâng mệnh Ngọc hoàng đến trần gian. Lễ giao thừa còn cúng bái cảm tạ Ông bà Tổ tiên, Thổ công và âm hồn đã phù hộ cho gia đình hay làng xóm suốt năm qua. Giờ giao tiếp giữa hai năm, cũ và mới gọi là “Lễ Trừ tịch”.

6- Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu sang năm mới. Cuối giờ Hợi (12 giờ đêm) ngày 30 tháng Chạp (tháng thiếu ngày 29) bước qua giờ Tý mùng một tháng Giêng năm sau. Lễ trừ tịch có ý là bỏ tất cả cái đã qua, những điều cũ, xấu của năm rồi, đón cái mới tốt đẹp năm tới, cũng có nghĩa là lễ trừ ma quỷ. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên cũng gọi là Lễ Giao thừa. Sau đó, người ta thường chọn hướng để xuất hành, mong gặp được điều may mắn suốt năm.

7- Cây nêu: Người Việt khi xưa tin tưởng rằng ngày tết ma quỉ thường quấy nhiễu, nên trước sân dựng cây nêu là cây tre có vòng tròn với lá phướn và rắc vôi trên mặt đất, bởi tin rằng ngày xưa Phật đã cấm ma quỉ đến nơi có các vật này. Cũng có thuyết cho rằng: Chử Đồng Tử tu tiên, được Tiên ông cho một cây trượng và một chiếc nón là bửu bối linh nghiệm, hình ảnh cây nêu (cây trượng) và vòng tròn (nón), có phải tổ tiên chúng ta muốn dùng hình ảnh bửu bối của Chử Đạo Tổ, để trừ tà và lấy hên hay không?!

8- Hái lộc: Khi đi xuất hành hay đi dự lễ giao thừa ở chùa, nhà thờ, đền, đình, nhân dịp bẻ một nhánh cây nhỏ, có lá sởn sơ; như cây đa, cây đề, cây si, gọi là cành lộc, đem về cắm ở bàn thờ, tin tưởng sẽ đem lại sự may mắn cho gia đình trong năm mới.


9- Vui tết:

Ngày tết Nguyên Đán thường là 7 ngày, từ ngày mùng một đến mùng bảy hạ nêu. Trong thời gian tết, nhiều nơi tổ chức hội hè, đình đám nhộn nhịp như: Bài chòi, bầu cua, lô tô. Nơi chùa, nhà thờ, ngoài đường người tấp nập, quần áo chỉnh tề. Gặp nhau chúc tết chân tình, lời lẽ nhỏ nhẹ lịch sự.

10- Mừng tuổi: Ngày xưa con cháu mừng tuổi là lạy Tổ tiên đã mất; lạy Ông bà còn sống, và được Ông bà cho tiền. Ngày nay người lớn bỏ tiền vào phong bì màu đỏ, cho con cháu hay trẻ em quen biết, để các em hoan hỷ đầu năm, tiền này gọi là tiền lì xì, hay tiền mở hàng đầu năm.

II- Tết miền Sơn cước (Tết đồng bào người Thượng):

1- Tết của người HMông: Người HMông sống ở vùng cao nguyên miền Bắc. Họ ăn tết vào thời gian khoảng sau tết Dương lịch vài hôm. Nhà cửa trang hoàng màu sắc rực rỡ, màu đỏ được người HMông ưa chọn hơn hết. Họ chuẩn bị một con heo mập mạp để ăn tết, ngoài ra còn có bánh bằng bột nếp. Vào đêm giao thừa, gia đình thường cử một người con trai đi “mở nước”, tức là đến sông, suối lấy nước về nhà để cúng.

2- Tết của người Dao: Người Dao sinh sống ở vùng núi miền Bắc, họ có Tết Nhảy (Nhiang chăm đao) rất độc đáo, được tổ chức trước tết Nguyên đán của người Kinh vài hôm. Mọi gia đình đều nghỉ làm việc để ăn tết, nhà cửa được trang hoàng sáng sủa, dán nhiều câu đối bằng chữ Hán vào cột hay trên các vách tường mừng xuân. Ngày tết, họ rất vui vẻ đi thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Họ đón tết nhảy, nhìn các thanh niên biểu diễn võ nghệ rộn ràng, thanh niên biểu diễn các điệu nhảy, điệu múa, trong đấy có múa kiếm, múa kiếm uyển chuyển trong tiếng trống, tiếng chiêng vang rền giục giã.

3- Tết của người Cơ Tu: Người Cơ Tu sinh sống ở miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam. Họ tổ chức ăn tết “Prơ giê răm”, nhà nhà trang hoàng đẹp đẽ; cung tên, giáo mác, chiêng, trống... được lau chùi cẩn thận. Tại nhà làng (nhà rông), sơn màu sắc rực rỡ, giữa sân trồng trụ đâm trâu. Dân trong buôn làng tề tựu nơi đây đông đảo nhảy múa, hát dân ca trong không khí tưng bừng. Trai gái trao đổi tâm tình và chơi xuân cả tháng.

4- Tết của người Xơ Đăng: Người Xơ Đăng sinh sống miền rừng núi Kon Tum, mỗi năm họ có 2 tết: Tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước được tổ chức linh đình hơn, vào khoảng tháng 3 Dương lịch. Khi mùa màng gặt hái xong, họ sửa sang các máng nước và chuẩn bị làm lễ “cúng máng”, cầu xin Thần nước ban cho năm mới bản làng yên ổn, dân làng sức khoẻ dồi dào, mùa màng tươi tốt. Họ đem choé, nồi đồng đến các máng nước lấy nước về nhà. Lễ “cúng máng nước”, được tổ chức rất lớn tại nhà rông, mời thầy cúng, cúng kiếng kỹ lưỡng. Sau đấy, họ ăn uống, ca hát, nhảy múa mấy ngày liền. Tết cũng là dịp trai gái trao đổi tâm tình.

III- Tết làng quê, tết thị thành.

1- Tết làng quê người Việt: Tết là mốc thời gian thay cũ đổi mới, nên ai ai cũng nao nức lẫn lộn lo lắng, để chuẩn bị tết. Những người đi làm lụng xa quê luôn nôn nao “về quê ăn tết”. Về quê ăn tết là dịp được gặp lại gia đình, họ hàng, làng xóm đã xa vắng mấy tháng hay mấy năm. Mọi người sửa sang nhà cửa, chuẩn bị rim mứt, không thể thiếu bánh chưng hoặc bánh tét vào ngày tết, còn lo muối một vại dưa hành cho đúng điệu:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

2- Chợ tết: Phong tục đón xuân đã trở thành truyền thống, nên chợ tết vào cuối tháng chạp hàng hoá rất dồi dào, người mua, kẻ bán luôn tấp nập, nói cười rộn rã, nên có câu “vui như chợ tết”. Khu bán hoa vào ngày cận tết, luôn đủ các loại hoa, màu sắc rực rỡ cả một góc trời.

3- Bàn thờ gia tiên: Kể từ rằm tháng chạp, bàn thờ bắt đầu sửa sang, lau chùi tỉ mỉ, đồ đồng nơi bàn thờ đem đánh bóng sáng loáng như mới. Chính giữa hương án là một bình hương để cắm hương. Hai cây đèn đối xứng nhau ở hai bên bình hương. Nhà nào có người làm quan văn thì có cờ, biển, chiêng, trống và có giá để bộ bát bửu (8 thứ quí): Túi thơ, quạt, bầu rượu...Nhà nào có người quan võ thì bày bộ “chấp kích” gồm 8 thứ: Phủ việt, dùi đồng, truỳ, đại côn...những thứ này bằng đồng hoặc bằng gỗ được sơn son thếp vàng.

4- Tết Hà Nội: Hà nội là đất ngàn năm văn vật, nên truyền thống ngày tết có nhiều phong tục đặc biệt. Kể từ đầu tháng chạp, đồng bào đã chuẩn bị tiền bạc để mua sắm tết, nhà cửa sửa sang, từng gia đình không quên vại dưa hành, hũ trứng muối và vài bì lạp xưởng. Ngày tết dù giàu hay nghèo đều có xôi gấc, vì gấc màu đỏ tươi nhìn sáng sủa, còn có hy vọng đem lại may mắn. Đĩa hạt dưa rang màu đỏ, ảnh hưởng từ miền Nam cũng không thể thiếu, nên sau năm 1955, hai miền Nam Bắc chia cắt, miền Bắc phải dùng hạt bí để thay thế.

Những loại cây, hoa được người Hà Nội ưa thích vào dịp tết là đào, quất, nếu gia đình khá giả thì thêm giò thuỷ tiên.

Chiều 30 tháng chạp, làm cỗ cúng tất niên, tiễn năm cũ và khấn mời Cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên đã khuất, về cùng ăn tết với con cháu. Ngày tết bàn thờ hương trầm khói nghi ngút, mọi người trong gia đình từ già đến trẻ đều ăn mặc chỉnh tề; con cháu tuần tự đến chúc mừng cha mẹ ông bà; kế đến người lớn lì xì (mừng tuổi) bằng phong bì đỏ, bên trong là tiền mới, để con cháu lấy hên. và người lớn cũng dặn dò con cháu ngoan, chăm chỉ học hành và siêng sắn làm việc.

Người Hà Nội thường dùng các loại trà có tiếng là thơm ngon: Chè ướp sen, chè Ninh Thái, chè Thiết Quan Âm... Món ăn Hà Nội thường được nấu nướng đúng cách, mùi vị thơm tho, cỗ bàn phải đủ lệ đủ món. Mâm cỗ tết thường có 4 bát, 6 đĩa. Khá giả hơn thì 8 bát, 8 đĩa. Bát thì có: Bát miến nấu lòng gà, bát bóng su hào nấu với thịt heo nạt... Đĩa thì có: Đĩa gà luộc, đĩa cá kho riềng, thịt bò kho khô...

(Còn tiếp)
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.